Công tác vận chuyển CTRYT

Một phần của tài liệu Quản lý chất rắn trong y tế pdf (Trang 63 - 102)

Lối vận chuyển chất thải y tế từ các khoa phòng trong bệnh viện sẽ theo lối đi riêng, không đi qua khu vực chăm sóc bệnh nhân và các khu vực sạch khác, chất thải trong suốt quá trình vận chuyển đến nhà lưu giữ phải đảm bảo được cột chặt trong túi màu, không phát sinh mùi và được đưa về nhà lưu giữ chung.

Hình 4.4: Lối vận chuyển CTRYT tại bệnh viện

( Nguồn: Tác giả, 2011)

Sử dụng phương tiện vận chuyển là xe đẩy tay, thùng đẩy màu xanh để vận

chuyển chất thải sinh hoạt và màu cam để vận chuyển chất thải y tế, tuyệt đối không dùng vào mục đích khác và được vệ sinh sau mỗi lần vận chuyển.

Hình 4.5: Phương tiện vận chuyển CTRYT tại bệnh viện

( Nguồn: Tác giả, 2011)

Công tác thu gom vận chuyển CTRYT của bệnh viện nhìn chung luôn tuân thủ theo quy định như sau:

Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn, Tp. HCM

 Nhân viên hộ lý chịu trách nhiệm thu gom và vận chuyển rác.

 Khi rác đầy ở mỗi thùng rác, nhân viên hộ lý đều cột túi và tập trung về vị trí cố định tại mỗi khoa phòng sau khi đầy đủ sẽ bắt đầu vận chuyển.

 Rác luôn thải bỏ dưới mứt 2/3 của túi theo quy định.

 Quá trình vận chuyển rác từ các khoa không hề ảnh hưởng đến sinh hoạt, khám và chữa bệnh.

Tuy nhiên,quá trình truyền đạt quy định của Bộ Y tế là thế thì quá trình thực hiện tại bệnh viện cũng còn thiếu sót, nhân viên hộ lý trong quá trình chuyển rác về nhà lưu giữ, vẫn còn tình trạng lượng rác được chất quá đầy, cao hơn nắp đậy của xe, điều này có thể xảy ra tình trạng rác rơi vãi dọc theo lối đi, ảnh hưởng đến mỹ quan bệnh viện, lan truyền bệnh do không khí hay do dẫm đạp.

4.2.2.4 Nhà lưu giữ CTRYT

Chất thải y tế sau khi được phân loại, thu gom và vận chuyển đến nơi lưu giữ tại vị trí quy định được gọi là nhà phân loại rác. Quá trình lưu giữ cũng được tách riêng chất thải nguy hại và chất thải sinh hoạt. Thời gian lưu giữ chất thải tại bệnh viện tối đa là 48 giờ, sau đó sẽ được đem đi xử lý. Địa điểm lưu giữ chất thải tại bệnh viện cũng đảm bảo các yêu cầu sau:

 Nhà chứa rác được bố trí ở khu xử lý chất thải của bệnh viện, xa khu vực các phòng khám và điều trị trung tâm.

 Có đường dành cho xe chuyên chở từ bên ngoài đến.  Có mái che chắn và máy làm lạnh.

 Khu vực nhà chứa rác của bệnh viện được chia làm 2 phần : phần chứa rác sinh hoạt và phần chứa rác y tế.

 Bố trí 01 máy làm lạnh để duy trì nhiệt độ thấp trong toàn bộ khu vực nhà chứa rác y tế.

Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn, Tp. HCM

Hình 4.6: Nhà lưu giữ CTRYT tại bệnh viện

( Nguồn: Tác giả, 2011)

Nhưng do nhà lưu giữ được xây dựng khá lâu từ khi bệnh viện mới thành lập, cho đến bây giờ chưa được nâng cấp sữa chữa, diện tích không đủ để chứa khối lượng chất thải ngày càng tăng. Rác y tế vẫn cho vào nhà kín giữ lạnh nhưng riêng đối với rác thải sinh hoạt vì buồng lưu giữ quá nhỏ nên được đổ đóng phía ngoài nhà lưu giữ.

