Giảm thiểu tại nguồn

Một phần của tài liệu Quản lý chất rắn trong y tế pdf (Trang 27 - 102)

Phương pháp làm giảm thiểu chất thải hiện tại đang được áp dụng là các hoạt động tái sinh, tái chế cũng như giảm thiểu tại nguồn. Giảm thiểu tại nguồn là giảm về số lượng hoặc độc tính của bất kỳ một chất thải y tế nào đi vào dòng chất thải trước khi tái sinh, xử lý hoặc đưa vào môi trường. Những cải tiến căn bản trong giảm thiểu tại nguồn là:

 Chọn nhà cung cấp hậu cần cho bệnh viện mà sản phẩm của họ ít phế thải hay giảm lượng CTRYT nguy hại phải xử lý đặc biệt.

 Sử dụng các biện pháp khử trùng tẩy uế cơ lý học nhiều hơn các biện pháp hóa học sẽ giảm thiểu chất thải nguy hại.

 Giảm thiểu chất thải, nhất là trong công tác phân loại và khử trùng tẩy uế.

2.4.1 Quản lý và kiểm soát ở bệnh viện

Việc quản lý và kiểm soát chất thải ở bệnh viện được thực hiện như sau:  Tập trung quản lý thống nhất các loại thuốc, hóa chất nguy hại.

Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn, Tp. HCM

 Giám sát sự luân chuyển lưu hành hóa chất, dược chất ngay từ khâu nhận, nhập kho, sử dụng và tiêu hủy thải bỏ.

2.4.2 Quản lý kho hóa chất, dƣợc chất

Việc quản lý kho hóa chất và những dược phẩm cụ thể là:

 Thường xuyên nhập hàng từng lượng nhỏ hơn là nhập quá nhiều một đợt dễ dẫn tới thừa hay quá hạn.

 Sử dụng các lô hàng cũ trước, hàng mới dùng sau.

 Sử dụng toàn bộ thuốc, dược chất vật tư trong đợt, rồi mới chuyển sang đợt mới.

 Thường xuyên kiểm tra hạn sử dụng của các loại thuốc, dược chất, vật tư tiêu hao ngay từ khi nhập hàng cũng như trong quá trình sử dụng.

2.4.3 Thu gom, phân loại và vận chuyển

 Tách – Phân loại:

Điểm chủ yếu của biện pháp này là phân loại và tách ngay từ đầu một cách chính xác chất thải y tế nguy hại và chất thải rắn thông thường. Việc tách và phân loại chính xác chất thải y tế tạo điều kiện thuận lợi cho các quá trình tiếp theo như quá trình vận chuyển và lưu giữ tại bệnh viện hay quá trình vận chuyển tới nơi tiêu hủy và quá trình tiêu hủy.

Việc tách và phân loại CTRYT đòi hỏi phải có thùng chứa, túi lót trong thùng chứa được buột chặt chẽ, hộp đựng vật sắc nhọn. Yêu cầu màu sắc phải thống nhất theo quy định để dễ quản lý chất thải y tế đã được phân loại thu gom trong suốt quá trình lưu thông.

Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn, Tp. HCM

Bảng 2.1:Yêu cầu màu sắc, túi, thùng đựng và biểu tượng chỉ chất thải y tế

Loại chất thải Màu và đánh dấu nhãn Loại thùng, túi

Chất thải lây nhiễm cao Vàng, ký hiệu nhiễm khuẩn cao

Thùng nhựa, túi nhựa bền chắc chắn

Chất thải lây nhiễm, bệnh phẩm, giải phẫu

Vàng, có logo nhiễm khuẩn

Thùng nhựa, túi nhựa bền

Vật sắc nhọn Vàng, đề chữ vật sắc nhọn Túi nhựa bền, hoặc hộp giấy, chai nhựa

Chất thải y tế có động vị phóng xạ

Đen, logo có bức xạ theo quy đinh

Hộp chì, kim loại có dán nhãn bức xạ

Chất thải y tế thông thường

Xanh, như túi đựng rác sinh hoạt

Túi nilon, thùng nhựa, kim loại

Chất thải có khả năng tái chế Trắng, biểu tượng chất thải có thể tái chế

Túi nilon, thùng chứa, kim loại

( Nguồn: Theo quy chế quản lý chất thải y tế của Bộ y tế, 2007)

 Thu gom tại phòng khoa:

Nhân viên y tế phân loại, tách chất thải y tế ngay trong quá trình khám chữa bệnh như thay băng, tiêm truyền. Hoạt động này phải duy trì thường xuyên liên tục. Nhân viên chịu trách nhiệm thu gom chất thải y tế từ các khoa chuyên môn tập trung về thùng lưu chứa tập trung, sau đó vận chuyển về khu lưu giữ chất thải y tế nguy hại của bệnh viện.

