NHẬN XÉT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH VỆ SINH MÔI TRƢỜNG CỦA BỆNH

Một phần của tài liệu Quản lý chất rắn trong y tế pdf (Trang 53 - 102)

CỦA BỆNH VIỆN

Có thể nói công tác kiểm soát chất lượng môi trường thì bệnh viện ĐKKVHM đã có biện pháp quản lý tốt, ngăn ngừa những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bệnh nhân, nhân viên y tế, bảo đảm môi trường lao động và làm việc an toàn.

Điều đó cho thấy bệnh viện đã thực hiện công tác vệ sinh môi trường chung rất tốt, cụ thể những việc bệnh viện đã làm như sau:

 Trồng cây xanh bóng mát, có công viên sinh hoạt, sân chơi thể thao cho bệnh nhân, nhân viên y tế.

 Trang bị đầy đủ thùng rác cho mục đích chứa rác sinh hoạt chung trong khu vực ngoài bệnh viện.

 Hệ thống thoát nước cống rãnh thường thoáng không phát sinh mùi hôi, không có rác hay vật thể nào làm nghẹt cống.

 Trật tự vệ sinh khoa và buồng bệnh được lau dọn thường xuyên, không ẩm ướt, tường hành lang buồng bệnh không có vết bẩn tạo không gian thoải mái cho người bệnh nhanh chóng hồi phục sức khỏe.

 Tường quét vôi màu sáng để tăng phản chiếu ánh sáng khu vực đi lại.

 Có nội quy trật tự vệ sinh buồng bệnh, hướng dẫn bệnh nhân và người nhà thăm nuôi thực hiện.

Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn, Tp. HCM

 Bệnh viện còn nghiêm cấm nhân viên y tế không được để chậu cây cảnh trang trí trong phòng tiêm, phòng phẫu thuật vì trong đất có chứa vi khuẩn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân.

Mặc dù nhân viên hộ lý đã có nhắc nhở nhiều đến người thăm nuôi về việc thải rác đúng nơi quy định nhưng dọc theo hành lang vẫn còn tình trạng vứt rác bừa bãi, tại các phòng bệnh vẫn còn tình trạng người dân ý thức chưa cao vứt rác xuống khu vực thoát nước.

4.2 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CTRYT TẠI BỆNH VIỆN

Xã hội ngày càng phát triển, việc bảo vệ môi trường ngày càng được quan tâm, quản lý chất thải bệnh viện là một trong những khâu quan trọng trong việc bảo vệ môi trường bệnh viện vì lượng chất thải y tế bệnh viện phát sinh hàng ngày rất lớn và chứa nhiều thành phần nguy hại. Do đó, đòi hỏi phương thức quản lý bao gồm hệ thống phân loại, thu gom phải đảm bảo ô nhiễm không gia tăng và không gây ô nhiễm môi trường.

Chất thải rắn bệnh viện phát sinh ngoài hoạt động khám và chữa bệnh, còn các hoạt động sinh hoạt hằng ngày của người bệnh, người thăm nuôi và nhân viên y tế.

 Bệnh viện trang bị thùng rác sinh hoạt tại mỗi phòng khoa và buồng bệnh.  Công tác quét dọn rác tại các phòng bệnh luôn làm tốt, nhìn chung luôn sạch

sẽ.

 Toàn khuôn viên bệnh viện không hề phát sinh mùi hôi hay xuất hiện rùi nhặng làm ảnh hưởng sức khỏe của toàn thể mọi người trong bệnh viện.

4.2.1 Đánh giá công tác quản lý hành chính đối với CTRYT

Hệ thống quản lý hành chính trong công tác quản lý chất thải tại bệnh viện bao gồm sự phối hợp của ban lãnh đạo,các phòng ban, tổ chống nhiễm khuẩn và tất cả các khoa tại bệnh viện. Trong đó, tổ chống nhiễm khuẩn chịu trách nhiệm chính

Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn, Tp. HCM

trong việc giám sát, nhắc nhở việc thực hiện quy chế quản lý chất thải và giữ vệ sinh môi trường bệnh viện.

Cách thức quản lý bao gồm hệ thống phân loại thu gom phải đảm bảo ô nhiễm không gia tăng và không gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Việc quản lý chất thải rắn về mặt hành chính tốt là đảm bảo hai vấn đề sau:

 Kiểm tra, giám sát và chỉ đạo toàn thể nhân viên thực hiện đúng các quy trình kỹ thuật về quản lý chất thải rắn theo quy chế quản lý chất thải y tế của Bộ y tế ban hành.

