Các thị trường nhập khẩu gạo chủ yếu của Indonesia

Một phần của tài liệu 2021.10.17 DU THAO DE AN CL PTTT XK GAO (Trang 46 - 50)

Bảng 1 .1 Sản xuất lúa gạo của Việt Nam giai đoạn 2017 6T/2021

Bảng 1. 12 Các thị trường nhập khẩu gạo chủ yếu của Indonesia

giai đoạn 2017-2020 Đơn vị tính: Nghìn USD; % 2017 2018 2019 2020 BQ 2017- 2020 Tổng KNNK 143.642 1.037.128 184.254 195.409 390.108,3 Tỷ trọng (%) 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 Thái Lan 60.287 386.534 38.561 76.302 140.421,0 Tỷ trọng (%) 41,97 37,27 20,93 39,05 36,00 Việt Nam 6.761 360.746 16.609 51.107 108.805,8 Tỷ trọng (%) 4,71 34,78 9,01 26,15 27,89 Pakistan 34.793 134.416 67.820 41.520 69.637,3 Tỷ trọng (%) 24,22 12,96 36,81 21,25 17,85

46 Myanmar 19.546 15.161 56.287 21.148 28.035,5 Tỷ trọng (%) 13,61 1,46 30,55 10,82 7,19 Ấn Độ 13.397 139.159 3.019 4.849 40.106,0 Tỷ trọng (%) 9,33 13,42 1,64 2,48 10,28 Trung Quốc 8.119 1.094 482 479 2.543,5 Tỷ trọng (%) 5,65 0,11 0,26 0,25 0,65

Nguồn: Số liệu của ITC, Trade map, download tháng 9/2021 và tính tốn của nhóm tác giả; * Sơ bộ

Đối thủ cạnh tranh của gạo Việt Nam trên thị trường Indonesia là Thái Lan (36,0%), Pakistan (17,85%), Ấn Độ (10,28%), Myanmar (7,19%), Pakistan (3,77%), Trung Quốc (0,65%)…

Gạo Việt Nam nhập khẩu vào Indonesia có thuận lợi cơ bản đó là gạo Việt Nam đã được người tiêu dùng Indonesia biết đến, chất lượng đã được khẳng định, có giá cả tương đối cạnh tranh khi ln nằm trong những nước xuất khẩu gạo nhiều nhất vào Indonesia, nhu cầu đối với gạo Việt Nam là luôn hiện hữu tại thị trường Indonesia. Bên cạnh đó, những khó khăn cơ bản đối với gạo xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường Indonesia đó là: (i) chính sách quản lý của Indonesia về mặt hàng này rất chặt chẽ thể hiện qua chính sách, cơ chế xuất nhập khẩu gạo (nêu trên) do mặt hàng rất nhạy cảm về mặt chính trị, ảnh hưởng tới đời sống dân sinh, ổn định xã hội; (ii) Indonesia cũng đang nỗ lực nâng cao năng lực sản xuất trong nước hướng đến tự chủ về lương thực, tận dụng lợi thế về điều kiện tự nhiên, đất đai, khí hậu, điều kiện canh tác để sản xuất gạo có chất lượng và có thương hiệu...; (iii) một số quốc gia trên thế giới như Myanmar, Campuchia, Pakistan đều nỗ lực gia tăng sản lượng, chất lượng gạo xuất khẩu, gia tăng sức cạnh tranh đối với gạo Việt Nam.

* Khu vực Trung Á, Nam Á và Tây Á

Nhu cầu về gạo của Pakistan, một số bang của Ấn Độ (Punjab, Haryana) là gạo basmati hạt siêu dài, có mùi thơm truyền thống của giống địa phương; Ấn Độ là gạo hạt dài, cơm rời hạt (gạo Indica); Sri Lanka là gạo hạt dài, cứng.

(1) Thị trường Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) là thị trường xuất khẩu gạo lớn thứ 13 của Viêt Nam giai đoạn 2017 - 2020, chiếm tỷ trọng 0,93% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của nước ta. Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang (UAE) có xu hướng gia tăng, từ 21,2 triệu USD (chiếm 0,80%) năm 2017 lên 25,0 triệu USD (chiếm 0,90%).

