Quan điểm hoàn thiện pháp luật quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước về đất nông nghiệp từ thực tiễn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam (Trang 64 - 66)

3.1. Quan điểm hoàn thiện pháp luật quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp nông nghiệp

3.1.1. Thể chế hóa đầy đủ, kịp thời đường lối, chủ trương của Đảng Nhà nước đi vào cuộc sống

Trên con đường quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, trong mỗi giai đoạn lịch sử

khác nhau, Đảng, Nhà nước ta phải điều chỉnh đường lối cho phù hợp với tình hình

phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Mặt khác, kinh tế càng phát triển, xã hội càng đổi mới thì hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về QLNN đối với đất nơng nghiệp nói riêng càng nhanh chóng bị lạc hậu, những quy định trước đây là phù hợp

thì nay lại không áp dụng được nữa; nhiều vấn đề mới nảy sinh chưa được pháp luật

điều chỉnh, do đó hệ thống pháp luật về QLNN đối với đất nơng nghiệp cũng cần được bổ sung, sửa đổi hồn thiện.

Nghị quyết 07/NQ-CP về việc tiếp tục thực hiện cải cách hành chính trong lĩnh vực đất nơng nghiệp, phân cấp việc quy định trình tự thủ tục hành chính về đất nơng nghiệp và gắn liền với trách nhiệm giải quyết của từng cấp chính quyền địa phương cho phù hợp với chủ trương, yêu cầu cải cách thủ tục hành chính và điều kiện cụ thể theo từng giai đoạn, rà sốt đơn giản hóa các thủ tục hành chính từ cấp trung ương đến địa phương. Hồn thiện quy chế phối hợp liên thơng giữa các cơ quan có liên quan trong việc thực hiện thủ tục hành chính về đất nông nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 31/10/2012 về tiếp tục đổi mới chính sách pháp luật về đất nơng nghiệp trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại chỉ rõ: “Tiếp tục thu hẹp các đối tượng giao đất, và mở rộng các đối tượng được thuê đất. Việc giao đất, cho thuê đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế, xã hội được thực hiện chủ yếu thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất. Chỉ đạo tiến hành điều tra, khảo sát và xây dựng khung giá các loại đất, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc xây dựng khung giá đất, và xác định giá đất cụ thể tại các địa phương. Tổ chức thực

59

hiện theo dõi, cập nhất biến động giá đất trên thị trường, từng bước xây dựng cơ sở dữ liệu về giá đất tới từng thửa đất gắn liền với cơ sở dữ liệu đất nông nghiệp”.

Các nghị quyết của Trung ương và các văn bản hướng dẫn của Chính phủ cũng nêu rõ nhiệm vụ của các cơ quan QLNN về đất nông nghiệp trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất nông nghiệp và xử lý vi phạm pháp luật về đất nông nghiệp cần tập trung thanh tra, kiểm tra công tác QLNN về đất nông nghiệp, SDĐ của các cơ quan tổ chức doanh nghiệp ở một số đại phương có nhiều vụ việc bức xúc nổi cộm, đẩy mạnh việc rà soát sắp xếp xử lý nhà đất thuộc sở hữu nhà nước. Đẩy mạnh việc rà soát, sắp xếp, xử lý nhà đất thuộc sở hữu nhà nước và việc thực hiện đấu giá QSDĐ khi sắp xếp lại trụ sở, cơ quan làm việc thuộc sở hữu nhà nước để chuyển sang mục đích phát triển kinh tế. Tăng cường kiểm tra việc quản lý, SDĐ quốc phòng, an ninh nhằm bảo đảm SDĐ đúng quy hoạch, kế hoạch SDĐ và phù hợp với nhiệm vụ cụ thể của từng đơn vị. Kiểm tra chặt chẽ việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích SDD để thực hiện dự án đầu tư, quy định và tổ chức thực hiện nghiêm túc các điều kiện, tiêu chí để nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích SDĐ để thực hiện dự án đầu tư. Tập trung kiểm tra, rà soát, xử lý dứt điểm những trường hợp đất đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nhưng chậm đưa đất vào sử dụng, khơng sử dụng, hoặc sử dụng lãng phí, đầu cơ, sử dụng sai mục đích, trái pháp luật. Thực hiện các giải pháp huy động nguồn lực từ đất nông nghiệp, xây dựng cơ chế huy động nguồn vốn từ tiền thu từ đất, từ nguồn tín dụng, từ ngân hàng phát triển và các nguồn khác để có kinh phí đáp ứng u cầu chủ động thu hồi đất theo kế hoạch SDĐ, tạo quỹ đất sạch để đấu giá QSDĐ [19, tr.315-316].

3.1.2. Đáp ứng các yêu cầu của nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa

và bối cảnh hổi nhập quốc tế sâu rộng

QLNN nói chung và QLNN đối với đất nơng nghiệp nói riêng là lĩnh vực

khó. Để có được mơ hình quản lý phù hợp, hiệu quả một mặt cần tăng cường nghiên cứu rút kinh nghiệm từ thực tiễn để sửa đổi, bổ sung cho hoàn thiện, mặt khác cần cũng cần học hỏi những kinh nghiệm quản lý tiến bộ, khoa học của nước ngoài phù

60

quy hoạch SDĐ, giao đất, thu hồi đất, giải phóng mặt bằng… để phát huy được cao nhất tiềm năng đất nông nghiệp phục vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011-2015 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016-

2020 nhấn mạnh: Tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu cơ sở lý luận để hồn thiện hệ thống chính sách, pháp Luật đất đai phù hợp với thể chế kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, tăng cường hợp tác song phương và đa phương nhằm trao đổi kinh nghiệm, huy động nguồn vốn để hỗ trợ cho việc hoàn thiện thể chế, tăng cường năng lực QLNN về tài nguyên đất nơng nghiệp. Tập trung hồn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Xây dựng nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo quy luật thị trường, cạnh tranh bình đẳng, minh bạch.

Hơn nữa, để bắt kịp sự sôi động của các giao dịch trên thị trường, việc ứng dụng công nghệ thông tin nhằm xây dựng một hệ thống dữ liệu điện tử dựa trên việc quản lý nhà nước về đất nông nghiệp bằng kỹ thuật số là một xu hướng của rất nhiều nước trên thế giới. Việt Nam phải nắm bắt cơ hội ngay từ bây giờ để theo kịp sự phát triển của xu hướng này. Nó địi hỏi những chính sách và bước đi phù hợp cho việc chuyển đổi dữ liệu điện tử trong quản lý nhà nước về đất nông nghiệp. Thời gian gần đây, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất nông nghiệp, nhất là tại cấp xã, đã giúp cho các địa chính viên làm tốt công tác thống kê, kiểm kê đất nông nghiệp; tra cứu và báo cáo nhanh tình hình biến động nơng nghiệp của địa bàn; phát hiện và khắc phục được nhiều sai sót trong cơng tác đăng ký nơng nghiệp tiến hành thủ công (như ghi trùng số chứng minh nhân dân của người sử dụng đất, trùng số thửa, trùng số vào sổ cấp giấy chứng nhận…); đồng thời giảm bớt áp lực và nâng cao năng suất, chất lượng công việc [71, tr.285]. Điều này càng cho thấy rõ ràng hơn hiệu quả của việc áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước về đất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước về đất nông nghiệp từ thực tiễn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)