L ỜI MỞ ĐẦU
1.4.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến nuôi trồng nấm mộc nhĩ Aricularia
Cacbon:
Mộc nhĩ có khả năng phân giải cellulose, lignin, hemicellulose, tinh bột,
pectin… thành đường đơn, sau đó mới được hấp thụ làm nguồn dinh dưỡng. Có thể
bổ sung đường mía trong quá trình nuôi cấy mộc nhĩ trên mùn cưa nhưng không được cao quá 5% như thế sẽức chế hệ sợi phát triển.
Nitơ:
Ngoài các nguồn nitơ hữu cơ như pepton, acid amin, hệ sợi của mộc nhĩ còn có thể trực tiếp hấp thụ N trong phân bón hữu cơ bổ sung vào nguồn cơ chất trong quá trình nuôi cấy.
Vitamin và chất khoáng:
Mộc nhĩ cần có vitamin B1, B6, B7 để phát triển hệ sợi. Ngoài ra cần phải bổ
sung thêm các nguyên tố khoáng đa lượng và vi lượng vào cơ chất khi ủ nguyên liệu.
Nhiệt độ:
Mộc nhĩ có thể nuôi trồng quanh năm ởnước ta. Bào tử mộc nhĩ nảy mầm ở
nhiệt độ 22-320C, tốt nhất là ở 300C. Dưới 40C hoặc trên 400C sợi nấm bị ức chế
Độẩm:
Sợi mộc nhĩ thích hợp phát triển trên môi trường chứa 60-70% nước. Trong
điều kiện độ ẩm tương đối của không khí là 90-95% tai nấm phát triển tốt. Nếu độ ẩm tương đối thấp hơn 80% thì tai nấm hình thành chậm, có khi không tạo thành
được những tai nấm lớn và dày.
Ánh sáng:
Ở điều kiện trong tối hay khi có ánh sáng tán xạ sợi mộc nhĩ vẫn phát triển bình thường. Tuy nhiên lúc mọc tai nấm rất cần có ánh sáng..
Độ thoáng khí :
Mộc nhĩ cần thoáng khí để có thể dễ dàng hấp thụ O2 và thải ra CO2. Khi
lượng CO2 vượt quá 1% hệ sợi nấm phát triển chậm, tai nấm có dạng lạ, dạng san hô, dạng không mở tai. Nếu lượng CO2 vượt quá 5% mộc nhĩ có thể bị chết ngạt.
pH:
Mộc nhĩ thích hợp với môi trường hơi acid. Sợi nấm có thể phát triển bình
thường ở pH từ 4-7, tốt nhất là ở pH từ 5-6.