Cấu trúc hiển vi

Một phần của tài liệu nghiên cứu nuôi trồng nấm mộc nhĩ lưới auricularia delicata phát hiện ở vườn quốc gia cát tiên (Trang 41 - 73)

L ỜI MỞ ĐẦU

3.1.2 Cấu trúc hiển vi

Zona pilosa: lông cứng biến động mạnh, dài 60 – 175µm, đỉnh hơi nhọn hoặc tù – tròn.

Zona compacta: dày 20 – 30µm, hệ sợi đan cài dày đặc, không phân biệt rõ từng sợi.

Zona subcompacta superioris: dày 40 – 50µm, sợi mảnh, phân bốẩn nhập.

Zona intermedia: dày 400 – 500µm, có khoảng không rộng, trong suốt.

Zona subcompacta inferioris: dày 135 – 145µm, sợi nhỏ, mảnh, đan cài dày đặc.

Hymenium: dày 80 – 90µm, đảm đa bào (4 tế bào) dài 40 – 50µm, bào tử đảm dạng hạt đậu có 2 – 3 giọt dầu nổi sáng.

Hình 3.2: Bụi bào tử màu trắng kem

Hình 3.4: Cấu trúc cắt dọc quả thể A. delicata

Hình 3.5: Zona pilosa trên cấu trúc cắt dọc quả thể A. delicata

Zona pilosa Zona compacta

Hymenium Zona intermedia

3.2 Tách và phân lập giống nguyên chủng bằng phương pháp nuôi cấy mô

Sau khi cấy xong đưa vào tủ ấm ở 30oC. Sau một ngày mô thịt sẽ xuất hiện sợi nấm và lan dần trên môi trường thạch. Sau khi phân lập chúng tôi cấy chuyền và nhân giống lên với sốlượng cần thiết. Giống lưu giữ bảo quản trong tủ lạnh 6-8oC.

Hình 3.6: Ống giống 7 ngày tuổi 3.3 Đặc điểm sinh trưởng của hệ sợi trên môi trường thạch

Trên môi trường nuôi cấy thuần khiết, hệ sợi nấm mộc nhĩ A. delicata (Fr.) Henn. f. purpurea phát triển dưới dạng hình rễ khá sớm, lúc còn non sợi có màu trắng đục, sau 10 ngày vùng sợi già chuyển sang màu vàng nâu. Trong quá trình

sinh trưởng và phát triển, nấm tiết ra trên bề mặt thạch dịch không màu, chất này không gây ảnh hưởng xấu đến sựsinh trưởng và phát triển của hệ sợi.

Trong quá trình thí nghiệm chúng tôi nhận thấy ở thời điểm 10 – 15 ngày hệ

sợi nấm bắt đầu tiết sắc tố vàng nâu, lúc này sợi nấm đã già. Nếu sử dụng giống già

để cấy lên chai giá thể thì sẽcho năng suất thấp. Vì vậy, chúng tôi thường cấy giống

trước độ tuổi 10 ngày. Tuy nhiên để khẳng định đâu là môi trường phù hợp nhất cho sợi nấm tăng trưởng, đâu là thời điểm sợi nấm sinh trưởng tốt nhất và thích hợp nhất

để cấy vào giá thể hoặc cấy chuyền giữ giống, chúng tôi cấy giống vào các đĩa

320C. Sau đó chúng tôi theo dõi tốc độ tăng trưởng khuẩn lạc của loài A. delicaca

(Fr.) Henn. f. purpurea trong 3, 5, 7, 9 ngày và có so với loài chuẩn A. polytricha, xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê Student (P=0.05). Kết quả được dẫn ra bảng sau:

Bảng 3.1: Tăng trưởng của hệ sợi nấm mộc nhĩ trên môi trường 1

Biểu đồ 3.1: So sánh tốc độtăng trưởng của hệ sợi loài A. delicata và A.

polytricha trên môi trường 1

Thời gian (ngày)

Chiều dài của sợi nấm (cm)

A. delicata A. polytricha 3 5 7 8 9 1.63 ± 0.173 4.30 ± 0.226 7.60 ± 0.113

Tơ lan đầy đĩa Tơ lan đầy đĩa

1.20 ± 0.113

4.00 ± 0.113

6.60 ± 0.113

7.60 ± 0.113

Bảng 3.2: Tăng trưởng của hệ sợi nấm mộc nhĩ trên môi trường 2

Biểu đồ 3.2: So sánh tốc độtăng trưởng của hệ sợi loài A. delicata và A.

