3.3.1. Lượng máu truyền
81/94 BN (86,2%) phải truyền máu, trường hợp truyền ít nhất là 1 đơn vị, nhiều nhất 33 đơn vị (4), trung bình 6,6 ± 3,1 đơn vị/ BN có truyền máu.
* Liên quan giữa lượng máu truyền với phân loại gãy khung chậu
Bảng 3.15. Liên quan lượng máu truyền và phân loại gãy (n=94).
Phân loại Truyền máu APC (1) LC (2) VS (3) CM (4) Số BN Không truyền 4 7 2 0 13 Có truyền 39 18 8 16 81 Cộng 43 25 10 16 94 Lượng máu truyền (đ.vị) 297 91 48 96 532 ± SD 6,9 ± 6,4 3,6 ± 3,3 4,8 ± 4,1 6,0 ± 3,9 6,6 ± 3,1 p p12 = 0,007; p13 = 0,33; p14 = 0,52; p23 = 0,03; p24 = 0,04; p34 = 0,46;
Nhận xét: trong số BN có truyền máu, lượng máu phải truyền ở loại gãy làm tăng thể tích chậu hông (APC, VS, CM) nhiều hơn loại gãy giảm thể tích chậu hơng (LC) có ý nghĩa thống kê với p<0,05; 16/16 trường hợp gãy loại CM đều phải truyền máu.
* Liên quan giữa lượng máu truyền với điểm ISS
Bảng 3.16. Liên quan giữa lượng máu truyền với điểm ISS (n = 94).
Điểm ISS Truyền máu 16 – 20 (1) 21 – 30 (2) 31 – 40 (3) 41 – 45 (4) Cộng Không truyền 9 4 0 0 13 Có truyền 16 46 13 6 81 Cộng 25 50 13 6 94 Lượng máu truyền (đ.vị) 48 267 112 105 532 ± SD (đ.vị) 3,0 ± 1,4 5,8 ± 3,2 8,6 ± 3,5 17,5 ± 9,6 6,6 ± 3,1 p p12< 0,001; p13< 0,001; p14< 0,001; p23= 0,0082; p24= 0,031; p34= 0,074; Nhận xét:
- Điểm ISS từ 16 – 20: có 16/25 BN phải truyền máu, số đơn vị máu truyền trung bình cho một BN có truyền máu là 3 đơn vị.
- Điểm ISS từ 21 – 30: có 46/50 BN phải truyền máu (92%), số đơn vị máu truyền trung bình cho một trường hợp có truyền máu là 5,8 đơn vị.
- Điểm ISS > 30: 100% số BN phải truyền máu.
Điểm ISS càng cao thì lượng máu truyền càng cần nhiều. Lượng máu truyền và điểm ISS tương quan thuận với nhau có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Biểu đồ 3.1. Liên quan giữa lượng máu truyền và điểm ISS
Nhận xét: sự tương quan giữa điểm số ISS và lượng máu cần truyền là tương quan thuận với phương trình tương quan:
Lượng máu truyền = (0,47 x điểm ISS) – 6,34.
Tương quan giữa lượng máu truyền và điểm ISS có mức độ trung bình với r = 0,644 và p < 0,01.
3.3.2. Thời điểm đặt khung cố định ngoài
Bảng 3.17. Thời gian đặt khung cố định ngoài từ sau chấn thương (n=94).
Thời gian (giờ) Số BN Tỷ lệ (%)
04 – 24 65 69,2
25 – 72 13 13,8
> 72 16 17,0
Cộng 94 100
Nhận xét: 65/94 trường hợp (69,2%) được nắn chỉnh đặt cố định ngoài khung chậu ngay trong 24 giờ đầu sau chấn thương; 78/94 trường hợp (83,0%) được thực hiện trong 3 ngày đầu sau chấn thương.
Thời gian từ khi chấn thương tới lúc đặt khung CĐN sớm nhất là 4 giờ và chậm nhất vào ngày thứ 15, trung bình 40,5 ± 6,1 giờ.