Chất thải phải được thu gom hàng ngày và chuyển về nơi lưu giữ chất thải của bệnh viện.

Thùng túi đã chứa đầy chất thải, khi vận chuyển đi phải có nhãn ghi rõ chất thải từ khoa, bệnh viện, ngày giờ.

Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn, Tp. HCM

 Lưu chứa:

Khu lưu giữ chất thải y tế xây dựng riêng, tách biệt với khu vực khám chữa bệnh của bệnh viện.

Chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường phải lưu giữ trong các buồng riêng biệt.

 Thời gian lưu chứa như sau:

Tốt nhất là vận chuyển CTRYT nguy hại đi xử lý ngay trong ngày. Thời gian lưu giữ chất thải trong các cơ sở y tế không quá 48 giờ.

Lưu giữ chất thải trong nhà bảo quản lạnh hoặc thùng lạnh: thời gian lưu giữ có thể đến 72 giờ.

 Vận chuyển:

Xe vận chuyển chất thải phải đảm bảo các tiêu chuẩn: có thành, có nắp, có đáy kín, dễ cho chất thải vào, dễ lấy chất thải ra, dễ làm sạch, dễ tẩy uế, dễ làm khô.

2.5 HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CTRYT TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM VÀ TẠI VIỆT NAM

2.5.1 Trên thế giới

Trên thế giới, quản lý rác thải bệnh viện được nhiều quốc gia quan tâm và tiến hành một cách triệt để từ rất lâu. Về quản lý, một loạt những chính sách quy định, đã được ban hành nhằm kiểm soát chặt chẽ loại chất thải này. Các hiệp ướcquốc tế, các nguyên tắc, pháp luật và quy định về chất thải nguy hại, trong đó có cả chất thải bệnh viện cũng đã được công nhận và thực hiện trên hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Công ước Basel: Được ký kết bởi hơn 100 quốc gia, quy định về sự vận chuyển

các chất độc hại qua biên giới, đồng thời áp dụng, cả với chất thải y tế. Công ước này đưa ra nguyên tắc chỉ vận chuyển hợp pháp chất thải nguy hại từ các quốc gia

Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn, Tp. HCM

không có điều kiện và công nghệ thích hợp sang các quốc gia có điều kiện vật chất kỹ thuật để xử lý an toàn một số chất thải đặc biệt.

Nguyên tắc polluter pay: Nêu rõ mọi người, mọi cơ quan làm phát sinh chất thải phải chụi trách nhiệm về pháp luật và tài chính trong việc đảm bảo an toàn và giữcho môi trường trong sạch.

Nguyên tắc proximitry: Quy định rằng việc xử lý chất thải nguy hại cần được tiến hành ngay tại nơi phát sinh càng sớm càng tốt. Tránh tình trạng chất thải bị lưu giữ trong thời gian dài gây ô nhiễm môi trường.

Xử lý chất thải bệnh viện, tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế và khoa học công nghệ, nhiều nước trên thế giới đã có những biện pháp khác nhau để xử lý loại rác thải nguy hại này.

Các nước phát triển

Hiện tại trên thế giới ở hầu hết các quốc gia phát triển, trong các bệnh viện, cơ sở chăm sóc sức khỏe, hay những công ty đặc biệt xử lý phế thải đều có thiết lập hệ thống xử lý loại phế thải y tế. Đó là các loại lò đốt ở nhiệt độ cao tùy theo loại phế thải từ 10000C đến trên 40000C. Tuy nhiên phương pháp này hiện nay vẫn cònđang tranh cãi về việc xử lý khí bụi sau khi đốt đã được thải hồi vào không khí.

