Bộ khung CĐN khung chậu của bệnh viện Chợ Rẫy

Một phần của tài liệu Luận án nghiên cứu điều trị gãy khung chậu không vững bằng khung cố định ngoài (Trang 56 - 59)

Dụng cụ khác để tiến hành làm kỹ thuật:

- Khoan tay, khoan điện và mũi khoan  = 3,5 mm. - Bộ dụng cụ phẫu thuật kết xương thông thường.

* Phương pháp vô cảm

- BN nằm ngửa trên bàn mổ phần thân người phía trên được cố định chắc chắn vào bàn mổ bởi các đai da.

- Vô cảm: tiền mê + mê toàn thân.

* Chiến thuật điều trị

- Nếu BN có sốc, phải điều trị sốc tích cực ngay khi vừa nhập viện. + Nếu sốc ổn định, tiến hành đặt CĐN cấp cứu trì hỗn.

+ Nếu sốc được điều trị tích cực nhưng vẫn khơng ổn định được, sau khi đã loại trừ chảy máu từ các cơ quan ngoài khung chậu (ổ bụng, lồng ngực..), chỉ định đặt CĐN khung chậu cấp cứu để chống sốc. Trường hợp này phải tiến hành thủ thuật khẩn trương, vừa hồi sức vừa thực hiện thủ thuật (vị trí xuyên cả hai đinh vào hai bên mào chậu – nhóm A).

- Phối hợp mổ cùng lúc, khi các chuyên khoa khác tiến hành phẫu thuật và tình trạng BN cho phép: CĐN khung chậu có thể tiến hành đặt đồng thời cùng lúc với các phẫu thuật sọ não, lồng ngực và tiến hành sau khi các phẫu thuật vùng bụng, tiết niệu đã kết thúc để tránh cản trở thao tác của phẫu thuật viên trên vùng mổ.

* Kỹ thuật nắn chỉnh và đặt cố định ngồi khung chậu

Sau khi vơ cảm, tiến hành vệ sinh vùng mổ bằng xà phịng vơ khuẩn, sát trùng vùng mổ bằng dung dịch Betadine và cồn 70o.

Bước 1: xuyên các đinh Schanz vào xương cánh chậu. BN nghiên cứu

được chia thành 2 nhóm:

Cách thứ nhất (Nhóm A): xuyên hai đinh Schanz vào mỗi bên mào

chậu. Kỹ thuật này thực hiện đơn giản, nhanh, nên thường được chỉ định: - Khi phải tiến hành thủ thuật cấp cứu trong tình trạng BN đang sốc, vừa phải chống sốc tích cực vừa đặt khung CĐN.

- Tiến hành thủ thuật kết hợp cùng các chuyên khoa khác, trong hồn cảnh tồn trạng BN nặng, khơng cho phép kéo dài cuộc mổ.

Nhóm BN này, trước hết phải ưu tiên cứu sống tính mạng, nên mục đích bất động khung chậu, ép bề mặt ổ gãy xương để cầm máu được đặt lên hàng đầu.

- Chỉ định cho nhóm BN có nguy cơ nhiễm khuẩn vùng mổ cao: gãy hở khung chậu, vết thương lớn vùng xung quanh khung chậu, có dẫn lưu bàng quang trên xương mu hoặc hậu môn nhân tạo…

Cách thứ hai (Nhóm B): cũng xuyên mỗi bên hai đinh Schanz, một đinh vào mào chậu và một đinh vào GCTD. Kỹ thuật xuyên đinh vào GCTD phức tạp hơn, thời gian làm thủ thuật lâu hơn nên thường chỉ định trong cấp cứu trì hỗn, khi tồn trạng BN ổn định, tiến hành phẫu thuật dưới gây mê toàn thân, nắn chỉnh hoàn thiện các di lệch của ổ gãy xương và đặt CĐN khung chậu.

Kỹ thuật xuyên đinh:

- Kỹ thuật xuyên nhóm A (hai đinh vào mào chậu)

+ Đinh thứ nhất, vị trí phía sau GCTT 1 - 2 cm, rạch da nhỏ 1 cm, tách phần mềm vào đến bờ xương mào chậu, xác định vị trí xuyên đinh. Xác định hướng xuyên đinh bằng cách dùng kim Kirschner để định hướng mũi khoan. Tại vị trí xuyên đinh đã xác định, lấy 1 kim Kirschner đầu tù xuyên sát bản ngoài xương cánh chậu, hướng kim chếch từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong. Khoan dẫn đường, dùng khoan điện hoặc khoan tay với mũi khoan  =3,5 mm, đường đi của mũi khoan phải nằm giữa hai bản (bản trong và bản ngoài) của xương cánh chậu và khoan theo đúng hướng kim Kirschner định hướng. Dùng khoan tay để bắt đinh Schanz  = 5mm theo lỗ vừa khoan dẫn đường.

+ Đinh thứ hai cũng xuyên vào mào chậu nhưng cách vị trí đinh thứ nhất về phía sau 4 - 5 cm, kỹ thuật giống như đinh thứ nhất.

- Kỹ thuật xuyên đinh nhóm B (mào chậu và GCTD)

+ Xuyên đinh thứ nhất vào mào chậu giống như kỹ thuật xuyên đinh thứ nhất vào mào chậu của nhóm A.

+ Xuyên đinh thứ 2 vào GCTD: xác định đường nối giữa GCTT và gai mu, điểm rạch da để xuyên đinh nằm ở điểm nối giữa 1/3 ngoài và 2/3 trong của

đường này. Rạch da khoảng 1 – 1,5 cm, tách phần mềm vào tới GCTD, xác định đúng vị trí GCTD. Đặt 1 kim Kirschner đầu tù định hướng (giống như xuyên đinh trên mào chậu), dùng dùi Troca vào đến GCTD, khoan lỗ dẫn đường bằng mũi khoan đường kính 3,5 mm, hướng khoan chếch từ dưới lên trên khoảng 300 so với trục vng góc với thân mình (tránh xun vào khớp háng), hướng mũi khoan theo kim Kirschner dẫn đường đi vào giữa hai bản trong và bản ngoài của xương cánh chậu; bắt đinh Schanz bằng khoan tay theo lỗ vừa khoan.

Một phần của tài liệu Luận án nghiên cứu điều trị gãy khung chậu không vững bằng khung cố định ngoài (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)