Giảm thiểu chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn

Một phần của tài liệu Quản lý chất rắn trong y tế pdf (Trang 77 - 78)

Chất thải rắn sinh hoạt tại bệnh viện hiện nay chỉ được thu gom và vận chuyển chung trong túi màu xanh về nhà lưu giữ và đem vận chuyển đến bãi chôn lấp của thành phố để xử lý bằng phương pháp chôn lấp. Chất thải rắn sinh hoạt trong quá trình thu gom không hề được phân loại tại nguồn (phân loại sơ cấp) như là CTRYT, sau đó chất thải rắn sinh hoạt sẽ được phân loại thứ cấp lần thứ nhất trong quá trình thu gom của công ty chịu trách nhiệm và phân loại lần thứ hai tại bãi chôn lấp do công ty trúng thầu mua phế liệu thực hiện. Do đó, có thể gây khó khăn cho công tác thu gom và vận chuyển của thành phố và không tận dụng triệt để nguồn chất thải rắn có thể tái chế và tái sử dụng lại.

Vì vậy, việc tận dụng rác sinh hoạt là việc làm cần thiết, tiết kiệm chi phí xử lý rác cũng như nguyên vật liệu đựng chất thải để hoàn thiện hơn công tác quản lý chất thải phát sinh tại bệnh viện.

Mục tiêu là hình thành hệ thống phân loại rác tại nguồn phát sinh đối với chất thải rắn sinh hoạt và nâng cao nhận thức của tất cả mọi người ra vào bệnh viện.

Yêu cầu của chương trình phân loại và tận dụng chất thải sinh hoạt tại nguồn là:  Sự đồng tình tham gia của nhân viên bệnh viện, bệnh nhân, người thăm nuôi

hay những người ra vào bệnh viện.

 Nâng cao hơn nhận thức của mọi người trong bệnh viện trong việc tận dụng rác và bảo vệ môi trường.

 Tập huấn, tuyên truyền về cách phân loại chất thải cho nhân viên chịu trách nhiệm thu gom, vận chuyển.

 Trang bị thêm thùng rác tại các khoa phòng, buồng bệnh cho sự phân loại rác sinh hoạt.

Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn, Tp. HCM

 Có thể lên kế hoạch thực hiện trước tại một khoa tiêu biểu, sau đó sẽ áp dụng cho toàn bệnh viện.

 Theo dõi, kiểm tra và ghi nhận kết quả triển khai thực hiện.

Rác sinh hoạt bao gồm nhiều thứ như giấy các loại (như giấy văn phòng, bao bì, carton, giấy vệ sinh…), nilon, giẻ lau, thực phẩm, vỏ trái cây, lá cây, kim loại ( vỏ đồ hợp, vỏ thùng đựng…). Có rất nhiều thứ có thể tận dụng được, đem bán cho các công ty tái chế được phép tái sử dụng lại. Rác thải được phân loại thành hai nhóm tận dụng được (rác tái chế) và không tận dụng được.

Đối với nhóm tận dụng được: giấy, vỏ, đồ hộp, túi nylon, linh kiện máy móc…thì bệnh viện tận dụng cho vào túi màu trắng theo phân loại chất thải y tế được tái chế.

Đối với nhóm không tận dụng được: thực phẩm, lá cây,…thì vẫn cho vào túi màu xanh và đem về nhà lưu giữ chất thải của bệnh viện.

Một phần của tài liệu Quản lý chất rắn trong y tế pdf (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)