Chủng loại gạo Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang thị trường này là gạo Jasmine 5% tấm. Quy cách đóng bao 5kg có quai xách hoặc bao 50kg tùy theo nhà nhập khẩu. Tuy nhiên, gạo Việt Nam xuất khẩu thường được đóng gói dưới một số thương hiệu của quốc gia khác: Silver Swam, Premium Swam… (thương hiệu Philippines và bán tại thị trường Trung Đông; Prince hoặc Princess… (thương hiệu gạo Philippines và bán tại thị trường khu vực châu Phi).

47

UAE là quốc gia nằm ở khu vực Tây Á với địa hình chủ yếu là sa mạc, khí hậu nắng nóng quanh năm, khơng phù hợp trong lĩnh vực trồng trọt và chăn ni. Vì vậy, UAE chủ yếu phải nhập khẩu các mặt hàng nông sản, đặc biệt là mặt hàng gạo, để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước cũng như an ninh lương thực. Bên cạnh đó, UAE được biết tới là một trong những thị trường trung chuyển lớn nhất thế giới. Với vị trí địa lý thuận lợi, hệ thống logistics được trang bị rất tốt, chính sách cởi mở trong xuất nhập khẩu, đặc biệt là nổi tiếng với các khu tự do (Free Zones) nên 80% hàng hóa tới UAE là để tạm nhập, tái xuất đi nước thứ ba. Do đó, tiếp cận được thị trường UAE sẽ mở ra cơ hội cho hàng hóa xâm nhập vào thị trường rộng lớn Trung Đông, châu Phi và một phần châu Âu.

Nhập khẩu gạo của quốc gia này trong năm 2021 được dự báo tăng 20% so với năm 2020, lên mức gần 1,2 triệu tấn do Chính phủ tăng dự trữ lương thực cũng như tăng trong nhu cầu tiêu thụ khi UAE đón lượng khách du lịch và lao động quay trở lại sau đại dịch. Bên cạnh đó, một phần trong lượng gạo nhập khẩu này cũng sẽ được tái xuất sang nước thứ 3. Vì vậy, theo dự báo nhu cầu về nhập khẩu gạo của UAE trong thời gian tới sẽ tiếp tục tăng.

Loại gạo được tiêu thụ chính tại UAE là loại hạt dài Basmati, được nhập khẩu chính từ Ấn Độ (khoảng 70% trong tổng lượng gạo nhập khẩu). Loại gạo này được tiêu thụ chủ yếu cho người dân Nam Á (Ấn Độ, Bangladesh, Srilanka…). Gạo Jasmine được nhập khẩu chủ yếu từ Thái Lan, Philippines và Việt Nam. Một phần nhỏ được tiêu thụ là gạo Janopica.

UAE có các hệ thống chuỗi siêu thị rất rộng lớn, bao phủ khắp Tây Á, châu Phi cũng như một phần của châu Âu. Vì vậy, sản phẩm sẽ dễ được lan tỏa khắp khu vực và nhập khẩu với số lượng lớn, đều đặn. Lượng khách tiêu thụ luôn ổn định. Khâu thanh tốn được đảm bảo và an tồn. Các chuỗi siêu thị lớn tại UAE bao gồm Westzone, Al Maya, Choithrams, Lulu, Carrefour… Đây cũng là các nhà phân phối trực tiếp đưa hàng qua các đại lý của họ hoặc đối tác tại các nước khu vực Trung Đông và châu Phi khác khi hàng tới cảng UAE. Các chuỗi siêu thị này thường nhập số lượng lớn, trung bình một tháng có thế nhập tới 50 container 40 feet cho một đối tác tại Việt Nam (thường có nhiều đối tác để đảm bảo chất lượng cũng như cạnh tranh giá cả). Một số chuỗi siêu thị có văng phịng tại Việt Nam để thuận tiện mua hàng như Lulu, Choithrams…

Bên cạnh đó, UAE có các khu chợ hàng nông sản rất lớn tập trung rất đông các tiểu thương. Các chợ đầu mối này sẽ nhập khẩu rồi phân phối tới các nhà hàng cũng như cửa hàng tiện lợi nhỏ trong UAE. Một phần sẽ tái xuất sang các nước xung quanh như Oman, Quata… Tiêu chuẩn về chất lượng không thực sự khắt khe như hệ thống siêu thị

Việt Nam là thị trường nhập khẩu gạo lớn thứ ba của UAE, chiếm 4,04% tổng kim ngạch nhập khẩu gạo của nước này giai đoạn 2017 - 2020. Kim ngạch nhập khẩu gạo của UAE từ Việt Nam tăng trưởng bình quân 16,26%/năm. Thị phần gạo Việt Nam trên thị trường UAE tăng lên hàng năm, từ 2,55% năm 2017 tăng lên 7,32% năm 2020.

