Các thị trường nhập khẩu gạo chủ yếu của Đức

Một phần của tài liệu 2021.10.17 DU THAO DE AN CL PTTT XK GAO (Trang 61 - 66)

Bảng 1 .1 Sản xuất lúa gạo của Việt Nam giai đoạn 2017 6T/2021

Bảng 1.22 Các thị trường nhập khẩu gạo chủ yếu của Đức

Đơn vị tính: Nghìn USD; % 2017 2018 2019 2020* BQ 2017- 2020 Tổng KNNK 358.105 388.870 389.553 462.894 399.855,5 Tỷ trọng (%) 100.00 100.00 100.00 100.00 100,00 Italia 101.195 113.515 112.775 140.142 116.906,8 Tỷ trọng (%) 28.26 29.19 28.95 30.28 29,24 Bỉ 53.053 57.291 58.238 81.874 62.614,0 Tỷ trọng (%) 14.81 14.73 14.95 17.69 15,66 Hà Lan 48.360 53.060 53.341 57.151 52.978,0 Tỷ trọng (%) 13.50 13.64 13.69 12.35 13,25 Ấn Độ 36.132 24.755 32.052 39.377 33.079,0 Tỷ trọng (%) 10.09 6.37 8.23 8.51 8,27 Pakistan 12.171 15.486 21.328 22.927 17.978,0 Tỷ trọng (%) 3.40 3.98 5.47 4.95 4,50 Thái Lan 20.722 19.217 25.222 21.924 21.771,3 Tỷ trọng (%) 5,79 4,94 6,47 4,74 5,44

Tây Ban Nha 6.012 9.722 8.172 14.541 9.611,8

Tỷ trọng (%) 1,68 2,50 2,10 3,14 2,40

61 Tỷ trọng (%) 8,69 6,48 4,29 3,07 5,46 Myanmar 11.675 22.762 13.485 12.381 15.075,8 Tỷ trọng (%) 3,26 5,85 3,46 2,67 3,77 Hoa Kỳ 7.536 9.108 7.009 9.422 8.268,8 Tỷ trọng (%) 2,10 2,34 1,80 2,04 2,07 Pháp 8.271 6.013 7.142 8.824 7.562,5 Tỷ trọng (%) 2,31 1,55 1,83 1,91 1,89 Uruguay 6.175 6.349 6.712 7.692 6.732,0 Tỷ trọng (%) 1,72 1,63 1,72 1,66 1,68 Guyana 3.132 3.600 4.569 6.055 4.339,0 Tỷ trọng (%) 0,87 0,93 1,17 1,31 1,09 Việt Nam 1.049 1.973 2.414 5.591 2.756,8 Tỷ trọng (%) 0,29 0,51 0,62 1,21 0,69 Ba Lan 1.334 2.393 4.065 4.380 3.043,0 Tỷ trọng (%) 0,37 0,62 1,04 0,95 0,76

Nguồn: Số liệu của ITC, Trade map, download tháng 9/2021 và tính tốn của nhóm tác giả; * Sơ bộ

Đối thủ cạnh tranh của gạo Việt Nam trên thị trường Đức là Italia (29,24%), Bỉ (15,66%), Hà Lan (13,25%), Ấn Độ (8,27%), Campuchia (5,46%), Thái Lan (5,44%), Pakistan (4,50%), Myanmar (3,77%)…

(3) Thị trường Thụy Điển

Thụy Điển không phải là nước xuất khẩu gạo, là thành viên EU, Cơ chế, chính sách đối với nhập khẩu gạo của Thụy Điển hồn tồn theo cơ chế, chính sách của EU.

Thụy Điển nhập khẩu gạo khơng nhiều nhưng là thị trường có mức tăng trưởng ổn định trong 5 năm qua. Tuy mức tăng trưởng về lượng nhập khẩu chỉ tăng 3%/năm, nhưng mức tăng trưởng về trị giá nhập khẩu tăng trung bình 10%/năm, chứng tỏ lượng không tăng nhiều nhưng giá gạo tăng.

