Đánh giá thực tiễn thi hành pháp luật về quản lý nhà nước đối với đất nông

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước về đất nông nghiệp từ thực tiễn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam (Trang 57 - 64)

đất nông nghiệp tại Huyện Quế Sơn, Tỉnh Quảng Nam

2.3.1. Đánh giá chung thực tiễn thi hành pháp luật về quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp tại Huyện Quế Sơn, Tỉnh Quảng Nam

Đánh giá thực tiễn thi hành pháp luật về QLNN đối với đất nông nghiệp là

một cơng việc phức tạp, có thể được đánh giá theo nhiều tiêu chí khác nhau. Trong

phạm vi đề tài này, Luận văn tập trung đánh giá theo 02 tiêu chí là:

Thứ nhất, Tiêu chí phù hợp. Các phương thức thi hành pháp luật về QLNN

52

pháp luật và các điều kiện thực tế tại huyện Quế Sơn nên đã mang lại kết quả nhất định: đã có hệ thống quy hoạch, kế hoạch của huyện, xã làm căn cứ phục vụ công tác quản lý đất nông nghiệp trên địa bàn; đã đáp ứng được phần nào yêu cầu về tiến độ

trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất phục vụ các dự án kinh tế

xã hội, giao đất ở cho nhân dân, góp phần tăng thu ngân sách; khắc phục được một số bất cập trong chính sách pháp luật về QLNN đối với đất nông nghiệp trong giao đất ở

cho hộ gia đình cá nhân, cho thuê đất trái thẩm quyền vượt thời hạn quy định, cấp giấy

giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người SDĐ khơng có giấy tờ về QSD đất; giải quyết kịp thời các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất nông nghiệp, xử lý

các vi phạm trong quản lý và SDĐ đai trên địa bàn.

Tuy nhiên phương thức thi hành pháp luật tại huyện Quế Sơn còn một số

điểm chưa phù hợp, thể hiện: Thiếu quy hoạch SDĐ chi tiết cấp xã, chưa phù hợp với

yêu cầu quản lý đối với đất nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay; hệ thống quy

hoạch, kế hoạch SDĐ được xây dựng theo phương thức tổng hợp từ cấp xã đến cấp huyện (từ dưới lên), chưa phù hợp nguyên tắc: “quy hoạch, kế hoạch SDĐ của cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch SDĐ của cấp trên” theo quy định của pháp luật, đồng thời quy hoạch SDĐ các xã được lập với chất lượng không cao, phải thường xuyên điều chỉnh [67].

Như vậy, hệ thống quy hoạch SDĐ tại Quế Sơn chưa đáp ứng được yêu cầu để quản lý, SDĐ có hiệu quả. Quy hoạch, kế hoạch SDĐ quan tâm chuyển mục đích đất nơng nghiệp ở vị trí bám các tuyến đường tỉnh lộ, huyện lộ, gần trung tâm huyện,

xã sang làm đất ở để giao đất theo hình thức đấu giá và làm khu cơng nghiệp tuy đã

góp phần tăng thu ngân sách và thu hút được một số doanh nghiệp thuê đất đầu tư sản

xuất kinh doanh nhưng đã làm cho diện tích đất nông nghiệp được bồi bổ, cải tạo nhiều năm bị giảm đi đáng kể, hàng trăm ha đất nông nghiệp sau khi chuyển mục đích bị bỏ hoang một thời gian dài; hình ảnh hộ gia đình nơng thơn truyền thống với “vườn

cây, ao cá” đang dần được thay thế bằng các dãy “nhà ống” bám dọc theo các tuyến

đường tỉnh, đường huyện hình thành nên những khu đơ thị, dân cư nơng thơn méo mó, thiếu mỹ quan...; UBND các xã, thị trấn đều cho thuê đất thời hạn trên 10 năm không đúng với quy định của pháp luật. Phương thức chỉ đạo các xã thanh lý các hợp đồng

