cáo chủ yếu tập trung vào các nội dung: (i) Tố cáo việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi trong việc thu hồi đất nông nghiệp để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng,
kinh doanh nhà ở; lợi dụng chính sách thu hồi đất của nông dân để chia cho cán bộ;
(ii) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao chiếm ruộng đất, lập trang trại; khai tăng diện tích, sai vị trí đất để tham ơ; (iii) Tố cáo chính quyền địa phương (chủ yếu là cấp xã) giao đất nông nghiệp trái thẩm quyền, giao đất khơng đúng diện tích được phê duyệt theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, giao sai vị trí, diện tích, khơng đúng quy hoạch, thu tiền đất vượt nhiều lần so với quy định của Nhà nước, sử dụng tiền thu từ đất khơng đúng chế độ tài chính.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp nghiệp
1.3.1. Pháp luật về đất đai
Quản lý, sử dụng đất nông nghiệp được Đảng, Nhà nước và người dân đặc biệt quan tâm vì hàng chục triệu người dân đang tham gia sản xuất nông nghiệp và đời sống của họ gắn với nông nghiệp, nông thôn [8]. Nghiên cứu các quy định của Luật đất đai năm 2013, cho thấy Luật đã quy định một số “điểm mới” quan trọng góp phần hồn thiện pháp luật và nâng cao hiểu quả quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp. Theo Ngân hàng Thế giới (2012) thì quản lý nhà nước về đất nông nghiệp là nhu cầu khách quan là cơng cụ bảo vệ và điều tiết các lợi ích gắn liền với đất nông nghiệp, và quan trọng nhất là bảo vệ chế độ sở hữu về đất nông nghiệp. Xây dựng và hồn thiện chính sách pháp luật về đất nơng nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm của công tác quản lý đất nông nghiệp [30].
Thứ nhất, Thời hạn giao đất, công nhận quyền sử dụng đất nơng nghiệp
đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp là 50 năm. Thời hạn cho th đất nơng nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân khơng q 50 năm. Về hạn mức giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho mỗi hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, không quá 03 ha cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực
32
đồng bằng sông Cửu Long; không quá 02 ha cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác.
Thứ hai, Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho mỗi hộ gia đình, cá
nhân khơng quá 10 ha đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 30 ha đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi. Hạn mức giao đất cho mỗi hộ gia đình, cá nhân khơng quá 30 ha đối với đất rừng phòng hộ; đất rừng sản xuất. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao nhiều loại đất bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối thì tổng hạn mức giao đất không quá 05 ha. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất trồng cây lâu năm thì hạn mức đất trồng cây lâu năm khơng quá 05 ha đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 25 ha đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất rừng sản xuất thì hạn mức giao đất rừng sản xuất không quá 25 ha. Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân khơng q 10 lần hạn mức giao đất nơng nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đối với mỗi loại đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 129 của Luật Đất nơng nghiệp.
Thứ ba, Về chuyển mục đích sử dụng đất, đối với dự án có sử dụng đất
trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng vào các mục đích khác mà khơng thuộc trường hợp được Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ được quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất khi có một trong các văn bản như: Văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng từ 10 ha đất trồng lúa trở lên; từ 20 ha đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng trở lên; hay Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng dưới 10 ha đất trồng lúa; dưới 20 ha đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.
Các quy định kể trên là động lực khuyến khích người nơng dân n tâm sản xuất, đầu tư vốn, khoa học kỹ thuật và hình thành nên những vùng sản xuất hàng hóa tập trung trong nơng nghiệp, góp phần giải phóng sức lao động. Ngồi ra, cịn tạo căn cứ pháp lý quan trọng để nơng dân tích tụ ruộng đất, đẩy mạnh phát
33
triển kinh tế trang trại, hình thành những vùng chuyên canh lớn, đẩy nhanh việc thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân.
1.3.2. Năng lực, trình độ, ý thức trách nhiệm của người có thẩm quyền trong quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp
Chất lượng nguồn nhân lực luôn là yếu tố quyết định hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Một nền hành chính chun nghiệp chỉ có thể hình thành trên cơ sở xây dựng và phát triển nguồn nhân lực tương ứng mang tính chuyên nghiệp [35,
tr. 51-55]. Năng lực, trình độ, ý thức trách nhiệm của đội ngũ quản lý nhà nước về
đất nông nghiệp là hết sức quan trọng. Sự am hiểu và nhận thức tốt về pháp luật giúp cho việc quản lý đất nông nghiệp được tiến hành một cách công khai minh bạch, khách quan dân chủ đảm bảo quyền con người quyền công dân trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay [19, tr.25].
Năng lực, trình độ, trách nhiệm của của người có thẩm quyền trong quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp với vai trò là “người tổ chức” thực hiện pháp luật có ý nghĩa rất lớn ảnh hưởng tới chất lượng của pháp luật” của người có thẩm quyền trong quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp là hoạt động trong tổng thể các vấn đề thuộc nội dung của hoạt động QLNN. Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã chỉ rõ, tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực cán bộ, công chức trong ngành quản lý đất nông nghiệp; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý Nhà nước về đất nông nghiệp. Quyết định số 1892/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh: “Hồn thiện cơ chế quản lý và hệ thống tổ chức cơ quan quản lý nhà nước về đất nông nghiệp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất nông nghiệp; tập trung xây dựng và hoàn thiện các tổ chức dịch vụ công về đất nông nghiệp. Đồng thời, phát triển nguồn nhân lực ngành quản lý đất nông nghiệp đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng, đáp ứng yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất nông nghiệp giai đoạn 2011 – 2020 [11]”.
