Theo Noordeen (1993) [101], Waikakul (1998) [160], chúng tôi thực hiện xuyên các đinh Schanz vào giữa hai bản xương cánh chậu theo hai cách:
* Cách thứ nhất (nhóm A): 25 trường hợp xuyên hai đinh Schanz vào mỗi
bên mào chậu. Kỹ thuật này thực hiện đơn giản, nhanh, nên thường chỉ định: - Khi phải tiến hành thủ thuật cấp cứu trong tình trạng BN đang sốc, vừa phải chống sốc tích cực vừa đặt khung CĐN.
- Tiến hành thủ thuật kết hợp cùng các chuyên khoa khác, trong hoàn cảnh toàn trạng BN nặng, khơng cho phép kéo dài cuộc mổ.
Đây là nhóm BN mà trước hết phải ưu tiên cứu sống tính mạng, do đó mục đích bất động khung chậu và tạo ra lực ép lên 2 mặt ổ gãy xương để cầm máu được đặt lên hàng đầu.
- Chỉ định cho những trường hợp có nguy cơ nhiễm khuẩn cao. Khi chọn mào chậu là vị trí xuyên đinh, đây là vị trí có thể sờ thấy ngay dưới da, dễ làm và không sợ tổn thương mạch máu, tổn thương tạng trong chậu hông [160]. Chúng tôi xác định vị trí xuyên đinh, định hướng xuyên đinh bằng kim Kirschner, sau đó khoan trước bằng mũi khoan ф=3,5mm qua thành xương mào chậu, sau đó dùng khoan tay để bắt các đinh có ren. Làm như vậy để bắt các đinh chính xác và chắc vào thành xương cánh chậu.
Làm thế nào để bắt các đinh nằm chính giữa 2 bản xương cánh chậu, không bị trượt sang bên là điều cần chú ý, vì nếu khoan trượt sang bên, phải khoan lại thì độ vững của đinh sẽ bị hạn chế. Thơng thường, sau khi rạch da, chúng tôi dùng ngay đầu đinh để thăm dò bề rộng của mào chậu trước và đặt đầu đinh Schanz ở chính giữa.
Khi lắp khung CĐN, thanh ngang phía trên nên để cách thành bụng từ 4 -5cm sẽ giúp BN có thể ngồi dễ dàng hơn và thuận lợi chăm sóc vết mổ bụng nếu có.
* Cách thứ hai (nhóm B): 69 trường hợp xuyên mỗi bên hai đinh Schanz, một đinh tại mào chậu và một đinh xuyên vào GCTD, kỹ thuật xuyên đinh vào GCTD phức tạp hơn, nhưng độ vững chắc trong cố định khung chậu sẽ tốt hơn nhóm A [114], cách xuyên đinh này thường chỉ định cấp cứu trì hỗn, điều kiện tồn trạng đã ổn định. Kỹ thuật xuyên đinh được thực hiện dưới vô cảm gây mê toàn thân, sau khi nắn chỉnh xong các di lệch ổ gãy xương và lắp khung CĐN.
Theo kinh nghiệm của Phạm Đăng Ninh, xác định vị trí xun đinh truớc, sau đó gây tê tại chỗ bằng Lidocain 0,5% có pha với 0,3mg Adrenalin vào vị trí này, như vậy, ngồi tác dụng giảm đau tại chỗ lâu hơn cịn có tác dụng cầm máu. Theo tác giả, khi chưa pha thêm 0,3mg Adrenalin vào thuốc tê để gây tê tại chỗ, lúc khoan và bắt các đinh Schanz vào mào chậu thường chảy máu nhiều, vì đây là vùng xương xốp, làm cho việc xác định rõ vị trí
khoan ở chính giữa mào chậu khó khăn hơn. Chúng tơi thấy đây là một kinh nghiệm có thể tham khảo và xem xét để ứng dụng ở cơ sở của mình [11].