2.1. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ở Huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam Huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam
Quế Sơn là huyện trung du của tỉnh Quảng Nam. Tổng diện tích tự nhiên của huyện 25.745 ha, nằm cách trung tâm hành chính tỉnh Quảng Nam 35 km về phía Đơng Nam, cách thành phố Đà Nẵng 45 km về phía Bắc. Tồn huyện có 14 đơn vị hành chính, bao gồm các xã: Quế Xuân 1, Quế Xuân 2, Quế Phú, Hương An, Quế Cường, Phú Thọ, Quế Thuận, Quế Hiệp, Quế Châu, Quế Minh, Quế An, Quế Long, Quế Phong và thị trấn Đông Phú. Tổng diện tích tự nhiên của huyện: 25.117,15 ha, trong đó: Đất nơng nghiệp: 18.486,38 ha [10. tr.25].
Quế Sơn nằm trên Hành lang phát triển Trung Quảng Nam và là điểm kết
nối Cụm Trung Tây (bao gồm 3 huyện Hiệp Đức - Nông Sơn - PhướcSơn) với Cụm động lực số 2 (Duy Xuyên - Thăng Bình - Quế Sơn). Với tiềm năng và lợi thế từ vị trí địa lý, nguồn nguyên liệu và lực lượng lao động, Quế Sơn hiện nay vừa là khu vực phát triển cơng nghiệp quan trọng. Đồng thời đóng vai trị là một trong những huyện hậu cần công nghiệp của tỉnh Quảng Nam [34, tr.10].
Theo báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn của Huyện Quế Sơn thì: Bên cạnh những thành tựu đạt được, thì thực tiễn vẫn tồn tại nhiều vấn đề như sản phẩm hàng hóa nơng nghiệp chưa nhiều; chất lượng và sức cạnh tranh thấp, chưa có thị trường tiêu thụ ổn định; lợi nhuận trong lĩnh vực nông nghiệp thấp, rủi ro cao, dịch bệnh trên cây trồng, vật ni khó kiểm sốt. Nơng dân khơng “mặn mà” đầu tư thâm canh vào sản xuất nơng nghiệp; hiện tượng bỏ hoang hóa đất nơng nghiệp ngày càng nhiều; đất vườn hiệu quả sử dụng chưa cao [6]. Điều này xuất phát từ công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trong thời gian qua vẫn chưa đạt được hiệu quả “cao”, thực tiễn thực hiện tồn tại những vướng mắc, bất cập xuất phát từ nhiều nguyên
37
2.1.1. Chính sách, và pháp luật về quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp
Pháp luật là công cụ hữu hiệu để Nhà nước thể hiện quan điểm chính trị, để
chính thức hóa tử tưởng của Đảng. Pháp luật về đất nơng nghiệp mang đậm nét tính giai cấp, thể hiện rõ nét yếu tố chính trị. Theo đó, pháp luật phải cụ thể hóa được chủ trương, chính sách của Đảng về đất nông nghiệp với quan điểm: Đất nơng nghiệp thuộc sở hữu tồn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu. Nhà nước chiếm hữu đất nơng nghiệp thơng qua các hoạt động địa chính: điều tra khảo sát, đánh giá, phân loại đất, lập bản đồ địa chính. Nhà nước định đoạt đất nơng nghiệp thơng qua các quyết định hành chính như: giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, công nhận và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, gia hạn QSDĐ, quy định hạn mức sử dụng đất, xác định khung giá các loại đất. Nhà nước sử dụng đất gián tiếp thông qua việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, hay chuyển mục đích sử dụng đất. Nhà nước thu thuế sử dụng đất, thuế chuyển QSDĐ, phí và lệ phí, thu tiền sử dụng đất [31, tr.27-
36].
