Quá trình nuôi trồng thử nghiệm

Một phần của tài liệu nghiên cứu nuôi trồng nấm mộc nhĩ lưới auricularia delicata phát hiện ở vườn quốc gia cát tiên (Trang 39 - 40)

L ỜI MỞ ĐẦU

2.3.3 Quá trình nuôi trồng thử nghiệm

Sau khi đã nhân giống thành công 2 đối tượng trên với số lượng khá nhiều, chúng tôi tiến hành nuôi trồng thử nghiệm trên môi trường cơ chất mùn cưa cây cao

2.3.3.1 Khảo sát tốc độlan và đặc điểm của tơ nấm A. delicata (Fr.) Henn. f.

purpurea so với loài mộc nhĩ chuẩn A. polytricha trên môi trường mùn cưa cao

su

Nhằm tìm hiểu khả năng có thể dùng làm giống trong sản xuất đại trà của nấm A. delicata. Chúng tôi dùng giống trên môi trường thóc và môi trường cọng để

cấy vào bịch giá thể 1 và giá thể 2. Chuyển các bịch đã cấy vào buồng ủ có nhiệt độ

22 -320C, độ ẩm 80 – 90%. Khi hệ sợi bắt đầu bện kết để hình thành mầm quả thể chúng được đưa lên phòng nuôi có nhiệt độ 28 -320C, độ ẩm 85 – 95%, ánh sáng khuếch tán nhẹ. Theo dõi sự sinh trưởng, phát triển của hệ sợi được cấy từ môi

trường thóc và môi trường cọng vào giá thể 1 và giá thể 2, tính toán tốc độlan tơ, vẽ

biểu đồ và tiến hành so sánh. Tất cả số liệu thực nghiệm được tính toán theo các

phương pháp thống kê thông dụng (Trắc nghiệm Student, với P = 0.05).

Đểđánh giá quá trình hình thành, sinh trưởng, phát triển của nấm mộc nhĩ A. delicata (Fr.) Henn. f. purpurea trên giá thể tổng hợp chúng tôi đã tiến hành nuôi trồng tưới đón quá trình phát sinh thể quả, thu hái và mô tả hình thái bên ngoài. Các kĩ thuật trồng nấm mộc nhĩ sử dụng trong đề tài này là các kỹ thuật đang được áp dụng ở phòng thí nghiệm nấm Cát Tiên.

Một phần của tài liệu nghiên cứu nuôi trồng nấm mộc nhĩ lưới auricularia delicata phát hiện ở vườn quốc gia cát tiên (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)