Về thị hiếu tiêu dùng, gạo không phải là lương thực truyền thống của người Thụy Điển. Nếu dùng gạo, người Thụy Điển ưa chuộng loại gạo dài, khơng dính như gạo basmati vì họ quan niệm gạo dài có vị béo ngậy hơn gạo dính. Gạo trung bình và gạo ngắn chủ yếu nhập khẩu để phục vụ cộng đồng người Á châu.

Hiện nay, Việt Nam chỉ mới xuất khẩu gạo xay xát sang Thụy Điển. Trước năm 2019, Thụy Điển hầu như không nhập khẩu gạo Việt Nam. Từ năm 2019, với việc vận động, xúc tiến thương mại mặt hàng gạo của Thương vụ để chuẩn bị đón đầu Hiệp định EVFTA, kim ngạch nhập khẩu gạo của Thụy Điển từ Việt Nam đã có bước tăng trưởng đáng kể, từ vài chục đến hơn 100.000 USD đã lên đến hơn 1 triệu USD năm 2019 và 1,7 triệu USD năm 2020.

(4) Thị trường Áo

Thị trường gạo của Áo tương đối nhỏ, với quy mô khoảng 100 triệu USD/năm. Mỗi người Áo tiêu thụ trung bình 3 kg gạo/năm. Tương tự, thị trường

62

gạo của Slovenia cũng nhỏ, với quy mô khoảng 11 triệu USD/năm. Mỗi người Slovenia tiêu thụ trung bình 2,4 kg gạo/năm. Người tiêu dùng chủ yếu tiêu thụ gạo đồ. Do quy mô thị trường nhỏ, các công ty Áo chủ yếu nhập khẩu gạo từ các kênh phân phối, đầu mối của Italia, Đức, Bỉ và Hà Lan.

Kim ngạch xuất khẩu gạo từ Việt Nam sang Áo nhỏ. Kim ngạch xuất khẩu hàng năm không quá 35.000 USD. Các đối thủ cạnh tranh chính gồm: Italia (thị phần 34%), Đức (13%), Bỉ (12%), Ấn Độ (11%), Hà Lan và Thái Lan (5%).

Theo khảo sát của Thương vụ, gạo thương hiệu Việt Nam chủ yếu được bán tại các cửa hàng châu Á ở nước sở tại. Đáng chú ý nhiều loại gạo thương hiệu Thái Lan sử dụng cả tiếng Việt trên bao bì nhằm thu hút khách hàng gốc Việt. Điều này dễ gây nhầm lẫn xuất xứ đối với người mua cũng như ảnh hướng tới doanh số của gạo có xuất xứ Việt Nam. Cịn tại các chuỗi siêu thị tại nước sở tại, thỉnh thoảng có thể gặp loại gạo với thương hiệu sản phẩm của siêu thị, nhưng trên bao bì lại ghi xuất xứ Việt Nam. Điều này xảy ra do việc duy trì một thương hiệu trên kệ siêu thị đòi hỏi doanh số bán ổn định trong thời gian dài, thường xuyên đầu tư cho marketing và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của chuỗi siêu thị.

(5) Thị trường Hungary

Chính sách nhập khẩu gạo tại thị trường Hungary khơng có khác biệt đáng kể so với chính sách chung của EU. Doanh nghiệp có thể tự do nhập khẩu gạo vào thị trường này. Với lợi thế về EVFTA, xu hướng tăng trưởng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Hungary đang diễn ra tốt.

Nhu cầu nhập khẩu gạo của Hungary hàng năm khoảng trên dưới 50 ngàn tấn, giá trị đạt khoảng từ 30 - 38 triệu USD. Chủ yếu nhập từ các nước trong EU, trong đó Italy chiếm thị phần cao nhất 34%, tiếp đến là Slovakia 18%, Đức, 11,7%, Séc, 2,9%, Campuchia 2,2%, Thái Lan 0,4%.

Đối với thị trường Hungary, bên cạch các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như hàng điện tử và linh kiện, dụng cụ phụ tùng (khung xe đạp)...thì mặt hàng gạo chiếm kim ngạch xuất khẩu rất nhỏ (chủ yếu gạo xay hạt dài), chiếm thị phần 0,5%. Số liệu của Cơ quan Thống kê Hungary cho thấy, so cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu trực tiếp gạo của Việt Nam sang Hungary năm 2020 đạt 197.878 USD (275 tấn), tăng 135,3%.