53

khơng có cơ chế xử lý cụ thể đối với trách nhiệm của cán bộ quản lý, khơng có biện

pháp hỗ trợ tài chính để thanh lý hợp đồng ... thực sự là biện pháp chưa phù hợp, thiếu tính khả thi; việc “khốn thẳng” cho cán bộ Địa chính hoặc chủ tịch UBND xã xác

nhận về nguồn gốc, thời điểm SDĐ để làm căn cứ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định việc bồi thường hay không bồi thường về đất cho người đang SDĐ dễ sảy ra tình trạng thiếu khách quan, chính xác, mặt khác còn tạo điều kiện

cho cán bộ tham nhũng, tiêu cực. Phương thức này không đúng pháp luật và khơng phù hợp với tình hình thực tế. Việc áp dụng thu thuế của tất cả các trường hợp chuyển QSD đất, không phân biệt được người chuyển quyền một “đất ở duy nhất” để miễn thuế và người mua bán đất “lòng vòng” để kiếm lời gây bất công bằng, không đúng pháp luật, thiệt hại cho đối tượng được hưởng chế độ miễn thuế theo quy định ...

Thứ hai, Tiêu chí hiệu quả. Thực tiễn thi hành pháp luật về QLNN đối với

đất nơng nghiệp đã góp phần ổn định kinh tế- xã hội tại huyện Quế Sơn. Hệ thống cơ sở hạ tầng đang dần được củng cố; bộ mặt đô thị của huyện đã có những thay đổi theo hướng hiện đại; các thành phần kinh tế tăng trưởng và phát triển ổn định. Theo Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn của Huyện Quế Sơn: Trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, 10 năm qua huyện đã tập trung đẩy mạnh cơ giới hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, liên kết sản xuất lúa giống, lúa hàng hóa, cơ cấu con vật ni hợp lý, nhờ đó góp phần tăng giá trị trên một đơn vị diện tích, nâng cao thu nhập và giải phóng sức lao động cho người nông dân. Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2017 đạt 894,9 tỷ đồng, tăng 553,9 tỷ đồng so với năm 2008; trong đó, cơ cấu ngành trồng trọt năm 2017 chiếm 57,65%, ngành chăn nuôi chiếm 39%, dịch vụ và các hoạt động liên quan chiếm 3,35%. Tổng sản lượng lương thực năm 2017 đạt 40.067 tấn, tăng 10.726 tấn so với năm 2008. Bình quân lương thực đầu người đạt 473 kg/năm, đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ và có dự trữ, tích lũy [6].

Tuy nhiên, phương thức thi hành pháp luật tại huyện Quế Sơn còn một số điểm chưa mang lại hiệu quả như: chất lượng hệ thống quy hoạch thấp phải thường

xuyên điều chỉnh gây lãng phí, tốn kém; giao đất ở khơng qua hình thức đấu giá QSDĐ cho hộ gia đình cá nhân ở nơng thơn chưa có giải pháp thiết thực, hiệu quả; khơng có

54

biện pháp hữu hiệu để kiểm soát được các giao dịch của thị trường QSD đất nông nghiệp; xử lý các sai phạm trong quản lý và SDĐ chưa thực sự nghiêm túc, cịn thiếu

cơng bằng nên hiệu quả răn đe, giáo dục, phịng ngừa hạn chế; chưa có biện pháp hữu

hiệu để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc thực hiện các quy định của pháp luật trong

xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất nơng nghiệp, xác định đối tượng khiếu

nại do đó chất lượng, hiệu quả trong giải quyết thấp.

2.3.2. Nguyên nhân hạn chế của việc thi hành pháp luật về quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp tại Huyện Quế Sơn, Tỉnh Quảng Nam

2.3.2.1. Hệ thống pháp luật đốivới đất nơng nghiệp

Nhìn chung, hệ thống pháp luật về QLNN đối với đất nơng nghiệp chưa

thực sự hồn chỉnh, khơng rõ ràng và cịn phức tạp. Hệ thống văn bản được ban hành bởi rất nhiều cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương để điều chỉnh quan hệ đất nơng nghiệp nên có độ phức tạp cao, không thuận lợi trong thi hành pháp luật; mặt khác, các văn bản cịn có một số mâu thuẫn, tạo nên sự lúng túng trong xử lý; còn nhiều yếu tố chưa có khung điều chỉnh đầy đủ trong văn bản luật, tạo kẽ hở trong

thực thi pháp luật. Cụ thể:

Thứ nhất, Pháp luật về quy hoạch duy trì sự tham gia lập và quản lý quy

hoạch SDĐ vào các mục đích khác nhau của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực như xây dựng, kiến trúc, giao thông...; chưa quy định chặt chẽ về cơ chế phối hợp của những

ngành này nên việc phối hợp còn yếu, quan điểm và cách nhìn ở mỗi ngành khác nhau. Mặt khác, hệ thống quy hoạch, kế hoạch SDĐ được lập và quản lý theo cấp

hành chính dẫn đến quy hoạch, kế hoạch SDĐ trở nên phân tán nhỏ lẻ cũng như có

độ vênh, thậm chí chồng chéo giữa quy hoạch giao thông, xây dựng và quy hoạch SDĐ... Nguyên tắc: “quy hoạch, kế hoạch SDĐ của cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch SDĐ của cấp trên” chưa được cụ thể hóa để đảm bảo tính hợp lý,

thống nhất của hệ thống quy hoạch.