Tình trạng rác sinh hoạt tập trung ngoài trời gây ô nhiễm, xuất hiện mùi hôi và côn trùng gây bệnh. Ngoài ra, bên trong nhà lưu giữ, rác vẫn còn rơi vãi dưới sàn nhà như găng tay y tế, khẩu trang…

Nền nhà ẩm ướt, xung quanh nhà lưu giữ không có hệ thống hàng rào che chắn, bảo vệ. Vấn đề cấp bách hiện tại là bệnh viện cần quan tâm hơn nữa trong việc xây dựng lại nhà lưu giữ rác, khắc phục những khuyết điểm còn tồn tại để hoàn thiện hơn công tác bảo quản chất thải phát sinh trước khi xử lý để đảm bảo sức khỏe cho mọi người và hoàn thiện việc bảo vệ môi trường bệnh viện.

4.2.2.5 Xử lý CTRYT

Rác thải y tế là nguồn lây lan bệnh và ô nhiễm môi trường, nên luôn được bệnh viện kiểm soát nghiêm ngặt là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu tại bệnh viện.

Những rác lây nhiễm cao, bệnh viện luôn theo quy định xử lý giai đọan đầu trước khi thải bỏ vào túi và thùng rác.

Đối với các chất thải y tế nguy hiểm có nguy cơ lây nhiễm cao từ phòng xét nghiệm, phòng điều trị người bệnh truyền nhiễm (găng tay, lam kính, ống nghiệm

Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn, Tp. HCM

sau khi xét nghiệm, đờm tại khoa của bệnh nhân lao …), bệnh viện đều thực hiện xử lý ban đầu bằng hóa chất hay bằng autoclave (nồi hấp) trước khi thu gom đến nơi tập trung chất thải.

Đặc biệt, chất thải phóng xạ phải được thu gom và xử lý theo đúng pháp lệnh an toàn và kiểm soát bức xạ theo các quy định hiện hành của nhà nước.

Hiện nay bệnh viện đã ngưng hoạt động lò đốt rác y tế, tất cả rác y tế đều được vận chuyển về Bình Hưng Hòa để đốt. Quá trình xử lý chất thải sơ bộ trước khi về nhà lưu giữ không hề phát sinh bất kỳ tác hại nào bất lợi cho hoạt động khám và chữa bệnh tại bệnh viện.

4.2.2.5 Trang thiết bị lưu giữ, thu gom và vận chuyển CTRYT

Bên cạnh đó những thành quả đạt được trong quá trình phân loại, thu gom và vận chuyển chất thải, bệnh viện cũng còn một số hạn chế trong việc trang bị phương tiện chứa chất thải.

Về màu sắc của thùng chứa rác cho lưu giữ và vận chuyển, bệnh viện chỉ sử dụng những thùng chứa rác bình thường dùng trong sinh hoạt hàng ngày, không đúng theo màu sắc quy định của Bộ Y tế.

Thùng đựng vật sắc nhọn chưa đảm bảo an toàn, vẫn có khả năng gây xuyên thủng trong quá trình thải bỏ và vận chuyển về nhà lưu giữ do va đập vì chỉ là thùng mũ bình thường.

Việc chuẩn hóa trang thiết bị cần được bệnh viện nhanh chóng triển khai đầu tư để khắc phục những hạn chế và cải thiện công tác quản lý môi trường bệnh viện.

4.3 PHÂN TÍCH SỰ KHÔNG PHÙ HỢP THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ Y TẾ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CTRYT TẠI BỆNH VIỆN ĐKKVHM

Để thúc đẩy công tác quản lý CTRYT tại bệnh viện phát triển song song với quy chế của Bộ Y tế ban hành, trước hết là tìm ra các vấn đề quản lý còn bất cập. Sau đây là bảng tổng hợp các vấn đề liên quan đến quản lý CTRYT theo quy định của Bộ Y tế mà bệnh viện còn nhiều thiếu sót.

Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn, Tp. HCM

Bảng 4.3: So sánh các yêu cầu của quy định từ Bộ Y tế và Bệnh viện

STT Yêu cầu theo qui định Hiện trạng Vấn đề cần cải thiện/ nâng cấp

1

A

Công tác quản lý hành chính đối với CTRYT ● Kiểm tra, giám sát và chỉ đạo toàn thể nhân viên thực hiện đúng quy trình kỹ thuật về quản lý CTRYT.

● Chưa được quan tâm chặt chẽ. Sự phối hợp của ban lãnh đạo, các phòng ban, tổ chống nhiễm khuẩn và các khoa tại bệnh viện chưa đồng bộ.

Công tác kiểm tra, giám sát và chỉ đạo bệnh viện vẫn còn nhiều tồn tại.

Số lượng chất thải tại mỗi khoa cũng như quá trình thu gom vận chuyển về nhà lưu giữ chưa có sự quan tâm chặt chẽ.

