Các thị trường nhập khẩu gạo chủ yếu của Quata

Một phần của tài liệu 2021.10.17 DU THAO DE AN CL PTTT XK GAO (Trang 57 - 61)

Bảng 1 .1 Sản xuất lúa gạo của Việt Nam giai đoạn 2017 6T/2021

Bảng 1.20 Các thị trường nhập khẩu gạo chủ yếu của Quata

gạo Việt Nam trên thị trường Qatar tăng lên hàng năm, từ 4,12% năm 2017 tăng lên 4,38% năm 2020.

Bảng 1.20. Các thị trường nhập khẩu gạo chủ yếu của Quata giai đoạn 2017-2020 giai đoạn 2017-2020 Đơn vị tính: Nghìn USD; % 2017 2018 2019 2020* BQ 2017- 2020 Tổng KNNK 182.181 155.483 161.836 170.124 167.406,0 Tỷ trọng (%) 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 Ấn Độ 145.657 126.059 129.723 143.177 136.154,0 Tỷ trọng (%) 79,95 81,08 80,16 84,16 81,33 Pakistan 17.675 13.305 14.766 9.283 13.757,3 Tỷ trọng (%) 9,70 8,56 9,12 5,46 8,22 Việt Nam 7.504 7.622 7.949 7.455 7.632,5 Tỷ trọng (%) 4,12 4,90 4,91 4,38 4,56 Hoa Kỳ 3.701 631 1.042 4.667 2.510,3 Tỷ trọng (%) 2,03 0,41 0,64 2,74 1,50 Thái Lan 4.117 3.362 2.575 2.708 3.190,5 Tỷ trọng (%) 2,26 2,16 1,59 1,59 1,91

Nguồn: Số liệu của ITC, Trade map, download tháng 9/2021 và tính tốn của nhóm tác giả; * Sơ bộ

Đối thủ cạnh tranh của gạo Việt Nam trên thị trường Qatar là Ấn Độ (81,33%), Pakistan (8,22%), Thái Lan (1,91%), Hoa Kỳ (1,50%)…

(3) Thị trường Kuwait

Kuwait là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Viêt Nam giai đoạn 2017 - 2020, chiếm tỷ trọng 0,08% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của nước ta. Kim

57

ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Kuwait có xu hướng gia tăng, từ 1,2 triệu USD (chiếm 0,04%) năm 2017 lên 2,6 triệu USD (chiếm 0,09%).

Kuwait nhập khẩu trung bình từ 200.000 đến 250.000 tấn gạo mỗi năm, về giá trị đạt khoảng 250-260 triệu USD. Trong đó, thị phần gạo của Ấn Độ chiếm 85%, gạo Pakistan và gạo Thái Lan đạt khoảng 5% mỗi nước, còn lại là gạo từ Ai Cập, Mỹ, Úc… Hiện nay, gạo Việt Nam đã từng bước thâm nhập vào Kuwait với số lượng rất nhỏ đạt kim ngạch hơn 1 triệu USD mỗi năm, chủ yếu để thăm dò thị trường.

Nhu cầu sử dụng gạo của người Kuwait ngày càng giảm, thường chỉ dùng gạo một bữa trong ngày, và chủ yếu sử dụng gạo basmati hạt dài, loại gạo mà ta chưa sản xuất được. Tập quán người dân dần thay đổi từ các bữa cơm gia đình chuyển sang mua các loại bánh và thức ăn nhanh làm sẵn, hoặc ăn uống tại các cửa hàng ăn nhanh nổi tiếng với các loại bánh chế biến từ bột mỳ hoặc các loại bột ngũ cốc khác.

Thuận lợi trong xuất khẩu gạo sang Kuwait: Quốc gia này không sản xuất

được gạo, Chính phủ Kuwait ln quan tâm tới vấn đề an ninh lương thực. Ở Kuwait, gạo là một trong những mặt hàng mà người có quốc tịch Kuwait được hưởng trợ cấp của Chính phủ. Việc nhập khẩu gạo vào các nước này nhằm hai mục đích chính: một là để dự trữ, đảm bảo an ninh lương thực qua kênh nhà nước. Hai là để mục đích thương mại, tiêu dùng. Thuế đối với gạo là 0%.

Khó khăn trong xuất khẩu gạo sang Kuwait: Kuwait nhập khẩu gạo

basmati là chủ yếu, gạo đồ, gạo trắng chất lượng cao chiếm một phần nhỏ. Ấn Độ và Pakistan có lợi thế hơn Việt Nam bởi khoảng cách gần, loại gạo của 2 quốc gia này được sử dụng quen thuộc (gạo basmati), hơn nữa các doanh nhân ở Trung Đông quen làm ăn với bạn hàng Ấn Độ, Pakistan do có phong tục và văn hóa gần gũi. Ngồi hai nước này, Thái Lan cũng xuất khẩu nhiều gạo chất lượng cao và gạo đồ vào khu vực Trung Đơng nói chung và Kuwait nói riêng.