Quyền sử dụng đất là một loại tài sản và hàng hố đặc biệt, nhưng khơng phải là quyền sở hữu, được xác định cụ thể phù hợp với từng loại đất, từng đối tượng và hình thức giao đất, cho thuê đất. Thông qua hoạt động quản lý nhà nước về đất nông nghiệp, Nhà nước thực hiện hiện quyền định đoạt đối với đất nơng nghiệp bằng việc quy định mục đích sử dụng đất cho từng diện tích đất, từng vùng đất cụ thể. Hoạt động quản lý nhà nước về đất nông nghiệp phải đảm bảo cân đối
nhu cầu sử dụng đất của các tổ chức, cá nhân khơng ngồi mục tiêu ổn định quan hệ xã hội, giữ vững thể chế chính trị. Xuất phát từ yêu cầu, và nhiệm vụ trên, trong thời gian qua UBND Tỉnh Quảng Nam nói chung và UBND Huyện Quế Sơn nói riêng đã ban hành “hàng loạt” các VBQPPL để triển khai trên thực tế chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về QLNN về đất nơng nghiệp ví dụ như: Quyết định số 02/2014/QĐ-UBND Ngày 30 tháng 9 năm 2014 của UBND huyện Quế Sơn xử lý các vướng mắc trong giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn Huyện; Quyết định số: 03/2014/QĐ-UBND ngày 30 tháng 9 năm 201 ban hành phương án Quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ và lưu vực các Hồ,
38
đập thủy lợi trên địa bàn huyện Quế Sơn giai đoạn 2014-2020; Quyết định số
352/UBND-KT ngày 30/05/2018 về việc triển khai thực hiện Kế hoạch sử dụng đất
huyện Quế Sơn năm 2018.
2.1.2. Năng lực, trình độ, ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức trong quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp
Trong những năm qua, để thực hiện tốt cơng tác tuyển dụng, bố trí và sử dụng cán bộ có hiệu quả cơng tác cán bộ từ Trung ương đến tỉnh Quảng Nam và huyện Quế Sơn nói riêng đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo như: Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”; Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19/5/2018 của Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đầy đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; Nghị quyết số 04- NQ/TU ngày 12 tháng 8 năm 2016 của Tỉnh ủy Quảng Nam về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, kiện toàn tổ chức bộ máy giai đoạn 2016 – 2020 và định hướng đến năm 2025, trên cơ sở các văn bản của cấp trên Ban Thường vụ Huyện ủy Quế Sơn đã cụ thể hóa và ban hành Nghị quyết số 05-NQ/HU ngày 28 tháng 12 năm 2016 về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn huyện giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2025 và Kết luận số 49-KL/HU ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Huyện ủy Quế Sơn về sửa đổi, bổ sung một số nội dung và tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/HU, ngày 28-12-2016 của Huyện ủy [6]. Trong hoạt động QLNN về đất nông nghiệp, quán triệt tinh thần các Nghị quyết của Huyện ủy, UBND Huyện Quế Sơn đã tích cực chỉ đạo các cơ quan và chính quyền các thị trấn, xã thực hiện công tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện hoạt động QLNN về đất nông nghiệp theo hướng phân công, phân cấp rõ hơn; thẩm quyền và trách nhiệm trong việc bổ nhiệm, sử dụng, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức được xác định rõ cho người đứng đầu cơ quan hành chính và thủ trưởng đơn vị sự nghiệp, dịch vụ công; năng lực, trách nhiệm, chất lượng cán bộ, công chức, viên chức ngày càng cải thiện và nâng cao, đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới [66]. Thực tiễn trong thời gian qua, bên cạnh việc đổi mới công tác quản lý, tăng cường đào tào nâng cao trình độ chun mơn thì hoạt động xử lý cán bộ, cơng chức vi phạm trong hoạt động QLNN về đất nông nghiệp được UBND Huyện
39
Quế Sơn thực hiện “quyết liệt” nhằm nâng cao chất lượng, ý thức trách nhiệm đội ngũ cán bộ công chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp. Điển hình, qua đơn thư tố cáo của cơng dân ngày 25/4/2017, Chủ tịch UBND huyện Quế Sơn có Quyết định số 377/QĐ-UBND về việc thanh tra đột xuất đối với UBND xã Quế Châu về việc ban hành và thực hiện chủ trương quy hoạch chi tiết Khu dân cư đoạn từ Chợ Đàng đến giáp Trường THCS Quế Châu. Qua kiểm tra UBND huyện kết luận như sau: Căn cứ vào hệ thống pháp luật đất đai gồm: Luật Đất đai 1987, Luật Đất đai 1993, Luật Đất đai sửa đổi năm 1998, Luật Đất đai 2003, Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản dưới Luật thì khơng thể