Các phế thải y tế trong khi đốt, thải hồi vào không khí có nhiều hạt bụi li ti và các hóa chất độc hại phát sinh trong quá trình thiêu đốt như axit clohidric, đioxin/furan, và một số kim loại độc hại như thủy ngân, chì hoặc asen, cadmi. Do đó, tại Hoa kỳ vào năm 1996, đã bắt đầu có các điều luật về khí thải của lò đốt và yêu cầu khí thải phải được giảm thiểu bằng hệ thống lọc hóa học và cơ học tùy theo loại phế thải.

Ngoài ra còn có phương pháp khác để giải quyết vấn đề này đã được các quốc gia lưu tâm đến vì phương pháp đốt đã gây ra nhiều bất lợi do lượng khí độc hại phát sinh thải vào không khí. Đó là phương pháp nghiền nát phế thải và xử lý dưới nhiệt độ và áp suất cao để tránh việc phóng thích khí thải.

Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn, Tp. HCM

Dựa theo phương pháp này rác thải y tế nguy hại được chuyển qua một máy nghiền nát. Phế thải đã được nghiền xong sẽ được chuyển qua một phòng hơi có nhiệt độ 138oC và áp suất 3,8 bar. Ở điều kiện nhiệt độ và áp suất trên là điều kiện tối ưu cho hơi nước bão hòa. Phế thải được xử lý trong vòng 40 – 60 phút. Sau cùng phế thải rắn đã được xử lý sẽ được chuyển đến các bãi rác thông thường vì đã đạt được tiêu chuẩn tiệt trùng. Phương pháp này còn có ưu điểm là làm giảm được khối lượng phế thải vì được nghiền nát, chi phí ít tốn kém hơn lò đốt, cũng như không tạo ra khí thải vào không khí.

Cụ thể như hiện trạng quản lý chất thải y tế tại Vương Quốc Anh, năm 1992 nước Anh đã đưa ra định nghĩa chất thải y tế như sau: bất kỳ chất thải nào mà gồm toàn bộ hoặc một phần cơ thể người, mô động vật, máu hoặc dịch cơ thể, chất bài tiết, dược phẩm mà không an toàn có thể gây độc hại hay các loại rác thải từ các hoạt động y tế, chất thải gây truyền nhiễm ảnh hưởng đối với người tiếp xúc với nó. Chất thải nằm trong định nghĩa này được chia thành các nhóm sau: mô người và chất truyền nhiễm; các vật sắc nhọn; mầm bệnh và các chất thải từ phòng xét nghiệm; dược phẩm quá hạn; nước tiểu, phân và các chất tiết từ vệ sinh; chất thải cytotoxic; chất thải phóng xạ…

Về phần công nghệ tiêu hủy chất thải y tế hiện nay là dựa trên việc phân tách hợp lý CTRYT được xây dựng tại các cơ sở y tế, bệnh viện, phòng khám…có quy định cụ thể và bắt buộc về mặt pháp lý trong việc quản lý chất thải.

Thiêu hủy chất thải y tế là cách phổ biến nhất, kèm theo công đoạn xử lý sơ bộ ban đầu cho các thành phần độc hại đã qua khử trùng tại bệnh viện. Trong thực tế không phải chất thải y tế nào cũng áp dụng công nghệ thiêu hủy, đôi khi sử dụng phương pháp chôn lấp cho loại chất thải rắn ít độc hại hơn.

Tại các nước đang phát triển

Đối với các nước đang phát triển, việc quản lý môi trường nói chung vẫn còn rất lơ là, nhất là đối với phế thải bệnh viện. Tuy nhiên, trong khoảng những năm gần đây, các quốc gia như Ấn Độ, Trung Quốc đã bắt đầu chú ý đến việc bảo vệ

Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn, Tp. HCM

môitrường, và có nhiều tiến bộ trong việc xây dựng các lò đốt ở bệnh viện. Đặc biệt ở Ấn Độ từ năm 1998, chính phủ đã ban hành luật về “Phế thải y tế: Lập thủ tục và Quản lý”. Trong bộ luật này có ghi rõ ràng phương pháp tiếp nhận phế thải, phân loại phế thải, cùng việc xử lý và di dời đến các bãi rác… Do đó, vấn đề phế thải y tế độc hại của quốc gia này đã được cải thiện rất nhiều.