Thêm vào đó, người nhập cư tại Kuwait chủ yếu đến từ Ấn Độ, Pakistan và các nước Trung Đơng Hồi giáo lân cận, họ cũng có chung thói quen sử dụng gạo basmati là chủ yếu. Số người Nam Á và Trung Đông nhập cư ở đây chiếm phần lớn dân số (khoảng 2,5 triệu người). Chỉ có một số ít người Phi-líp-pin, Trung Quốc, Thái Lan… và một nước Châu Á khác chiếm khoảng trên 500 ngàn người (trong tổng dân số hơn 4 triệu người tại Kuwait) sử dụng các loại gạo của ta sản xuất được.

đ) Châu Âu

Châu Âu là khu vực thị trường xuất khẩu gạo chiếm tỷ trọng nhỏ nhất của Việt Nam, với 2,69% tổng khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2017 - 2020. Lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực thị trường châu Âu tăng từ 32,9 triệu tấn (chiếm tỷ trọng 1,25%) năm 2017 lên 40,6 triệu tấn (1,3%) năm 2020. Châu Âu có yêu cầu khắt khe về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm… nên gạo Việt Nam vẫn rất khó thâm nhập vào khu vực thị trường này. Thị phần tại khu vực thị trường châu Âu vẫn còn rất nhỏ (khoảng 1%).

58

Thị hiếu tiêu thụ gạo của châu Âu: Gạo dinh dưỡng chất lượng cao, gạo thơm, gạo đồ.

* Thị trường EU

Cơ chế, chính sách đối với nhập khẩu gạo của EU:

Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 1/8/2020, trong đó cam kết đối với mặt hàng gạo: EU dành riêng cho Việt Nam tổng hạn ngạch 80.000 tấn, với thuế trong hạn ngạch là 0%; Xóa bỏ hồn tồn thuế nhập khẩu đối với gạo tấm sau 5 năm; Sản phẩm từ gạo: xóa bỏ thuế trong 3-5 năm. Hiện nay, thuế ngoài hạn ngạch áp lên gạo Việt Nam là 175 Euro/tấn với gạo xay xát, 65 Euro/tấn với gạo tấm và 211 Euro/tấn với thóc.

Các lơ hàng gạo đáp ứng quy định hạn ngạch này cần đi kèm giấy chứng nhận đúng chủng loại được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam nêu rõ gạo thuộc một trong các loại gạo được nêu trên.

Về cơ chế hạn ngạch thuế quan (TRQ) đối với mặt hàng gạo trong Hiệp định EVFTA đầu mối phía EU là đơn vị G.4 (Cây trồng và dầu ô liu) thuộc Tổng cục Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Arable Cops and Olive Oil, DG Agriculture and Rural Development).

Các lô hàng gạo thơm khi xuất khẩu vào thị trường EU nói chung và Thụy Điển nói riêng phải tuân thủ theo quy định thực thi của EU về việc mở và tiếp nhận TRQ nhập khẩu cho gạo có xuất xứ từ Việt Nam. Doanh nghiệp sẽ cần xin cấp giấy phép nhập khẩu tại cơ quan có thẩm quyền của nước thành viên và phải nộp số tiền bảo đảm là 30 Euro/tấn tại thời điểm nộp đơn xin cấp giấy phép.

Trong trường hợp số lượng đăng ký vượt quá số lượng có sẵn theo TRQ cho giai đoạn, EU sẽ cố định một hệ số phân bổ.

Việc mở và tiếp nhận TRQ đối với gạo có xuất xứ từ Việt Nam được qui định tại Quy định thực thi (EU) 2020/991.

Các lô hàng gạo thơm thuộc diện TRQ khi xuất khẩu vào thị trường EU, để được hưởng thuế suất 0% theo hạn ngạch, phải có giấy chứng nhận đúng chủng loại (authenticity certificate) được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam nêu rõ gạo thuộc một trong các chủng loại gạo được hưởng ưu đãi theo TRQ của Hiệp định.

Gạo nhập khẩu vào EU theo cơ chế TRQ sẽ được phân bổ theo cơ chế “doanh nghiệp đăng ký trước thì được cấp hạn ngạch trước” (first-come, first- served), dựa vào ngày mà đơn xin cấp phép nhập khẩu được cơ quan hải quan của EU chấp thuận.

Qui tắc xuất xứ đối với gạo và các sản phẩm gạo trong EVFTA: Để được hưởng các ưu đãi thuế quan theo EVFTA gạo phải có xuất xứ thuần túy; Nguyên liệu là gạo dùng trong sản xuất thực phẩm phải có xuất xứ thuần túy; Các chế phẩm từ gạo: không tái sản xuất lại từ các sản phẩm khơng xuất xứ trong cùng

59

nhóm với sản phẩm đầu ra, và tổng trọng lượng nguyên liệu gạo ≤ 20% trọng lượng sản phẩm.