2

B

C

Công tác kỹ thuật trong việc quản lý CTRYT ● Giảm thiểu chất thải tại nguồn.

● Vận chuyển CTRYT phải đóng gói trong thùng và đậy kín nắp,

● CTR thải ra khối lượng khá lớn.

● Nhân viên, hộ lý trong quá trình vận chuyển rác về nhà lưu giữ lượng rác chất quá đầy, cao hơn

● Thất thoát lượng chất thải mà bệnh viện khó có thể kiểm soát.

● Rác rơi vãi dọc theo lối đi.

Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn, Tp. HCM

D

E

F

không chất quá cao.

● Nhà lưu giữ CTRYT phải có hàng rào bảo vệ, diện tích phù hợp, có hệ thống cống thoát nước, tường và nền chống thấm, có dụng cụ hóa chất làm vệ sinh. ● Sử dụng trang thiết bị, phương tiện, thùng đựng chất thải theo đúng tiêu chuẩn qui định.

● Lò đốt rác phải bảo đảm đạt tiêu chuẩn môi trường, khuyến khích áp dụng công nghệ thân thiện với môi trường.

nấp đậy của xe.

● Diện tích nhỏ, không có hàng rào bảo vệ, ẩm thấp.

● Phương tiện thu gom như túi, thùng đựng chất thải còn thiếu và chưa đồng bộ. Màu sắc thùng chứa rác cho lưu giữ và vận chuyển vài nơi còn chưa đúng quy định.

● Lò đốt rác đã ngưng hoạt động khá lâu.

● Rác sinh hoạt tập trung đổ đóng ngoài trời gây ô nhiễm, xuất hiện mùi hôi và côn trùng gây bệnh.

● Thùng đựng vật sắt nhọn chưa đảm bảo an toàn, có khả năng gây thủng, nguy cơ trầy xướt, lây nhiễm cao do bệnh nghề nghiệp đối với nhân viên, hộ lý y tế. ● Hiện chưa có hệ thống xử lý CTRYT nên bị động trong việc xử lý rác y tế của bệnh viện.

Sáu vấn đề còn tồn tại trong bảng 4.3 sẽ là cơ sở để đề xuất các giải pháp quản lý ở chương 5.

Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn, Tp. HCM

CHƢƠNG 5

ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC VÀ NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ CTRYT TẠI BVĐKKV HÓC MÔN

Trong quá trình hoạt động, việc thải ra CTRYT bao gồm CTR thông thường và CTR nguy hại là điều không tránh khỏi. Qua kết quả đánh giá hiện trạng môi trường chung cũng như quá trình kiểm soát và quản lý CTRYT tại bệnh viện ĐKKVHM vẫn còn tồn tại một số khuyết điểm cần phải được bổ sung và cải thiện nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm do CTRYT gây ra, ảnh hưởng đến môi trường cũng như công tác khám và chữa bệnh tại bệnh viện.

Vấn đề cấp thiết hiện tại là phải đề ra được các giải pháp nhằm nâng cấp và hoàn thiện công tác quản lý CTRYT tại bệnh viện, để hạn chế được một phần nào tình trạng ô nhiễm, giảm thiểu lượng chất thải rắn phát sinh ngay tại bệnh viện. Các giải pháp luận văn đề xuất được dựa trên các nguyên tắc quy định về pháp luật, nghị định, tiêu chuẩn Việt Nam do Bộ y tế quy định.

5.1 XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG TẠI BỆNH VIỆN VIỆN

Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn, Tp. HCM

5.1.1 Cơ cấu tổ chức

Hình 5.1: Hệ thống quản lý bảo vệ môi trường

5.1.2 Nhiệm vụ của Ban môi trƣờng

Giám đốc:Là Trưởng Ban môi trường chỉ đạo và chịu trách nhiệm cao nhất về hệ thống quản lý môi trường, đề ra chính sách môi trường và cam kết thực hiện chính sách đó.

Thành viên Ban môi trường: Là các trưởng khoa, phó khoa trong bệnh viện  Chịu sự phân công của Trưởng Ban môi trường lập kế hoạch phụ trách cụ thể

công tác quản lý môi trường trong đó bao gồm quản lý chất thải, nước thải, khí thải, nhiễm khuẩn bệnh viện, bệnh nghề nghiệp, vệ sinh môi trường tại các khoa trong bệnh viện như công tác thu gom, vận chuyển và lưu chứa chất thải…

 Dự trừ kinh phí mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường.