48

Bảng 1. 13. Các thị trường nhập khẩu gạo chủ yếu của Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất giai đoạn 2017 - 2020

Đơn vị tính: Nghìn USD; % 2017 2018 2019 2020* BQ 2017- 2020 Tổng KNNK 844.762 760.770 700.209 535.375 710.279,0 Tỷ trọng (%) 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 Ấn Độ 657.313 582.312 545.989 373.986 539.900,0 Tỷ trọng (%) 77,81 76,54 77,98 69,85 76,01 Pakistan 120.543 111.180 81.055 87.114 99.973,0 Tỷ trọng (%) 14,27 14,61 11,58 16,27 14,08 Việt Nam 21.520 23.289 30.741 39.193 28.685,8 Tỷ trọng (%) 2,55 3,06 4,39 7,32 4,04 Thái Lan 22.174 23.625 19.474 15.462 20.183,8 Tỷ trọng (%) 2,62 3,11 2,78 2,89 2,84 Hoa Kỳ 11.666 11.340 7.314 10.002 10.080,5 Tỷ trọng (%) 1,38 1,49 1,04 1,87 1,42 Úc 3.722 3.109 7.799 3.091 4.430,3 Tỷ trọng (%) 0,44 0,41 1,11 0,58 0,62 Italy 739 1.090 1.263 1.232 1.081,0 Tỷ trọng (%) 0,09 0,14 0,18 0,23 0,15

Nguồn: Số liệu của ITC, Trade map, download tháng 9/2021 và tính tốn của nhóm tác giả; * Sơ bộ

Đối thủ cạnh tranh của gạo Việt Nam trên thị trường UAE là Ấn Độ (76,01%), Pakistan (14,08%), Thái Lan (2,84%), Hoa Kỳ (1,42%)…

(2) Thị trường Ả-Rập Xê-út

Ả-rập Xê-út là nước có nền kinh tế lớn nhất trong khu vực vùng Vịnh, là thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam ở khu vực Tây Á. Ả-rập Xê-út là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Viêt Nam giai đoạn 2017 - 2020, chiếm tỷ trọng 25,22% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của nước ta.

Việt Nam xuất khẩu chính sang thị trường là gạo Jasmine phục vụ người châu Á và nhập cư, đối thủ canh tranh chính là Thái Lan. Ưu thế của Việt Nam về giá cả cạnh tranh hơn so với giá gạo cùng loại từ Thái Lan, tuy nhiên gạo Jasmine của ta tại thị trường chưa có thương hiệu riêng, chủ yếu xuất khẩu dưới tên của nhà nhập khẩu, nhà phân phối đặt hàng và họ luôn đề nghị doanh nghiệp xuất khẩu của ta đóng gói bao bì, mẫu mã theo quy cách theo thị hiếu và yêu cầu của họ.

Cơ chế, chính sách thuế hiện đang áp dụng với việc nhập khẩu gạo vào thị trường Ả-rập Xê-út là 0% (https://www.customs.gov.sa/en/customsTariffSearch), các doanh nghiệp chỉ phải trả chi phí cảng biển, logistics và chi phí thơng quan. Tuy nhiên người tiêu dùng phải chịu mức thuế VAT từ 5% lên 15% kể từ ngày 01/07/2020 do chính phủ áp thuế nhằm tăng nguồn thu ngân sách do giá dầu sụt giảm.

49

Về nhu cầu mỗi năm Ả-rập Xê-út cần khoảng 1,6 triệu tấn gạo trong đó khoảng 90% là gạo hạt dài, gạo basmati, gạo đồ và gạo xát trắng thơng thường; 10% cịn lại là gạo Jasmine và các loại ngũ cốc.

Việt Nam là thị trường nhập khẩu gạo lớn thứ 6 của Ả-rập Xê-út, chiếm 1,22% tổng kim ngạch nhập khẩu gạo của nước này giai đoạn 2017 - 2020. Thị phần gạo Việt Nam trên thị trường Ả-rập Xê-út có xu hướng gia tăng, từ 0,86% năm 2017 tăng lên 1,53% năm 2020.

Một phần của tài liệu 2021.10.17 DU THAO DE AN CL PTTT XK GAO (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)