Thứ hai, Các quy định về thủ tục kiểm tra, xác nhận nguồn gốc, thời điểm

SDĐ đang sử dụng ổn định, khơng có tranh chấp nhưng khơng có giấy tờ về QSD đất để thu hồi đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không thống nhất, thiếu chặt chẽ và thiếu cơ chế giám sát công việc này, nên dễ sảy ra tình trạng xác nhận thiếu

55

gốc, thời điểm SDĐ để thu hồi đất, pháp Luật đất đai quy định: Người bị thu hồi đất kê

khai theo mẫu tờ khai do Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng cung

cấp và hướng dẫn thực hiện; Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng

làm việc với Văn phòng đăng ký QSD đất và UBND cấp xã nơi có đất để xác định nguồn gốc SDĐ. Như vậy, pháp luật không xác định rõ ai là người phải chịu trách

nhiệm về tính chính xác về nguồn gốc, thời điểm SDĐ làm căn cứ xác định đủ điều kiện

hay không đủ điều kiện bồi thường, hỗ trợ cho người SDĐ. Quy định như vậy dễ dẫn

đến sự tùy tiện, thiếu khách quan, chính xác trong việc xác định nguồn gốc, thời điểm SDĐ.

Thứ ba, Thiếu các quy định về cơ chế giám sát, xử lý để đảm bảo cho hoạt

động thanh tra quản lý và SDĐ được thực hiện có hiệu quả, các vi phạm trong quản lý

và SDĐ được xử lý kịp thời, khách quan, nghiêm túc; thiếu các quy định về cơ chế hỗ

trợ đảm bảo cho người dân tham gia phát hiện, ngăn chặn các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý và SDĐ đai.

Thứ tư, Pháp luật đất đai quy định hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn là thủ tục bắt buộc trong giải quyết tranh chấp đất nơng nghiệp, tuy nhiên cịn thiếu vắng

các quy định điều kiện và thủ tục hòa giải để việc hịa giải có hiệu quả như: quy định

trách nhiệm của chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn trong tổ chức hòa giải, các quy định để xử lý trường hợp một trong các bên tranh chấp không đến nghe hòa giải tranh chấp; trường hợp một hoặc các bên tranh chấp khơng thực hiện kết quả hịa giải thành.

Thứ năm, Thiếu các quy định về nguyên tắc áp dụng căn cứ để giải quyết

tranh chấp đất nông nghiệp. Pháp Luật đất đai đưa ra các căn cứ để cơ quan nhà nước

áp dụng khi giải quyết các tranh chấp đất nông nghiệp. Tuy nhiên pháp luật không

hướng dẫn cụ thể nguyên tắc áp dụng các căn cứ này thế nào, trường hợp một hoặc nhiều căn cứ áp dụng có mâu thuẫn với nhau thì áp dụng ra sao nên khó khăn trong thực tiễn áp dụng.

2.3.2.2. Thực tiễn tổ chức thực thi pháp luật về quản lý nhà nước đối với

đất nông nghiệp

Thứ nhất, Sự quan tâm, chỉ đạo phối hợp của các ngành của tỉnh với huyện

chưa thường xuyên, nhiều khó khăn vướng mắc được tìm ra, huyện có báo cáo kiến nghị nhưng cấp Tỉnh không hướng dẫn, chỉ đạo, phối hợp giải quyết hoặc hướng dẫn

56

giải quyết không kịp thời. Sự kiểm tra, tháo gỡ các vướng mắc của các cơ quan cấp tỉnh chưa thường xuyên, chặt chẽ, nghiêm túc.

