GIẢI PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN

Một phần của tài liệu Quản lý chất rắn trong y tế pdf (Trang 84 - 85)

vấn đề F, bảng 4,3)

Hiện tại toàn bộ rác y tế của bệnh viện ĐKKVHM được Công ty Môi trường Đô Thị Thành phố Hồ Chí Minh thu gom và xử lý an toàn tại lò thiêu Bình Hưng Hòa. Nhìn chung, công tác xử lý rác y tế của bệnh viện đang được thực hiện tốt, không ảnh hưởng đến môi trường không khí. Bệnh viện chỉ quan tâm khâu thu gom, lưu chứa mà không phải tiến hành xử lý. Trong những năm tới việc chủ động xử lý rác y tế của bệnh viện cần phải được đặt ra, đặc biệt khi khối lượng rác nguy hại của các bệnh viện thành phố sẽ tăng cao những năm tới, dẫn đến khả năng quá tải của lò thiêu Bình Hưng Hòa hoặc trong trường hợp lò thiêu gặp sự cố không hoạt động được.

Vì vậy, theo tác giả, ngay từ bây giờ bệnh viện nên phối hợp với các bệnh viện khác trong quận (Ví dụ: Bệnh viện Đại học Y Dược, bệnh viện Nguyễn Tri Phương, bệnh viện Hùng Vương, bệnh viện Pham Ngọc Thạch, Trung Tâm Y tế quận 5, … ) xây dựng một hệ thống lò đốt rác để chủ động hơn trong việc xử lý CTRYT. Rác y tế phát sinh trong các bệnh viện quận có những thành phần và tính chất giống nhau nên rất thuận lợi trong quá trình xử lý rác theo hình thức xử lý tập trung. Vấn đề đầu tư vốn xây dựng của các bệnh viện sẽ dựa vào tỷ lệ khối lượng rác thải ra của các bệnh viện trong quận. Bên cạnh đó, giải pháp trên phải được sự quản lý chặt chẽ của Bộ Y tế.

Đối với bệnh viện ĐKKVHM, ngoài thực hiện giải pháp trên bệnh viện còn phối hợp phân loại rác thải tại nguồn theo đúng quy định của Bộ Y tế và kết hợp tái chế rác thải “sạch” không bị nhiễm khuẩn. Tập hợp rác thải “sạch” để tái chế đem lại lợi ích cho bệnh viện mà không ảnh hưởng đến Luật Bảo vệ Môi trường.

Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh

Một phần của tài liệu Quản lý chất rắn trong y tế pdf (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)