polytricha trên môi trường 2

Thời gian (ngày)

Chiều dài của sợi nấm (cm)

A. delicata A. polytricha 3 5 7 9 11 13 15 0.67 ± 0.065 1.53 ± 0.173 2.50 ± 0.196 3.83 ± 0. 173 5.43 ± 0.065 6.83 ± 0.173 Tơ ngừng phát triển 0.63 ± 0.131 1.37 ± 0.131 2.07 ± 0.131 3.53 ± 0.261 5.27 ± 0.236 6.87 ± 0.397 Tơ ngừng phát triển

Bảng 3.3: Tăng trưởng của hệ sợi nấm mộc nhĩ trên môi trường 3

Biểu đồ 3.3: So sánh tốc độtăng trưởng của hệ sợi loài A. delicata và A.

polytricha trên môi trường 3

Thời gian (ngày)

Chiều dài của sợi nấm (cm)

A. delicata A. polytricha 3 5 7 8 2.10 ± 0.113 5.03 ± 0.065 7.93 ± 0.173

Tơ lan đầy đĩa

2.40 ± 0.113

5.50 ± 0.226

8.13 ± 0.065

NHẬN XÉT:

Trên các môi trường dinh dưỡng khác nhau tốc độ tăng trưởng của hệ sợi mộc nhĩ khác nhau:

- A. delicata (Fr.) Henn. f. purpurea có tốc độ phát triển nhanh. Giữa 3 môi

trường có sự khác biệt khá rõ rệt về tốc độ lan của hệ sợi trên bề mặt thạch. Ở môi

trường 1: từ lúc cấy giống đến thời điểm 7 ngày sợi tăng trưởng nhanh, từ 7 – 9 ngày sợi tăng trưởng chậm lại và đặc biệt trong khoảng thời gian 3 – 5 ngày sợi tăng trưởng mạnh đạt tốc độ cực đại (Có thể tăng 1.5 cm/ngày) nhưng sau 10 ngày sợi nấm có hiện tượng già. Ở môi trường 2: từ lúc cấy giống đến thời điểm 9 ngày sợi

tăng trưởng chậm, sợi mảnh và non yếu, từ 9 – 11 ngày sợi tăng trưởng mạnh đạt tốc độ cực đại (Có thểtăng 1 cm/ngày) nhưng từ 13 – 15 ngày tơ ngừng tăng trưởng và tiết dịch vàng nâu và ở môi trường 3: từ lúc cấy giống đến thời điểm 7 ngày sợi nấm tăng trưởng mạnh, sợi khỏe đạt tốc độ có thể 2 cm/ngày và sợi nấm có hiện

tượng già nhanh và tiết sắc tố vàng ở ngày thứ 8

- Đối với A. polytricha điều kiện dinh dưỡng ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của hệ sợi. Dựa vào bảng kết quả trên thì môi trường 1 cũng là môi trường phù hợp nhất cho hệ sợi nấm phát triển.

Ngoài ra, ngay từ ngày hệ sợi của hai loài bắt đầu bung tơ thì sợi tơ của hai loài này khác biệt nhau rất nhiều, sợi tơ loài A. polytricha không phân nhánh, trắng sữa, mảnh, rối như bông còn sợi tơ loài A. delicata (Fr.) Henn. f. purpurea phân nhánh, trắng sữa, rối như bông, điều khác biệt nhất của A. delicata là tiết dịch màu xám nhạt, sang những ngày tiếp theo thì hệ sợi A. delicata có phần tăng trưởng mạnh và hơn sựtăng trưởng của hệ sợi A. polytricha.

KẾT LUẬN: Khảo sát ở3 môi trường chúng tôi đánh giá:

- Môi trường 2 và môi trường 3 không thích hợp cho tơ nấm A. delicata (Fr.) Henn. f. purpurea tăng trưởng.

- Môi trường 1 thích hợp cho việc giữ giống và nhân giống sản xuất ở cả 2 loài

A. delicata A. polytricha và độ tuổi thích hợp nhất để làm giống sản xuất là từ 3 – 5 ngày, ở độ tuổi này sợi nấm sinh trưởng mạnh nhất.

- Ở môi trường 1: Sự tăng trưởng của hệ sợi A. delicata nhanh hơn hẳn A. polytricha.