Thứ hai, Trách nhiệm quản lý của các cơ quan quản lý cấp trên còn thiếu và

yếu. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật, thi hành công vụ của cơng chức và cơ quan hành chính cịn bng lỏng. Thiếu hệ thống quy phạm, tiêu chí kiểm tra, đánh giá, cơ chế phối hợp theo chiều dọc và chiều ngang một cách khoa học, gây khó khăn cho thanh tra, kiểm tra cũng như độ chính xác trong các kết luận

thanh tra.

Thứ ba, Công tác lãnh đạo, tổ chức thực hiện Luật đất đai năm 2013 của Chính quyền Huyện Quế Sơn chưa thực sự tốt, tư tưởng chậm đổi mới; tâm lý đùn đẩy, né tránh, sợ trách nhiệm vẫn còn nặng nề trong đội ngũ cán bộ công chức của huyện; nhiều nội dung của Luật chưa được thực hiện nghiêm túc [21]. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ cơng chức vừa thiếu vừa yếu; một bộ phận cán bộ công chức năng lực, đạo đức chưa đáp ứng được yêu cầu công việc.

Thứ tư, Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật chưa tốt, chưa phát huy

hết tinh thần làm chủ cũng như sức mạnh khối đại đoàn kết của các tổ chức, mặt trận tổ quốc, các đoàn thể nhân dân (thanh niên, phụ nữ, cựu chiến binh, nông dân...) cũng như đông đảo quần chúng nhân dân, doanh nghiệp tham gia vào quá trình xây dựng

quy hoạch, kế hoạch SDĐ và giám sát thực hiện QLNN về đất nông nghiệp. Công tác thông tin tuyên truyền, giáo dục pháp luật cịn hình thức; cơng khai quy hoạch, lấy ý

kiến đóng góp của người dân, doanh nghiệp cịn mang tính đối phó.

Thứ năm, Vai trò giám sát kiểm tra của HĐND huyện về QLNN đối với đất

nông nghiệp chưa thường xuyên, sâu sát, chất lượng hạn chế; thiếu sự quan tâm phân

công trách nhiệm quản lý các khu vực quy hoạch, xử lý vi phạm đất nông nghiệp. Việc phối hợp giữa các đơn vị trong huyện trong thi hành pháp luật về QLNN đối với đất nông nghiệp chưa tốt; vai trò của cơ quan tư pháp như tòa án, viện kiểm sát còn hạn chế; số lượng bản án hành chính, đất nơng nghiệp do tịa án giải quyết còn thấp, đặc

57

Tiểu kết chương 2

Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của quốc gia, vì vậy, cần xây dựng cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với đất đai, làm rõ những đặc điểm của quản lý nhà nước đối với đất đai hiện nay Cùng với sở hữu nhà nước, sở hữu cộng đồng, sở hữu tư nhân có thể tồn tại và phát triển để bảo đảm sự bình đẳng xã hội.Nhà

nước ta sẽ khơng tư nhân hóa đất đai, nhưng các quyền của Nhà nước trao cho người sử dụng đất sẽ ngày càng mở rộng. Quản lý đất đai rất cần sự minh bạch. Nhìn chung hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai ngày càng được nâng lên rõ rệt. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật được ban hành khá đầy đủ; các quyết định, quy định của Nhà nước liên quan đến đất đai được thực hiện trên thực tế ngày càng cao hơn. Ý thức chấp hành pháp luật về đất đai ngày càng được nâng lên. Nhà đầu tư nước ngoài từng bước được mở rộng cơ hội trong việc tiếp cận đất đai; những bất cập về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất từng bước được khắc phục. Việc thanh tra, kiểm tra thực hiện Luật Đất đai năm 2013 đã được thực hiện thường xuyên và kịp thời phát hiện, xử lý những sai phạm trong quản lý, sử dụng đất đai. Việc lập, xét duyệt và triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các cấp ngày càng đi vào nền nếp [74].

Thực tiễn thi hành pháp luật về quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp tại Huyện Quế Sơn, Tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua cho thấy, dưới sự chỉ đạo của cấp ủy đảng và chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng, với trách nhiệm đã có nhiều cố gắng, nỗ lực để hồn thành các mặt cơng tác, trong đó có cơng tác QLNN đối với đất nơng nghiệp. Có thể nói, với những kết quả đạt được trong QLNN đối với đất nơng nghiệp trong những năm qua đã góp phần tích cực thực hiện “thắng lợi” Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 của Ban Chấp hành Trung ương

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước về đất nông nghiệp từ thực tiễn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam (Trang 57 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)