Nguyên nhân kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Hungary thấp chủ yếu do nhu cầu thị trường và thói quen tiêu dùng của người Hungary. Người Hungary ăn gạo không nhiều, các loại gạo phù hợp với họ là loại hạt to, nở, bở (loại gạo của Ý). Gạo Việt Nam chủ yếu phục vụ cho cộng đồng người Việt tại Hungary, trong khi đó số lượng người Việt tại Hungary không nhiều (khoảng 5.000 người). Mặt khác, do nhu cầu ít và vận chuyển khơng thuận lợi, giá cước vận tải bằng container tăng quá cao (gấp 3 - 4 lần), quy mô kinh doanh nhỏ, thuế VAT tại Hungary cao nên một số doanh nghiệp, cửa hàng thực phẩm (chủ yếu là

63

người Việt) nhập gạo Việt Nam gián tiếp từ một số nước trong EU như Đức, Séc...

* Thị trường Đông Âu (1) Thị trường Nga

Nga là thị trường xuất khẩu gạo lớn thứ 27 của Viêt Nam giai đoạn 2017 - 2020, chiếm tỷ trọng 0,25% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của nước ta. Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Nga có xu hướng giảm, từ 8,8 triệu USD (chiếm 0,33%) năm 2017 giảm xuống 3,8 triệu USD (chiếm 0,14%).

Nga là thị trường mở, khơng khó tính nên việc thâm nhập thị trường dễ vấp phải sự cạnh tranh gay gắt với các quốc gia khác có lợi thế tương tự về chủng loại hàng hóa, nhưng có giá trị và thương hiệu nổi trội. Nga có nhập khẩu gạo, nhưng lượng gạo nhập khẩu khơng nhiều. Nga nhập khẩu bình quân 230,4 nghìn tấn gạo/năm giai đoạn 2017 - 2020.

Việt Nam là thị trường nhập khẩu gạo lớn thứ 4 của Nga, chiếm 7,15% tổng kim ngạch nhập khẩu gạo của nước này giai đoạn 2017 - 2020. Thị phần gạo Việt Nam trên thị trường Nga có xu hướng giảm, từ 10,03% năm 2017 xuống còn 4,20% năm 2020.

Bảng 1. 23. Các thị trường nhập khẩu gạo chủ yếu của Nga giai đoạn 2017-2020

Đơn vị tính: Nghìn USD; % 2017 2018 2019 2020* BQ 2017-2020 Tổng KNNK 97.383 102.370 109.232 102.452 102.859,3 Tỷ trọng (%) 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 Ấn Độ 26.818 32.497 41.325 60.604 40.311,0 Tỷ trọng (%) 27,54 31,74 37,83 59,15 39.19 Thái Lan 22.440 23.913 18.932 12.687 19.493,0 Tỷ trọng (%) 23,04 23,36 17,33 12,38 18.95 Kazakhstan 7.281 6.410 4.997 9.656 7.086,0 Tỷ trọng (%) 7,48 6,26 4,57 9,42 6.89 Việt Nam 9.766 4.874 10.459 4.305 7.351,0 Tỷ trọng (%) 10,03 4,76 9,58 4,20 7.15 Myanmar 10.828 6.335 9.482 4.181 7.706,5 Tỷ trọng (%) 11,12 6,19 8,68 4,08 7.49 Campuchia 2.681 2.839 2.521 3.723 2.941,0 Tỷ trọng (%) 2,75 2,77 2,31 3,63 2,86 Trung Quốc 2.107 2.560 4.893 3.130 3.172,5 Tỷ trọng (%) 2,16 2,50 4,48 3,06 3,08

Nguồn: Số liệu của ITC, Trade map, download tháng 9/2021 và tính tốn của nhóm tác giả; * Sơ bộ

Đối thủ cạnh tranh của gạo Việt Nam trên thị trường nga là Ấn Độ (39,19%), Thái Lan (18,95%), Myanmar (7,49%), Kazakhstan (6,89%)…

64

Châu Đại Dương là khu vực thị trường xuất khẩu gạo lớn thứ 5 của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 3,18% tổng khối lượng gạo xuất khẩu giai đoạn 2017 - 2020. Lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực châu Đại Dương giảm từ 130,9 triệu tấn (chiếm tỷ trọng 4,97%) năm 2017 xuống 104,8 triệu tấn (3,36%) năm 2020.