1.3.3. Ý thức chấp hành pháp luật của người sử dụng đất
Ý thức pháp luật là một trong những bộ phận cấu thành của đời sống pháp luật bên cạnh lĩnh vực xây dựng và thực hiện pháp luật. Khơng có một hoạt động
34
nào của con người lại có thể thực hiện ngồi ý thức con người. Khơng có quyết định văn bản pháp luật nào, khơng có một quan hệ pháp luật nào có thể thực hiện ngồi
tâm lý pháp luật và tư tưởng, quan niệm của con người [51, tr.74]. Sự tồn tại và vận
động của pháp luật trong xã hội nói chung liên quan chặt chẽ với tư tưởng pháp luật, tâm lý pháp luật, trong đó có lĩnh vực pháp luật về quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp. Đất nông nghiệp là vấn đề phức tạp, nhạy cảm. Đất nơng nghiệp là tài sản có giá trị lớn dễ phát sinh vi phạm, tiêu cực. Thực tiễn cho thấy các hành vi vi phạm pháp luật QLNN về đất nông nghiệp diễn ra phổ biến trong thời gian qua như hành vi tự ý lấn, chiếm, chuyển đổi mục đích sử dụng đất trái phép. Với nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, trong đó ý thức chấp hành pháp luật về đất nông nghiệp của một bộ phận người sử dụng đất xuất phát từ lợi ích việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, nhất là đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao nên một bộ phận người sử dụng đất bất chấp các quy định về quản lý đất nông nghiệp để thực hiện các hành vi vi phạm [47, tr.9].
1.3.4. Yếu tố về cơ sở vật chất, kĩ thuật và nghiệp vụ địa chính; đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Cơ sở vật chất, kỹ thuật và nghiệp vụ đại chính là một trong những yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về đất nông nghiệp. Để nắm được số lượng đất nông nghiệp, Nhà nước phải tiến hành điều tra, khảo sát đo đạc để nắm được quỹ đất theo từng loại đất và từng loại đối tượng sử dụng đất. Bản đồ địa chính là bản đồ chi tiết phản ánh hiện trạng sử dụng đất trên đó vừa thể hiện các yếu tố kỹ thuật như hình
thể, vị trí diện tích, kích thước các cạnh lại vừa thể hiện các yếu tố xã hội như: chủ
sử dụng đất, mục đích sử dụng đất, tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đối với thửa đất, tình trạng quy hoạch. Đây có thể coi lànguồn tài liệu gốc quan trọng nhất để từ đó thực hiện các nhiệm vụ khác của công tác quản lý đất nông nghiệp, đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đăng ký quyền sử dụng đất, xây dựng hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất nông nghiệp là việc thiết lập ban đầu và cập nhật biến động hệ thống hồ sơ ở dạng giấy và dạng số về tồn bộ nguồn lực đất nơng nghiệp, tình hình phân bổ sử dụng đất, tình trạng pháp lý trong quản lý và sử dụng đất, thông tin về người sử dụng đất
35
nhằm phục vụ công tác tra cứu, quản lý, hoạch định chính sách quản lý nhà nước về đất nơng nghiệp [19, tr.26-27].
Quyết định số 1892/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh: “Tăng cường đầu tư, đổi mới trang thiết bị chuyên dùng và công nghệ hiện đại nhằm nâng cao năng lực thực hiện các nhiệm vụ quản lý, sử dụng đất giai đoạn
2011 - 2020”.
Tiểu kết chương 1
Quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp được hiểu là hoạt động của CQNN có thẩm quyền theo quy định của pháp luật trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện trên thực tế chính sách nhà nước về lĩnh vực đất nông nghiệp”. Theo đó, quản lý nhà nước đối với đất nơng nghiệp là căn cứ để nhà nước thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu đất đai của Nhà nước và đảm bảo việc sử dụng đất có hiệu quả,
hợp lý, và cơng bằng. Bên cạnh đó, quản lý nhà nước đối với đất nơng nghiệp là căn
cứ để đảm bảo quyền lợi của người sử dụng đất nông nghiệp và; gắn liền với thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp,
Hoạt động quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp được chi phối bởi các yếu tố như pháp luật; năng lực, trình độ, ý thức trách nhiệm của người có thẩm quyền trong quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp; ý thức chấp hành pháp luật của người sử dụng đất…
Nghiên cứu nội dung về quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp của chính quyền cấp huyện rất đa dạng và phong phú, tuy nhiên chủ yếu tập trung vào các vấn đề như: Luận văn tập trung phân tích, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận của đề tài nghiên cứu, cụ thể: Chủ thể quản lý nhà nước; công tác ban hành, tổ chức thực hiện, tuyên truyền phổ biến pháp luật; kiểm tra, giám sát việc quản lý nhà nước đối với nông nghiệp; giải quyết tranh chấp đất đai…
36
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẤT NÔNG NGHIỆP TỪ