 Đảm bảo sự an toàn trong công tác quản lý chất thải, khắc phục sự cố và tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân viên và bệnh nhân cũng như người thăm nuôi, hạn chế bệnh nghề nghiệp.

4.2.1.1 Kiểm tra, giám sát và chỉ đạo công tác quản lý CTRYT

Khi quy chế quản lý chất thải y tế được Bộ Y tế ban hành, vấn đề đào tạo, giám sát và chỉ đạo công tác quản lý CTRYT tại bệnh viện đã thực hiện và đạt được một số thành quả sau:

 Bệnh viện đã nhanh chóng phổ biến kiến thức, quy trình việc phân loại thu gom rác đến toàn thể nhân viên y tế trong bệnh viện.

 Tại các khoa phòng đã thực hiện khá tốt quy định chung từ phân loại, lưu giữ và thu gom chất thải.

 Tại bệnh viện chưa có xuất hiện hiện tượng người dân vào bới rác hay ghi nhận vi phạm nào về việc nhân viên y tế lấy rác thải đem ra ngoài bán, tái sử dụng trái phép.

 Hàng tuần tổ chống nhiễm khuẩn đều luân phiên đến các khoa phòng để kiểm tra nhắc nhở nhân viên y tế thực hiện đúng việc phân loại rác thải theo quy định của Bộ y tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn, Tp. HCM

 Bệnh viện đã áp dụng một số biện pháp mạnh đối với nhân viên y tế phải thực hiện đúng quy định, nếu vi phạm, hình thức kỷ luật có thể buộc thôi việc.

Tuy nhiên, tổ chống nhiễm khuẩn chỉ quan tâm đến việc nhân viên y tế phân loại chất thải và quá trình bàn giao chất thải cho công ty Môi trường đô thị vận chuyển xử lý, nhưng còn vấn đề số lượng thải tại mỗi khoa cũng như quá trình thu gom vận chuyển về nhà lưu giữ thì chưa có sự quan tâm chặt chẽ. Do đó, cần hoàn thiện hơn công tác kiểm tra, giám sát tất cả các khâu của quá trình quản lý chất thải tại bệnh viện.

4.2.1.2 Đảm bảo an toàn trong công tác quản lý CTRYT

Sự nguy hại đến sức khỏe của nhân viên y tế, bệnh nhân, người thăm nuôi luôn là mối quan tâm hàng đầu tại bệnh viện. Sự ảnh hưởng do độc tính còn tồn tại trong các chất thải y tế liên quan đến bất cứ sự tiếp xúc có thể xảy ra trong quá trình khám và chữa bệnh, quá trình thải bỏ lưu giữ tại mỗi khoa phòng, quá trình thu gom vận chuyển và xử lý.

Việc sử dụng các trang thiết bị bảo hộ cá nhân giúp người làm việc an tâm và phòng tránh được các nguy cơ có thể xảy ra đối với chất thải lây nhiễm cao. Vì vậy, để đảm bảo tính an toàn cho nhân viên y tế, bệnh viện đã trang bị đầy đủ găng tay cao su, khẩu trang, xà phòng rửa sát trùng cho nhân viên khi có nhu cầu sử dụng. Tất cả nhân viên khi làm việc đều phải chấp hành quy định, trang bị đầy đủ bảo hộ cá nhân, nếu phát hiện bệnh viện sẽ kiểm điểm làm gương, xử phạt nghiêm khắc tránh việc tái phạm lần sau.

Bệnh viện đã đưa ra những hướng dẫn về việc sử dụng các bảo hộ cá nhân như sau:

 Khi ra vào các khoa phải thay trang phục y tế, cởi bỏ các trang thiết bị đã sử dụng trước khi rời khỏi khu vực làm việc và sau khi chúng đã nhiễm bẩn.

Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn, Tp. HCM

 Để các trang thiết bị bảo hộ cá nhân đã qua sử dụng vào đúng vị trí thải bỏ quy định như thùng rác, các vật dụng lưu giữ để giặt, khử trùng và tái sử dụng hoặc hủy bỏ.

 Mang các loại găng tay thích hợp khi tiếp xúc với các chất thải có khả năng lây nhiễm khác nhau. Nếu găng bị rách, bong, thủng hay nghiễm bẩn phải lập tức thay thế bằng một cái khác hoàn toàn nguyên vẹn.

 Đối với các loại găng tay có thể sử dụng nhiều lần thì có thế khử trùng trước khi tái sử dụng, còn về găng tay chỉ được sử dụng một lần nghiêm cấm các hành vi đem đi tái sử dụng lại, nếu vi phạm sẽ bị xử phạt nghiêm khắc.