- Kết quả thí nghiệm chứng tỏ tốc độ phát triển của hệ sợi nấm A. delicata

(Fr.) Henn. f. purpurea trên môi trường thạch bổ sung dinh dưỡng chậm hơn so với hệ sợi nấm A. polytricha. Điều kiện dinh dưỡng tác động rõ rệt lên tốc độ phát triển của hệ sợi nấm A. delicata (Fr.) Henn. f. purpurea. Đây là đặc điểm quan trọng trong việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ nuôi trồng sau này.

Hình 3.7: Đặc điểm sinh trưởng của hệ sợi trong môi trường 1

Tốc độ lan tơ sau 3 ngày cấy trên môi trường 1

Tốc độ lan tơ sau 7 ngày cấy trên môi trường 1

Hệ sợi sau 10 ngày cấy trên môi trường 1

Hình 3.8: Tốc độlan tơ sau 11 ngày cấy trên môi trường 2

Hình 3.9: Tốc độlan tơ sau 7 ngày cấy trên môi trường 3 3.4 Đặc điểm sinh trưởng của hệ sợi trên môi trường hạt lúa

Giống sau khi nuôi trên môi trường thạch nghiêng, các ống giống đã lan kín môi trường được sử dụng để lưu trữ. Các ống giống 3 – 6 ngày tuổi có thểdùng để nhân giống trên môi trường giá thể khác nhau. Sau khi cấy giống vào môi trường thóc ở điều kiện vô trùng và ủở nhiệt độ phòng. Quan sát thấy sợi nấm lan và tiến

hành đo tốc độ lan của hệ sợi để đánh giá tốc độ phát triển của hệ sợi trên môi

trường nhân giống bằng hạt ngũ cốc. Kết quảđược dẫn ra trong bảng3.4.

Bảng 3.4: Tăng trưởng của hệ sợi A. delicata (Fr.) Henn. f. purpurea và A.

polytricha trên môi trường hạt lúa

Biểu đồ 3.4: So sánh tốc độ tăng trưởng của hệ sợi loài A. delicata và A.

polytricha trên môi trường thóc

NHẬN XÉT:

Trong điều kiện cơ chất bổ sung ít dưỡng chất, hệ sợi tỏ ra kém phát triển

hơn tuy nhiên khảnăng lan tơ vẫn mạnh mẽ. Thời gian(ngày)

Chiều dài của sợi nấm (cm)

A. delicata A. polytricha 7 9 11 13 14 2.90 ± 0.113 5.10 ± 0.113 6.80 ± 0.113 Tơ lan kín bình Tơ lan kín bình 2.93 ± 0.131 4.23 ± 0.236 6.20 ± 0.113 6.80 ± 0.113 Tơ lan kín bình

Trong khoảng 5 ngày đầu hệ sợi hơi chậm trong việc làm quen với môi

trường mới. Tuy nhiên trong 7 – 9 ngày sau đó, tốc độ lan của hệ sợi tương đối nhanh (Có thể tăng 1 cm/ngày) và tổ chức của tơ bắt đầu chặt chẽ hơn. Tốc độ ăn

sâu của tơ phát triển rất tốt và thời gian tối ưu cho tơ nấm ăn sâu tốt nhất là từ 12 – 20 ngày. Thời gian nhân giống nhanh, chúng ta có thể sử dụng giống sau ngày thứ

15 (Tổ chức của sợi nấm kết cấu chặt chẽ và sợi nấm bện dày). Đồng thời, chỉ cần bổ sung thêm một ít dưỡng chất hệ sợi nấm sẽcó đủ khảnăng làm giống cấp 2 trong thời gian ngắn.

- A. delicata (Fr.) Henn. f. purpurea: tốc độ phát triển trên môi trường hạt lúa có bổ sung cám gạo rất nhanh sau ngày thứ7 và đến ngày thứ12 là ăn đầy chai lúa, sợi tơ bện chặt.

- A. polytricha: thì sợi tơ cũng phát triển nhanh sau ngày thứ 7 nhưng không

bằng tốc độ ăn sâu của loài A. delicata (Fr.) Henn. f. purpurea và đến ngày thứ 14 mới ăn đầy chai lúa, sợi tơ bện chặt.

KẾT LUẬN:

- Hệ sợi A. delicata (Fr.) Henn. f. purpurea phát triển mạnh và nhanh trong

môi trường thóc so với hệ sợi A. polytricha.

