L ỜI MỞ ĐẦU
1.3 Triển vọng nuôi trồng nấm mộc nhĩ Auricularia ở Việt Nam
Trồng mộc nhĩ là một trong những nghề dễ làm. Nhiều người cho rằng, nó là nghề cho thu lợi nhanh và hiệu quả.
Mộc nhĩ không chỉ là một loại thực phẩm quý mà còn là một loại dược liệu có thể tham gia chữa các bệnh như bướu cổ, xấu máu, nóng trong, tóc bạc sớm v.v…
Trung Quốc và một sốnước trong khu vực rất ưa chuộng mộc nhĩ. Gần đây, lượng tiêu thụ mộc nhĩ ở các nước ở Châu Âu cũng tăng lên. Thị trường Nga cũng
cần nhiều mộc nhĩ. Thịtrường mộc nhĩ trong nước ngày càng sôi động hơn. Vì vậy, nghề trồng mộc nhĩ có đủđiều kiện đểđẩy mạnh lên, không chỉở miền núi mà ngay
ở miền xuôi cũng phát triển trồng mộc nhĩ. Rất nhiều tỉnh ở đồng bằng đã có phong trào trồng mộc nhĩ phát triển. Có thời điểm ở Long An đã phát động toàn tỉnh trồng cây sò đũa để lấy gỗ trồng mộc nhĩ.
Ở Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Hòa Bình, Phú Thọ, Lào Cai,
Yên Bái, Sơn La… đều có phong trào trồng mộc nhĩ. Nhiều người ở dọc sông Hồng, sông Đáy… đã khai thác cành của các cây sung, cây vả mọc rất sẵn hai bên bờđể lập thành cả xí nghiệp sản xuất mộc nhĩ. Nhiều thanh niên ở Lào Cai, Yên Bái
đã trở nên thành đạt nhờ nghềnày. Có người lập thành cả xí nghiệp và mỗi năm thu được hàng tấn mộc nhĩ khô. Tại Hòa Bình, bà con đã thử nghiệm thành công việc nuôi trồng mộc nhĩ trên cây keo lá tràm và cây keo tai tượng. Loại cây này rất sẵn có… cạnh các xí nghiệp chế biến gỗ, người ta thu gom mùn cưa để sử dụng làm nguyên liệu cho nuôi trồng nấm mộc nhĩ.
Đồng Nai là tỉnh có phong trào nuôi trồng nấm phát triển trong cả nước, nơi đây đang hình thành được nhiều vùng sản xuất với quy mô lớn. Năm 2008, sản lượng nấm mộc nhĩ của Đồng Nai khoảng 30000 tấn, chiếm khoảng 80-85% tổng sản lượng mộc nhĩ cả nước (Trích “Sở khoa học công nghệ tỉnh Đồng Nai (2008), Báo cáo hội thảo phát triển sản xuất nấm ăn và dược liệu”).
Trồng mộc nhĩ là công việc đơn giản. Có lẽ khâu nặng nhọc chỉ ở việc thu gom gỗ, đục lỗ và cấy giống. Sau các công việc này, ta chỉ còn việc theo dõi, phun
ẩm và thu hái. Mộc nhĩ được thu hái liên tục trong vài tháng. Tới lúc nào, khúc gỗ
nặng phải hai người khiêng nay có thể nhấc lên dễ dàng, nghĩa là việc thu hoach đã
xong. Như vậy, toàn bộ cellulose của gỗđã biến thành mộc nhĩ. Xác khúc gỗ còn lại nhẹnhư bấc có thểdùng để nuôi giun.
Mấy năm gần đây, lượng mộc nhĩ tiêu thụ trên thị trường nội địa ngày càng
cao. Đây là tín hiệu tốt để nghề trồng mộc nhĩ phát triển nhanh chóng.
Việt Nam có nguồn tài nguyên nấm sinh học đa dạng phong phú, có trên 25 loài lựa chọn đã được nghiên cứu nuôi cấy thành công. Đồng thời, Việt Nam đạt sản
lượng trên 36 triệu tấn lúa, vài triệu tấn ngô (bắp),…thì tạo ra trên 50 triệu tấn phụ
liệu nông nghiệp. Nếu chỉ cần tận dụng 10% trong số đó (Gần 5 triệu tấn rơm, bã
mía, mùn cưa, than cành,…) sẽđảm bảo cho sản lượng trên 1 triệu tấn nấm. Vì thế
chẳng có lí do gì mà chúng ta không thể tạo ra được các giống nấm cho riêng mình,
Điều kiện khí hậu ở nước ta rất thuận lợi cho nuôi trồng mộc nhĩ quanh năm,
nguồn nhân lực dồi dào, có kĩ năng và kinh nghiệm. Việt Nam có nguồn tài nguyên nấm mộc nhĩ đa dạng, với khoảng trên 10 loài đã được phát hiện. Trong khi đó,
chúng ta mới chỉ phát triển công nghệ của 2 loài: A. auricula và A. polytricha. Để
góp một phần nhỏ vào việc bảo tồn và phát triển nguồn gen quí hiếm của khu hệ
nấm Việt Nam (Mà thực tếđang ngày càng mai một dần do tình trạng hủy hoại môi
sinh), đồng thời đề xuất phương hướng nghiên cứu giống nấm mới có tiềm năng
kinh tế, chúng tôi tiến hành nghiên cứu nuôi trồng nấm mộc nhĩ lưới A. delicata
được phát hiện và sưu tập tại Vườn Quốc Gia Cát Tiên.