Gãy hở khung chậu là tổn thương nặng, tỷ lệ tử vong cao >20% [125], nguyên nhân do khó kiểm soát được chảy máu để điều trị sốc ở giai đoạn đầu và nhiễm khuẩn giai đoạn sau [50], [62], [82], [116]. Nguyên tắc điều trị tổn thương này theo Tile (1980, 2003) [146, 150], Smith (2007) [133] là phải xử trí vết thương, cắt lọc, cầm máu vùng vết thương. Giảm thiểu các nguồn tạo nguy cơ gây ô nhiễm vùng tổn thương: xử trí các tổn thương trực tràng, âm đạo, tổn thương tiết niệu… Chỉ định làm hậu môn nhân tạo đại tràng Sigma cho các tổn thương gãy hở vào trực tràng, các vết thương lớn vùng tầng sinh mơn. Cho BN dùng kháng sinh có phổ rộng đề phòng nhiễm khuẩn huyết. 23 trường hợp gãy hở khung chậu (24,5%), gãy hở nhóm II có 19 trường hợp và nhóm III gặp 04 trường hợp (ổ gãy hở thông vào trực tràng). Chúng tôi đã điều trị 23 trường hợp này theo một quy trình thống nhất. 04 trường hợp gãy hở nhóm III, được xử lý triệt để vết thương ở thành trực tràng và làm hậu môn nhân tạo ở đại tràng Sigma; 5 trường hợp gãy hở nhóm II có
tổn thương phần mềm lớn vùng tầng sinh môn, nguy cơ nhiễm khuẩn cao, chúng tơi cũng xử trí cắt lọc sạch vết thương, đặt khung CĐN khung chậu và làm hậu môn nhân tạo đại tràng Sigma.
Chúng tôi thống nhất với nhận định của các tác giả, Demetriades (2002) [49], Tile (2003) [150], Van Vugt (2006) [155], Vasiliadis (2006) [156], Nguyễn Vĩnh Thống (1998) [16] cho rằng, gãy hở khung chậu kèm theo vết thương phần mềm rộng vùng quanh khung chậu, đặc biệt là vùng tầng sinh môn là tổn thương nặng và phức tạp trong điều trị. Các BN này thường phải nằm viện lâu ngày và trải qua nhiều lần cắt lọc vết thương, ghép da che phủ các vùng khuyết da khi mô hạt đã lên tốt. Đặt khung CĐN sẽ thuận lợi cho việc thay băng chăm sóc vết thương hàng ngày hơn vì sau khi đặt khung có thể cho BN trở mình nằm nghiêng sang hai bên, nhấc đùi lên… mỗi khi thay băng mà không sợ BN đau đớn. Với gãy hở khung chậu cũng như gãy hở các xương khác nói chung thì phương pháp kết xương bằng CĐN là ưu việt nhất.