- Sử dụng giống ngày thứ 15 để nhân giống sản xuất

Hình 3.10: Đặc điểm sinh trưởng của hệ sợi trên môi trường thóc

Tốc độ lan tơ sau 7 ngày cấy trên môi trường thóc

Tốc độ lan tơ sau 11 ngày cấy trên môi trường thóc

3.5 Kết quả nuôi trồng thử nghiệm

Chúng tôi tiến hành nuôi trồng ra quả thể nấm tại trại nấm Cát Tiên.

3.5.1 Đặc điểm của hệ sợi trên môi trường giá thể tổng hợp

Thí nghiệm được thực hiện với 2 loài A. polytricha A. delicata (Fr.) Henn.

f. purpurea. Chúng tôi tiếp tục cấy giống từ môi trường thóc và môi trường cọng

vào môi trường cơ chất mùn cưa, 8 ngày sau khi cấy giống chúng tôi thấy hệ sợi nấm bắt đầu và ăn lan trên môi trường cơ chất.

NHẬN XÉT:

Việc sử dụng thóc làm giống cấy vào môi trường giá thể tổng hợp (Giá thể 1 và giá thể 2) khác so với việc sử dụng cọng mì làm giống. Kết quảkhác như sau:

Hình 3.11: Sự khác biệt của việc cấy giống từmôi trường thóc so cọng mì vào

Bảng 3.5: Điểm khác biệt của việc cấy giống từmôi trường thóc so môi trường cọng vào môi trường giá thể tổng hợp

Qua những điểm khác biệt, chúng tôi đề nghị chọn môi trường cọng cây mì

để cấy vào môi trường giá thể và nhân giống sản xuất đại trà. Vì thời gian nhân giống nhanh hơn và tiết kiệm được chi phí sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao. 8 ngày sau khi cấy giống chúng tôi thấy hệ sợi nấm bắt đầu bám vào cổ bịch cơ chất và có thể tiến hành đo độ dài hệ sợi đang lan. Kết quảthu được dẫn ra trong bảng 3.6.

Giá thể tổng hợp được cấy giống từ môi

trường thóc

Giá thể tổng hợp được cấy giống từ môi

trường cọng

Hệ sợi nấm lan từ trên cổ bịch cơ chất xuống đáy bịch cơ chất.

Hệ sợi nấm lan tròn đều xuống đáy bịch, không loang cả bịch.

Hệ sợi nấm lan chậm, tốc độ lan rất đều

trong các ngày, ăn kín bịch sau 25 ngày.

Thích nghi với môi trường giá thể tổng hợp chậm.

Chi phí môi trường thóc đắt tiền.

Hệ sợi nấm lan từ trong giữa bịch cơ chất ra phía bên ngoài bịch cơ chất.

Hệ sợi lan không tròn đều mà loang cả

bịch.

Hệ sợi nấm lan nhanh, ăn kín bịch cơ

chất sau 20 ngày.

Thích nghi với môi trường giá thể tổng hợp nhanh.

Bảng 3.6: Tăng trưởng của hệ sợi A. delicata (Fr.) Henn. f. purpurea và A.

polytricha trên môi trường giá thể tổng hợp

NHẬN XÉT:

Tốc độlan tơ của A. delicata (Fr.) Henn. f. purpurea trên giá thể 1 và giá thể 2:

Giá thể 1: Chúng tôi quan sát thấy hệ sợi bắt đầu bám vào cổ bịch cơ chất ở

ngày thứ 7, hệ sợi lan đến đâu thị bện chặt đến đó, tốc độlan tơ chậm đều. Ngày thứ 29 tơ lan kín bịch.

Giá thể 2: Hệ sợi bám vào cổ bịch cơ chất ở ngày thứ 8, sau đó lan nhanh trên môi trường cơ chất ở ngày thứ 9 - 13. Đến ngày thứ 14 chúng tôi quan sát thấy

Thời gian

(ngày)

Chiều dài của sợi nấm (cm)