4.2.2 Đánh giá các mặt kỹ thuật trong việc quản lý CTRYT

Quy trình quản lý CTRYT theo đúng trình tự các khâu như sau: phân loại chất thải tại nguồn, lưu giữ tại khoa phòng, thu gom vận chuyển về nhà lưu giữ chung của bệnh viện và giai đoạn xử lý cuối cùng.

4.2.2.1 Công tác quản lý lượng chất thải rắn phát sinh tại bệnh viện

Hiện nay, bệnh viện đang đầu tư cơ sở vật chất, trang bị nhiều thiết bị y tế để tăng năng lực khám và chữa bệnh. Là một bệnh viện lớn của huyện nên bên cạnh những thế mạnh trong công tác khám và chữa bệnh của bệnh viện thì hiện nay một vấn đề nhức nhối là tình trạng chất thải y tế thải ra với khối lượng khá lớn.

Tại bệnh viện có lượng rác thải trung bình một ngày hiện nay là khoảng 1200 kg rác thải, trong đó rác y tế khoảng 130 kg chiếm khoảng 10.83%, còn lại là rác sinh hoạt. Bên cạnh đó, số lượng bơm kim tiêm sử dụng là khoảng 480 – 500 kim tiêm/ngày.

Số lượng thùng rác hiện tại cho việc chứa rác thì bệnh viện trang bị cho mỗi khoa 4 thùng loại lớn dung tích 120 lít, với 2 thùng rác màu cam chứa rác y tế và 2 thùng rác màu xanh chứa rác sinh hoạt cho việc lưu giữ và vận chuyển. Do đó, tổng số thùng rác cung cấp cho các khoa là 26 thùng rác y tế và 26 thùng rác sinh hoạt. Riêng thùng đựng vật sắc nhọn, bệnh viện mua số lượng lớn theo từng quý tức là 3

Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn, Tp. HCM

tháng/lần, thùng đựng chỉ được vận chuyển về nhà lưu giữ khi số lượng bơm kim tiêm đầy.

Theo số liệu thống kê của tổ chống nhiễm khuẩn tại bệnh viện năm 2011, lượng CTRYT tại bệnh viện từ năm 2007 đến 7 tháng đầu năm 2011 được thể hiện ở bảng 4.1 sau đây:

Bảng 4.1: Lượng CTR từ năm 2007 → 7 tháng đầu năm 2011 tại bệnh viện

Năm Số giƣờng thực kê (giƣờng) Tổng số bệnh nhân nhập viện (ngƣời) Lƣợng chất thải rắn sinh hoạt (tấn/năm) Lƣợng CTRYT (tấn/năm) 2007 450 27.600 372.9 35.6 2008 462 28.036 384.3 37.1 2009 480 29.450 391.4 38.9 2010 520 31.894 423.7 42.9 7th - 2011 520 22.384 250.8 27.0 (Nguồn: Bệnh viện ĐKKVHM, 2011)

Nếu ước tính tổng số bệnh nhân nhập viện, lượng chất thải rắn phát sinh tại bệnh viện năm 2011 như sau:

 Số bệnh nhân nhập viện năm 2011 là 38.370 người.

 Lượng chất thải rắn sinh hoạt khoảng 429.9 tấn/năm và lượng CTRYT khoảng 46.28 tấn/năm.

Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn, Tp. HCM

Bảng 4.2: Lượng CTR bình quân từ năm 2007 – 2011 tại bệnh viện

Năm

Chất thải sinh hoạt (kg/giƣờng bệnh/ngày) CTRYT (kg/giƣờng bệnh/ngày) Chất thải rắn chung (kg/giƣờng bệnh/ngày) 2007 2,27 0,22 2,49 2008 2,28 0,22 2,50 2009 2,23 0,22 2,45 2010 2,23 0,23 2,46 2011 2,26 0,24 2,50 ( Nguồn: Bệnh viện ĐKKVHM, 2011) Dựa theo lượng chất thải rắn của bệnh viện phát sinh ta vẽ được biểu đồ phát (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

sinh chất thải rắn tại bệnh viện qua 5 năm gần đây, 2007-2011.

Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện lượng CTR tại bệnh viện từ năm 2007 - 2011

Nhìn vào biểu đồ hình 4.1 trên ta thấy lượng chất thải rắn từ năm 2007 đến năm 2011 có chiều hướng gia tăng. Tuy nhiên theo theo bảng 4.2 nếu tính theo kg/giường bệnh/ngày thì lượng chất thải này hoàn toàn không gia tăng, mà có xu hướng hơi giảm trong năm 2008 – 2009. Như vậy có thể nói lượng chất thải phát sinh và gia tăng tại bệnh viện có thể giải thích là do số lượng bệnh nhân nhập viện

0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 500 2007 2008 2009 2010 2011

Chất thải sinh hoạt Chất thải y tế

Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn, Tp. HCM

gia tăng chứ lượng chất thải phát sinh theo số giường bệnh thực kê tại bệnh viện lại không thay đổi nhiều.

Ngoài ra, theo quy hoạch phát triển mạng lưới bệnh viện giai đoạn 2007 -2011, bệnh viện đang xin quyết định phê duyệt của Bộ y tế về việc thành lập thêm một số chuyên khoa mới và sẽ có quy mô tăng thêm giường bệnh vào năm 2012. Theo ước tính của bệnh viện, lượng rác thải phát sinh trong bệnh viện có thể lên đến khoảng 2100 kg/ngày đêm, trong đó lượng rác thải y tế chiếm khoảng 10% lượng rác thải bệnh viện tức là 210kg/ngày đêm.

Tuy nhiên, hiện tại việc quản lý số lượng chất thải phát sinh ở bệnh viện chỉ được tổ chống nhiễm khuẩn ghi nhận tại nhà lưu giữ khi công ty Môi trường Đô thị đến vận chuyển về lò đốt Bình Hưng Hòa để xử lý. Mỗi lần kho lưu giữ cung cấp lượng dụng cụ y tế đến từng khoa đều có ký tên xác nhận nhưng quá trình sử dụng và thải bỏ tại mỗi khoa lại không có ghi nhận cụ thể lượng thải hằng ngày là bao nhiêu. Như vậy, có thể xảy ra tình trạng thất thoát lượng chất thải mà bệnh viện khó có thể kiểm soát được. Do đó, cần hoàn thiện việc quản lý dữ liệu một cách khoa

học để hạn chế những thiệt hại có thể xảy ra về sau trong việc mất khối lượng rác thải, gây ảnh hưởng cho môi trường và sức khỏe người dân bệnh viện. Đây chính là

giải pháp cần làm rõ ở chương tiếp theo.

4.2.2.2 Công tác phân loại và thu gom chất thải rắn tại nguồn phát sinh

Muốn đảm bảo cho quá trình thu gom tốt thì chất thải phải được phân loại ngay tại nguồn phát sinh. Quy trình phân loại CTRYT tại bệnh viện ĐKKVHM được thực hiện khá tốt. Quá trình phân loại chất thải sinh hoạt và chất thải y tế được thực hiện ngay tại nguồn phát sinh theo đúng quy định của Bộ Y tế. Chất thải sau khi phân loại sẽ được cho vào các túi nylon đúng màu sắc quy định, không để lẫn chất thải y tế nguy hại vào với chất thải sinh hoạt.

Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn, Tp. HCM

Việc phân loại được thực hiện như sau:

 Tại mỗi khoa phòng đều trang bị các túi nylon với màu sắc theo quy định của Bộ Y tế, trên mỗi thùng rác bệnh viện đều dán dòng chữ là " Rác y tế" hoặc "Rác sinh hoạt", có chân đạp và luôn được cọ rửa thường xuyên.

 Rác thải y tế độc hại được phân làm hai loại, đối với rác thải không sắc nhọn như bông băng, lọ thuốc… cho vào túi màu vàng bên ngoài có in biểu tượng nguy hại, vật cứng sắc nhọn thì cho vào thùng mũ đựng tách biệt, có nắp đậy, bên ngoài có dán biểu tượng nguy hại sinh học.

 Trên các túi cũng có vạch ghi dòng chữ rõ ràng "Không đựng quá vạch này" ở mức 2/3 túi và có dán biểu tượng nguy hại nếu là chất thải nguy hại.

 Riêng đối với chất thải thông thường thì hiện tại vẫn bỏ chung vào túi màu xanh, không phân loại trước khi đem đi xử lý.

 Các hóa chất nguy hại thì cho vào túi màu đen.

Các thùng chứa chất thải y tế được đặt hợp lý tại các khoa phòng. Xuyên suốt quá trình khám bệnh, trên xe tiêm và xe thủ thuật đều trang bị các túi nylon màu xanh, màu vàng và thùng đựng vật sắc nhọn và được phân loại trực tiếp.

Hình 4.2: Phân loại CTRYT phát sinh trực tiếp trong quá trình khám chữa bệnh

Một phần của tài liệu Quản lý chất rắn trong y tế pdf (Trang 53 - 102)