(1) Thị trường Italia

Italia là thị trường xuất khẩu gạo lớn thứ 25 của Viêt Nam giai đoạn 2017 - 2020, chiếm tỷ trọng 0,12% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của nước ta. Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Italia tăng lên hàng năm, từ 0,5 triệu USD (chiếm 0,02%) năm 2017 lên 5,6 triệu USD (chiếm 0,20%).

Italia nền kinh tế lớn thứ 3 châu Âu (sau Anh và Đức), hiện nhu cầu tiêu dùng tại Italia đang co xu hướng tăng. Italia cũng là quốc gia đứng vị trí thứ 9 thế giới về xuất khẩu và thứ 13 thế giới về nhập khẩu. Đặc biệt, Italia có nhu cầu nhập khẩu rất lớn về nông - thủy sản, không chỉ để đáp ứng tiêu dùng nội địa, mà còn của hàng chục triệu khách du lịch tới đây hàng năm.

Italia là thành viên của EU nên cơ chế, chính sách đối với nhập khẩu gạo của Italia hồn tồn theo cơ chế, chính sách của EU.

Italia là nước sản xuất gạo lớn nhất châu Âu vừa đáp ứng nhu cầu nội địa vừa xuất khẩu, nhưng nước này vẫn nhập khẩu 210,4 nghìn tấn gạo/năm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng và chế biến thực phẩm.

Việt Nam là thị trường nhập khẩu gạo lớn thứ 15 của Italia, chiếm 1,79% tổng kim ngạch nhập khẩu gạo của nước này giai đoạn 2017 - 2020. Thị phần gạo Việt Nam trên thị trường Italia tăng lên hàng năm, từ 0,10% năm 2017 tăng lên 3,53% năm 2020.

Bảng 1.21. Các thị trường nhập khẩu gạo chủ yếu của Italia giai đoạn 2017-2020

Đơn vị tính: Nghìn USD; % 2017 2018 2019 2020* BQ 2017-2020 Tổng KNNK 166.001 156.037 171.208 187.816 170.265,5 Tỷ trọng (%) 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 Pakistan 21.629 49.292 62.824 70.497 51.060,5 Tỷ trọng (%) 13,03 31,59 36,69 37,54 29,99 Thái Lan 16.145 19.118 20.669 29.730 21.415,5 Tỷ trọng (%) 9,73 12,25 12,07 15,83 12,58 Ấn Độ 56.071 17.451 17.848 22.577 28.486,8 Tỷ trọng (%) 33,78 11,18 10,42 12,02 16,73 Hà Lan 3.437 5.824 3.530 6.781 4.893,0 Tỷ trọng (%) 2,07 3,73 2,06 3,61 2,87 Việt Nam 169 216 5.137 6.638 3.040,0 Tỷ trọng (%) 0,10 0,14 3,00 3,53 1,79 Campuchia 9.634 11.906 6.616 6.530 8.671,5 Tỷ trọng (%) 5,80 7,63 3,86 3,48 5,09 Guyana 15.522 7.862 13.287 6.512 10.795,8 Tỷ trọng (%) 9,35 5,04 7,76 3,47 6,34 Romania 6.397 6.757 7.550 6.325 6.757,3 Tỷ trọng (%) 3,85 4,33 4,41 3,37 3,97

60

Pháp 9.321 8.783 6.957 4.759 7.455,0

Tỷ trọng (%) 5,62 5,63 4,06 2,53 4,38

Hy Lạp 3.556 5.873 4.004 4.087 4.380,0

Tỷ trọng (%) 2,14 3,76 2,34 2,18 2,57

Nguồn: Số liệu của ITC. Trade map. download tháng 9/2021 và tính tốn của nhóm tác giả; * Sơ bộ

Đối thủ cạnh tranh của gạo Việt Nam trên thị trường Italia là Pakistan (29,99%), Ấn Độ (16,73%), Thái Lan (12,58%), Guyana (6,34%), Campuchia (5,09%), Pháp (4,38%), Hy Lạp (2.57%)…

(2) Thị trường Đức

Đức là thị trường xuất khẩu gạo lớn thứ 26 của Viêt Nam giai đoạn 2017 - 2020, chiếm tỷ trọng 0,11% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của nước ta. Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Đức tăng nhanh hàng năm, từ 0,7 triệu USD (chiếm 0,03%) năm 2017 lên 5,3 triệu USD (chiếm 0,19%).

Đức là thành viên của EU, nên cơ chế, chính sách đối với nhập khẩu gạo của Đức hồn tồn theo cơ chế, chính sách của EU. Đức nhập khẩu bình quân 440,9 nghìn tấn gạo/năm giai đoạn 2017 - 2020.

Việt Nam là thị trường nhập khẩu gạo lớn thứ 15 của Đức, chiếm 0,69% tổng kim ngạch nhập khẩu gạo của nước này giai đoạn 2017 - 2020. Thị phần gạo Việt Nam trên thị trường Đức tăng lên hàng năm, từ 0,29% năm 2017 tăng lên 1,21% năm 2020.

Một phần của tài liệu 2021.10.17 DU THAO DE AN CL PTTT XK GAO (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)