Giá thể 1 Giá thể 2

A. delicata A. polytricha A. delicata A. polytricha

8 10 12 14 16 18 20 21 1.53 ± 0.285 4.60 ± 0.299 7.20 ± 0.299 9.33 ± 0.346 12.00 ± 0.226 15.17 ± 0.327 16.37 ± 0.327 18.37± 0.457 … 1.57 ± 0.236 4.53 ± 0.065 7.00 ± 0.113 9.03 ± 0.065 12.23 ± 0.285 14.73 ± 0.131 16.03 ± 0.065 18.07 ± 0.131 … 1.60 ± 0.113 7.17 ± 0.171 13.53 ±0.285 18.17 ± 0.471 20.60 ± 0.408 21.93 ± 0.581 23.23 ± 0.457 Đầy bịch 1.17 ± 0.131 6.73 ± 0.065 12.83 ±0.327 17.20 ± 0.392 18.90 ± 0.408 19.73 ± 0.728 22.83 ± 0.327 Đầy bịch

tổ chức của sợi nấm kết cấu chặt chẽhơn, sợi nấm bện dày hơn. Tốc độlan tơ chậm

đều trong những ngày tiếp theo, tơ lan đến đâu thì bện chặt đến đó và tiết dịch keo

nhầy màu xám nhạt. Đến ngày thứ21 tơ lan kín bịch.

Trên môi trường mạt cưa có bổ sung cám gạo và cám ngô, cho thấy nồng độ

thích hợp cho tơ nấm tăng trưởng mạnh nhất là giá thể 2 ở tỉ lệ này cung cấp nguồn

dinh dưỡng đạm cân đối.

Tốc độlan tơ của A. polytricha trên giá thể 1 và giá thể 2:

Thời gian hệ sợi của A. polytricha bám cổ bịch và đặc điểm tăng trưởng của hệ sợi trên giá thể 1 và giá thể 2 khá giống với hệ sợi của A. delicata. Điểm khác biệt của hai loài này là A. delicata tiết dịch keo màu xám nhạt còn A. polytricha

không có. Do đó, hệ sợi lan kín trên bịch cơ chất thìsẽ có những vị trí không nhìn thấy tơ. Hệ sợi A. polytricha cũng tăng trưởng tối ưu ở giá thể 2.

KẾT LUẬN:

- Hệ sợi A. delicata (Fr.) Henn. f. purpurea có tiết dịch keo xám nhạt trong quá trình lan kín khối cơ chất.

- Việc bổ sung nguồn cám có ảnh hưởng đến sựsinh trưởng của tơ nấm. - Hệ sợi A. delicata (Fr.) Henn. f. purpureaA. polytricha cùng tăng trưởng mạnh trên giá thể 2 và tốc độ tăng trưởng của hệ sợi A. delicata (Fr.) Henn. f. purpurea nhanh hơn hẳn so với hệ sợi A. polytricha. Như vậy, đây là một lợi thế

cạnh tranh của loài A. delicata (Fr.) Henn. f. purpurea trong sản xuất giống đại trà so với loài A. polytricha.

Hình 3.12: Tăng trưởng của hệ sợi A. delicata (Fr.) Henn. f. purpurea và A.

polytricha trên môi trường giá thể 2 sau 21 ngày

3.5.2 Quá trình hình thành quả thểtrên cơ chất trong bịch màng mỏng

Sau khi hệ sợi nấm của hai loài A. delicata (Fr.) Henn. f. purpurea A. polytricha lan kín bịch cơ chất chúng tôi chuyển chúng vào buồng ẩm (85 – 95%) có ánh sáng nhẹ, nhiệt độ buồng đạt từ 28 – 320C. Dùng dao rạch bịch tạo độ thoáng

khí để nấm hình thành quả thể. Các vết rạch dài khoảng 5cm, sâu vào cơ chất 1 – 1.5cm, mỗi bịch rạch khoảng 6 – 8 chổ. Tưới đón bằng cách phun sương vào không

khí chứ không phun trực tiếp vào bịch (Tham khảo kĩ thuật của Nguyễn Lân Dũng,

2002). Sau 5 – 7 ngày quan sát thấy nấm nhú ra chi chít tại các vết rạch. Lúc này

phun sương liên tục cho quả thể phát triển tốt. 7 – 10 ngày tiếp theo có thể thu hái quả thể. Thời gian này, chúng tôi tiến hành đo tốc độ phát triển của quả thể bằng

cách đo chiều rộng của quả thể từlúc bung tán đến khi tán nấm đạt kích cỡ tối đa.

Một phần của tài liệu nghiên cứu nuôi trồng nấm mộc nhĩ lưới auricularia delicata phát hiện ở vườn quốc gia cát tiên (Trang 41 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)