 Tổ chức huấn luyện cho nhân viên nhận thức về công tác bảo vệ môi trường.  Tổ chức kiểm tra đánh giá định kỳ hàng quý hoặc hàng năm và đề xuất khen

thưởng đối với tập thể đơn vị hoàn thành tốt. KHỐI PHÒNG

CHỨC NĂNG

BAN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG GIÁM ĐỐC

KHỐI LÂM SÀNG

KHỐI CẬN LÂM SÀNG

Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn, Tp. HCM

5.2 NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TẠI BỆNH VIỆN VIỆN

Chương trình quản lý môi trường là một kế hoạch hành động để đạt được các mục tiêu về môi trường nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm và thân thiện với môi trường hơn. Do đó đòi hỏi tổ chức chịu trách nhiệm về vấn đề môi trường bệnh viện giao trách nhiệm thực hiện cho các khoa phòng, theo dõi và đánh giá kết quả chặt chẽ nghiêm khắc để có thể rút được kinh nghiệm và sau đó có kế hoạch hành động, thay đổi cho phù hợp với mục tiêu của việc bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng phục vụ của ngành y tế, công tác khám và chữa bệnh cũng như công tác kiểm soát nhiễm khuẩn bảo vệ môi trường tại bệnh viện.

5.2.1 Hệ thống quản lý hành chánh (giải quyết vấn đề A, bảng 4.3)

5.2.1.1 Hoàn thiện công tác quản lý hành chính đối với chất thải

Trước tiên, bệnh viện cần quản lý chặt chẽ hơn đội ngũ thu gom rác, cụ thể như sau:

 Chuyên nghiệp hóa bộ phận thu gom rác, như không được ém rác, chất rác quá cao.

 Giám sát kỹ việc vận chuyển, phải đảm bảo lượng rác vừa đủ trong xe để đậy nắp kín trong quá trình vận chuyển.

 Nếu lượng rác thải quá nhiều có thể tăng thêm số lần lấy rác trong ngày và suy xét việc nâng cao mức thu nhập cho nhân viên vận chuyển để khuyến khích họ thực hiện tốt hơn.

Thứ hai là vấn đề giám sát lượng rác thải y tế phát sinh tại mỗi khoa. Hiện nay có nhiều người sống bằng nghề thu lượm các loại chất thải có khả năng tái chế để bán cho cơ sở thu mua và tái chế chất thải. Với xu thế phát triển hiện nay, nhiều vật dụng dùng một lần trong y tế được sử dụng với số lượng, chủng loại ngày càng tăng. Các vật liệu dùng một lần, đặc biệt là chất nhựa là mặt hàng rất hấp dẫn đối

Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn, Tp. HCM

với những người thu gom chất thải vì các chất nhựa này là những loại nhựa tốt, có giá trị cao khi tái sinh, tái chế. Việc quản lý chất thải bệnh viện nếu thiếu kiểm soát chặt chẽ sẽ có hiện tượng thất thoát.

Vì thế, mỗi khoa nên có một nhân viên chịu trách nhiệm giám sát lượng chất thải đã qua sử dụng, lượng rác thải chưa sử dụng hết tại khoa và ghi nhận cụ thể rõ ràng để so sánh đối chiếu với kho lưu giữ và nhà chứa rác sau mỗi tháng một lần. Như vậy sẽ đảm bảo tốt khối lượng dụng cụ y tế mà kho lưu giữ đã bàn giao đến từng khoa và tránh được tình trạng thất thoát rác không mong muốn trong bệnh viện.

5.2.1.2 Kiểm soát ô nhiễm do chất thải

Khoa Chống Nhiễm Khuẩn thực hiện việc giám sát các hoạt động như:  Công tác phân loại rác tại nguồn ở các khoa.

 Phương thức quản lý (phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu trữ, xử lý và thải bỏ) được tiến hàmh chặt chẽ trong bệnh viện.

5.2.1.3 Tăng cường pháp chế đối với các trường hợp vi phạm

Ban Môi trường áp dụng hình thức khiển trách, trừ điểm thi đua Trưởng khoa và các hình thức chế tài như phạt tiền theo mức độ vi phạm của từng vụ việc đối với các Trưởng khoa không hướng dẫn nhân viên tuân thủ theo quy định về công tác xử lý chất thải, công tác vệ sinh môi trường bệnh viện do Ban môi trường đề ra. Trong khoa nhân viên vi phạm sẽ bị khiển trách và có hình thức xử phạt theo cấp và mức

Một phần của tài liệu Quản lý chất rắn trong y tế pdf (Trang 63 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)