giao đất được cho các hộ dân. Bởi lẽ diện tích đất này chưa được sử dụng. Như vậy, tại thời điểm năm 1992, vị trí quy hoạch chưa được phê duyệt, UBND xã Quế Châu thu tiền của dân nhưng không thể cấp được đất cho dân. Việc thực hiện quy hoạch không thành công. Hơn nữa, UBND xã cũng không trả lại tiền cho nhân dân. Việc thu tiền của UBND xã Quế Châu là sai. Kết quả xử lý sau thanh tra như sau: Chỉ đạo UBND xã Quế Châu tổ chức kiểm điểm nghiêm túc trách nhiệm tập thể lãnh đạo UBND, nguyên chủ tịch, cán bộ địa chính, kế toán và các cá nhân liên quan chưa làm hết trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao dẫn đến sai phạm trong công tác quản lý nhà nước về đất đai. Chỉ đạo UBND xã Quế Châu trả tiền lại cho nhân dân theo mức lãi suất ngân hàng quá hạn hoặc hướng dẫn hộ dân khởi kiện tại Tòa án nhân dân để bảo vệ quyền lợi của mình. Chỉ đạo phịng Tài nguyên và Môi trường huyện tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát, thường xuyên hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với các xã, thị trấn nói chung và UBND xã Quế Châu nói riêng để kịp thời uốn nắn, sửa chữa sai sót trong quản lý đất đai, giúp địa phương thực hiện đúng quy định của Luật Đất đai và các văn bản dưới Luật [24, tr.38]
2.1.3. Ý thức chấp hành pháp luật của người sử dụng đất
Ý thức pháp luật giữ vai trò chi phối tất cả các giai đoạn của quá trình điều chỉnh bằng pháp luật đối với hành vi con người, từ xây dựng đến tổ chức thực hiện và bảo vệ pháp luật. Có thể nói trong quản lí xã hội, việc pháp luật được thực hiện như thế nào phụ thuộc rất lớn vào ý thức pháp luật của các chủ thể trong xã hội [47,
40
quan hệ mật thiết đối với ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân. Ý thức pháp luật là thước đo để đánh giá nhận thức của con người đối với các vấn đề ý thức của con người đối với các vấn đề ý thức lập pháp, là năng lực trong việc giải thích pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật. ý thức pháp luật có mối quan hệ mật thiết với chính sách pháp luật và giáo dục pháp luật.Ý thức pháp luật là sản phẩm của quá trình phát triển xã hội chịu ảnh hưởng sâu sắc của các hệ tư tưởng và quan niệm xã hội, cũng như chịu sự ảnh hưởng trực tiếp của chính sách pháp luật [51, tr,26].
Trong lĩnh vực đất đai, Tờ trình số 222/TTr-CP trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án Luật Đất đai (sửa đổi) nhấn mạnh: “Việc thanh tra, kiểm tra giám sát và xử lý các hành vi sai phạm trong quản lý đất đai chưa kịp thời; ý thức chấp hành pháp luật về đất đai của một bộ phận nhân dân cịn hạn chế”. Do đó, để ý thức chấp hành pháp luật của người sử dụng đất là “yếu tố” quan trọng thực hiện hiệu quả công tác QLNN về đất đai. Thực tiễn cho thấy, việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật đất đai cho người sử dụng đất sẽ góp phần “đáng kể” vào việc làm giảm số vụ, tính chất và mức độ vi phạm các quy định của pháp luật đất đai [76]. Do đó, Luật đất đai năm 2013 đã có nhiều quy định pháp luật nhằm nâng cao ý thức của người sử dụng đất trong việc sử dụng đất đai hiệu quả, tiết kiệm hơn; hạn chế tình trạng chạy dự án vì mục đích đầu cơ. Ví dụ, Trường hợp Nhà nước không bồi thường về đất và tài sản đã đầu tư trên đất thuộc trường hợp bị Nhà nước thu hồi do vi phạm [70].
Trong lĩnh vực QLNN về đất nông nghiệp trên địa bàn Huyện Nông Sơn, Quyết định số 02/2014/QĐ-UBND Ngày 30 tháng 9 năm 2014 của UBND huyện Quế Sơn xử lý các vướng mắc trong giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn Huyện đã nhấn định: “ Việc khơng có thống nhất giữa hồ sơ giao đất và thực tế sử dụng đất, có người có giấy tờ về đất lâm nghiệp nhưng không sử dụng đất…, đây là nguyên nhân xảy ra các vụ tranh chấp, khiếu nại phức tạp, kéo dài” [67]. Do đó, nhận thức được vai trị của ý thức của người sử dụng đất là yếu tố quan trọng thực hiện hiệu quả công tác QLNN về đất nông nghiệp, Báo cáo số
222-BC/HU ngày 31 tháng 5 năm 2018 về việc tổng kết 10 năm thực hiện Nghị
quyết Trung ương 7 khóa X về nơng nghiệp, nông dân, nông thôn của Huyện Quế Sơn đã xác định: “ Tăng cường nâng cao ý thức trách nhiệm; đảm bảo quyền lợi và
41
nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai sẽ góp phần quan trọng cho việc quản lý, sử dụng đất được thống nhất, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả [6] .