Các thị trường nhập khẩu gạo chủ yếu của Malaysia

Một phần của tài liệu 2021.10.17 DU THAO DE AN CL PTTT XK GAO (Trang 45 - 46)

Bảng 1 .1 Sản xuất lúa gạo của Việt Nam giai đoạn 2017 6T/2021

Bảng 1. 11 Các thị trường nhập khẩu gạo chủ yếu của Malaysia

giai đoạn 2017 - 2020 Đơn vị tính: Nghìn USD; % 2017 2018 2019 2020* BQ2017-2020 Tổng KNNK 345.710 405.956 452.695 589.519 448.470,0 Tỷ trọng (%) 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 Việt Nam 139.908 105.783 200.715 247.755 173.540,3 Tỷ trọng (%) 40,47 26,06 44,34 42,03 38,70 Ấn Độ 34.239 32.598 54.872 162.159 70.967,0 Tỷ trọng (%) 9,90 8,03 12,12 27,51 15,82 Pakistan 22.142 16.044 29.928 64.207 33.080,3 Tỷ trọng (%) 6,40 3,95 6,61 10,89 7,38 Myanmar 62 6.113 16.674 40.654 15.875,8 Tỷ trọng (%) 0,02 1,51 3,68 6,90 3,54 Thái Lan 119.940 208.095 120.605 39.025 121.916,3 Tỷ trọng (%) 34,69 51,26 26,64 6,62 27,18 Campuchia 25.795 34.943 27.213 32.715 30.166,5 Tỷ trọng (%) 7,46 8,61 6,01 5,55 6,73

Nguồn: Số liệu của ITC, Trade map, download tháng 9/2021 và tính tốn của nhóm tác giả; * Sơ bộ

Đối thủ cạnh tranh của gạo Việt Nam trên thị trường Malaysia là Thái Lan (27,18), Ấn Độ (15,82%), Pakistan (7,38%), Myanmar (3,54%)…

Hiện nay, thị trường nhập khẩu gạo của Malaysia có sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các nước như Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan, Myanmar, Bangladesh… Để

45

thâm nhập và có chỗ đứng vững chắc ở thị trường Malaysia, các doanh nghiệp cần chú ý đến những chứng nhận, đạo luật và các yêu cầu khắt khe của thị trường này. Đầu tiên là chứng nhận Halal. Mặc dù đây là chứng nhận không bắt buộc, nhưng Malaysia là quốc gia mà người theo đạo Hồi giáo chiếm đa số, sản phẩm có chứng nhận Halal sẽ có nhiều cơ hội thâm nhập thị trường hơn. Bên cạnh đó, hoạt động nhập khẩu thực phẩm vào Malaysia cần tuân thủ Đạo luật thực phẩm của Malaysia năm 1983 và quy định về thực phẩm năm 1985 với các quy định về: tiêu chuẩn thực phẩm, vệ sinh thực phẩm và xuất, nhập khẩu thực phẩm, quảng cáo thực phẩm. Ngoài ra, cần phải tuân thủ yêu cầu về bao bì, đóng gói, dán nhãn hàng hóa…

(3) Thị trường Indonesia

Indonesia là thị trường xuất khẩu gạo lớn thứ 6 của Viêt Nam giai đoạn 2017 - 2020, chiếm tỷ trọng 4,17% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của nước ta. Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Indonesia có xu hướng gia tăng, từ 5,9 triệu USD (chiếm 0,22%) năm 2017 lên 49,9 triệu USD (chiếm 1,79%) năm 2020.

Chính sách quản lý điều hành và cơ chế xuất, nhập khẩu gạo hiện nay của Indonesia vẫn đang được thực hiện theo Quyết định số 01/2018 ngày 03/01/2018 của Bộ Thương mại nước này, theo đó: (i) Nhập khẩu thông thường (General Purpose) phục vụ tiêu dùng phải có Giấy phép Bộ Thương mại (Sau khi Bộ Thương mại tham vấn các Bộ liên quan); Giấy phép của Bộ Nông nghiệp (Thư khuyến nghị); (ii) Nhập khẩu theo thỏa thuận viện trợ, tài trợ (Grant) phải có Giấy phép Bộ Thương mại; Giấy phép của Bộ Nông nghiệp (Thư khuyến nghị); Thư khuyến nghị của Người đứng đầu cơ quan được chính phủ phân cơng xử lý, ứng phó các thảm họa thiên tai hoặc cơ quan thực hiện phân phối trợ cấp; (iii) Nhập khẩu theo mục đích khác phải có Giấy phép Bộ Thương mại.

Việt Nam là thị trường nhập khẩu gạo lớn thứ hai của Indonesia, chiếm 27,89% tổng kim ngạch nhập khẩu gạo của nước này giai đoạn 2017 - 2020. Thị phần gạo Việt Nam trên thị trường Indonesia có xu hướng gia tăng, từ 4,71% năm 2017 tăng lên 26,15% năm 2020.

Một phần của tài liệu 2021.10.17 DU THAO DE AN CL PTTT XK GAO (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)