Điển hình như việc quản lý chất thải ở miền nam Châu Phi, chất thải y tế được định nghĩa bao gồm tất cả các loại chất thải sản sinh từ quá trình khám chữa bệnh của cơ sở y tế như bệnh viện đa khoa, trung tâm y tế và phòng thuốc. Chất thải y tế đại diện cho một lượng nhỏ trong tổng khối lượng chất thải được phát sinh trong một cộng đồng. Tuy nhiên, lượng nhỏ chất thải y tế này có khả năng truyền bệnh và hiện tại là nguy cơ gây ra bệnh nghề nghiệp cho các nhân viên của các cơ sở y tế, bệnh nhân và cộng đồng khi các chất thải không được quản lý đúng cách (Baveja, et al, 2000; Silva, 2005).

Phân biệt chất thải y tế giữa rác thải y tế lây nhiễm và không lây nhiễm được tiến hành theo quy định và tiêu chuẩn. Tách các chất thải y tế và rác sinh hoạt được thực hiện một mức độ thỏa đáng.

Về phần công nghệ tiêu hủy rác thải y tế thì phương pháp quản lý rác thải y tế được thông qua nghiên cứu của Oweis et al (2005). Điều này bao gồm một chiến lược cụ thể như sau:

 Xem xét các nguyên tắc, thủ tục, quy định về quy chế quản lý của bệnh viện để thực hiện đúng, đặc biệt là các nhân viên có liên quan đến việc quản lý chất thải y tế phát sinh tại bệnh viện.

 Chỉ tiêu quản lý tốt là tại các phòng ban khác nhau trong bệnh viện có các quan sát viên ghi nhận lại tình hình phân loại, thu gom, bảo quản và xử lý. Rác thải y tế sẽ được tổ chức thu gom và vận chuyển về nơi lưu giữ tạm thời của bệnh viện. Nhân viên chịu trách nhiệm thu gom chất thải y tế được trang bị hoàn tất các thiết bị bảo hộ cá nhân.

Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn, Tp. HCM

Bệnh viện có thể ký kết họp đồng vận chuyển các chất thải y tế với một công ty tư nhân chịu trách nhiệm về quản lý chất thải. Ngoài ra, nếu bệnh viện có khuôn viên rộng, trang thiết bị hiện tại thì sẽ trang bị hệ thống lò đốt và xây dựng bãi chôn lấp chất thải ngay tại bệnh viện dưới sự giám sát chặt chẽ của các giám sát viên và khí thải từ lò đốt được xử lý đúng cách theo pháp lệnh quy định .

2.5.2 Tại Việt Nam

Tình hình chung

Phần lớn các bệnh viện ở Việt Nam được xây dựng trong giai đọan đất nước còn chưa phát triển, nhận thức về vấn đề môi trường chưa cao nên các bệnh viện đều không có hệ thống xử lý chất thải nghiêm túc, đúng quy trình kỹ thuật. Cơ sở vật chất kỹ thuật để xử lý triệt để các loại chất thải độc hại còn bị thiếu thốn. Bên cạnh đó, công tác quản lý còn lỏng lẻo và chưa có quy trình xử lý triệt để.

Mặt khác, số lượng bệnh viện và cơ sở khám chữa bệnh rất lớn, lại thiếu vốn, nên số lượng bệnh viện đạt tiêu chuẩn môi trường còn rất ít. Bảo vệ môi trường tại các bệnh viện không chỉ là vấn đề của riêng các bệnh viện mà cần có sự quan tâm của Chính phủ và toàn xã hội.

Trong những năm qua các cơ quan quản lý môi trường đã tổ chức nhiều đợt tuyên truyền, vận động cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn, nhân viên y tế, bệnh nhân và thân nhân để thấy rõ trách nhiệm trong vấn đề thu gom, phân loại và xử lý sơ bộ, giảm thiểu độc hại gây ra do chất thải y tế. Tuy nhiên, nhận thức của cộng đồng về những nguy cơ tiềm ẩn trong chất thải y tế vẫn còn yếu.

Chất thải y tế được các Công ty Môi trường Đô thị thu gom, xử lý hoặc được xử lý bằng các lò đốt thô sơ, không đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường hoặc được ngâm trong Formandehyt rồi tập trung chôn lấp tại các nghĩa trang, trong các khuôn viên bệnh viện. Rất nhiều loại chất thải lây nhiễm, độc hại được xả trực tiếp ra bãi rác mà không qua bất kỳ một khâu xử lý cần thiết nào.

Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn, Tp. HCM

Một phần của tài liệu Quản lý chất rắn trong y tế pdf (Trang 27 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)