Bảng 3.18. Liên quan thời điểm đặt khung cố định ngoài và điểm ISS (n = 94)
Thời gian (giờ) Điểm ISS 0 – 24 25 – 72 > 72 Cộng 16 – 20 13 6 6 25 21 – 30 37 6 7 50 31 – 40 10 0 3 13 41 – 45 5 1 0 6 Cộng 65 (69,2%) 13 (13,8%) 16 (17,0%) 94
Nhận xét: nhóm BN có điểm ISS từ 16 - 20 được xử trí trong 24 giờ đầu 13/25 (52%); nhóm điểm ISS từ 21 – 30 xử trí trong 24h đầu có 37/50 chiếm 74%; điểm ISS > 30, có 15/19 trường hợp đặt khung trong 24 giờ đầu. Những bệnh nhân có điểm ISS càng cao thì càng được ưu tiên xử trí sớm.
3.3.3. Xử trí tổn thương kết hợp
* Điều trị sốc chấn thương
64/94 BN có sốc chấn thương (68,1%)
- 34 BN tình trạng sốc đã được điều trị ổn định ở tuyến trước. - 30 BN nhập viện trong tình trạng sốc
+ 14 BN được điều trị sốc ổn định trước khi tiến hành kỹ thuật
+ 16 BN chống sốc tích cực nhưng không hiệu quả, phải tiến hành vừa xử trí tổn thương vừa cấp cứu chống sốc:
. 06 BN phải mổ xử lý cầm máu từ vết thương gan và vỡ lách
. 10 BN đặt CĐN khung chậu cấp cứu để cầm máu, trong đó có 9 trường hợp huyết động ổn định sau khi đặt CĐN và 01 trường hợp gãy hở khung chậu, sau khi đặt CĐN và điều trị sốc tích cực nhưng không hiệu quả,
phải thắt 2 động mạch chậu trong bằng kỹ thuật nội soi, kết quả BN thoát sốc, ổn định (21).
* Xử trí chấn thương ngực
14 trường hợp có kết hợp chấn thương ngực, tất cả các trường hợp này đều có tràn máu màng phổi, phải xử lý đặt dẫn lưu màng phổi, phục hồi tình trạng hơ hấp ổn định trước khi tiến hành đặt CĐN khung chậu.
* Nhóm BN tổn thương bụng và tiết niệu-sinh dục
- Tổn thương các tạng trong ổ bụng
+ 6 trường hợp có vỡ gan và lách phải mổ cấp cứu xử trí tổn thương ngay trong tình trạng đang sốc.
+ 04 trường hợp có tổn thương trực tràng (gãy hở nhóm III) phải làm hậu mơn nhân tạo trên dịng đại tràng Sigma.
- Tổn thương tiết niệu sinh dục
+ Có 11 trường hợp tổn thương bàng quang: khâu phục hồi vết thương bàng quang, xử lý phúc mạc ô nhiễm, đặt dẫn lưu bàng quang trên xương mu; rút ống dẫn lưu theo quy trình sau khi BN đã thật sự ổn định.
+ 05 trường hợp có tổn thương niệu đạo: phải mở dẫn lưu bàng quang trên xương mu sau đó chun khoa tiết niệu tạo hình niệu đạo kỳ hai.
* Nhóm có gãy xương sai khớp khác
- Tổn thương gãy xương kín: cố định tạm thời để xử trí kỳ hai khi tình trạng tồn thân của BN ổn định.
- Gãy xương hở: cắt lọc vết thương, cố định tạm thời xương gãy ngay một thì hoặc xử trí xương gãy vào kỳ hai.
* Nhóm có vết thương phần mềm
- Có 29 trường hợp vết thương phần mềm vùng xung quanh khung chậu, trong đó:
+ 19/29 trường hợp có vết thương phần mềm và gãy hở khung chậu + 10 trường hợp vết thương phần mềm và gãy kín khung chậu. - Trong 23 trường hợp gãy hở khung chậu có:
+ Có 04 trường hợp thuộc loại gãy hở khung chậu nhóm 3 (ổ gãy thơng với trực tràng).
- Điều trị
+ Có 09 trường hợp phải làm hậu môn nhân tạo đại tràng Sigma, được chỉ định cho 4 trường hợp gãy hở nhóm 3 (gãy hở vào trực tràng) và 05 BN tổn thương phần mềm lớn vùng tầng sinh môn, ô nhiễm nặng, nguy cơ nhiễm khuẩn cao.
+ 24 trường hợp có vết thương phần mềm vùng xung quanh khung chậu được cắt lọc, che phủ, thay băng chăm sóc vết thương, ghép da kỳ hai, kết quả đều ổn định.