Thị hiếu tiêu thụ gạo của châu Đại Dương: Gạo phẩm cấp cao, hạt dài. (1) Thị trường Úc

Úc là thị trường xuất khẩu gạo lớn thứ 17 của Viêt Nam giai đoạn 2017 - 2020, chiếm tỷ trọng 0,41% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của nước ta. Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Úc tăng lên hàng năm, từ 6,2 triệu USD (chiếm 0,23%) năm 2017 lên 18,7 triệu USD (chiếm 0,67%).

Thị trường Úc mang đến cơ hội cho các nhà cung cấp nước ngoài do phụ thuộc nhiều vào hàng hoá nhập khẩu phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng. Thị trường Úc tương đối mở cho các nhà cung cấp nước ngồi, với việc khơng áp dụng hạn ngạch nhập khẩu và hầu hết thuế nhập khẩu là 5% (mức thuế chung) và 0% cho các nước kém phát triển. heo Hiệp định Khu vực Thương mại Tự do giữa ASEAN và Úc, New Zealand (AANZFTA) thì 100% thuế quan của Úc được loại bỏ hoàn toàn vào năm 2020. Như vậy, việc xuất khẩu gạo của Việt Nam vào thị trường này sẽ thuận lợi hơn khi thuế về 0%. Úc nhập khẩu gạo không nhiều, bình quân 204,4 nghìn tấn/năm giai đoạn 2017 – 2020.

Việt Nam là thị trường nhập khẩu gạo lớn thứ 5 của Úc, chiếm 5,62% tổng kim ngạch nhập khẩu gạo của nước này giai đoạn 2017 - 2020. Thị phần gạo Việt Nam trên thị trường Úc có xu hướng gia tăng, từ 4,46% năm 2017 tăng lên 7,11% năm 2020.

Bảng 1.24. Các thị trường nhập khẩu gạo chủ yếu của Úc giai đoạn 2017-2020

Đơn vị tính: Nghìn USD; % 2017 2018 2019 2020* BQ 2017-2020 Tổng KNNK 143.898 173.052 207.627 263.228 196.951,3 Tỷ trọng (%) 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 Thái Lan 56.943 66.723 73.719 89.170 71.638,8 Tỷ trọng (%) 39,57 38,56 35,51 33,88 36,37 Ấn Độ 43.063 54.278 60.366 78.881 59.147,0 Tỷ trọng (%) 29,93 31,37 29,07 29,97 30,03 Campuchia 697 5.367 20.502 23.626 12.548,0 Tỷ trọng (%) 0,48 3,10 9,87 8,98 6,37 Pakistan 15.968 18.112 15.848 19.600 17.382,0 Tỷ trọng (%) 11,10 10,47 7,63 7,45 8,83 Việt Nam 6.425 7.470 11.648 18.703 11.061,5 Tỷ trọng (%) 4,46 4,32 5,61 7,11 5,62 Hoa Kỳ 8.510 9.454 9.826 9.842 9.408,0 Tỷ trọng (%) 5,91 5,46 4,73 3,74 4,78 Italy 4.908 4.528 5.239 6.423 5.274,5

65

Tỷ trọng (%) 3,41 2,62 2,52 2,44 2,68

Nguồn: Số liệu của ITC. Trade map. download tháng 9/2021 và tính tốn của nhóm tác giả; * Sơ bộ

Đối thủ cạnh tranh của gạo Việt Nam trên thị trường Úc là Thái Lan (36,37%), Ấn Độ (30,03%), Pakistan (8,83%), Campuchia (6,37%)…

(2) Thị trường Niu Di Lân

Niu Di Lân là thị trường xuất khẩu gạo lớn thứ 24 của Viêt Nam giai đoạn 2017 - 2020, chiếm tỷ trọng 0,12% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của nước ta. Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Niu Di Lân tăng lên hàng năm, từ 1,5 triệu USD (chiếm 0,06%) năm 2017 lên 5,8 triệu USD (chiếm 0,21%).

Một phần của tài liệu 2021.10.17 DU THAO DE AN CL PTTT XK GAO (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)