Hệ thống chỉ số tổng hợp

Một phần của tài liệu Giáo trình mô đun Thống kê doanh nghiệp (Nghề Kế toán doanh nghiệp Trình độ cao đẳng) (Trang 63 - 65)

BÀI 3 : PHÂN TÍCH DÃY SỐ THỜI GIAN VÀ CHỈ SỐ THỐNG KÊ

3. Hệ thống chỉ số

3.2. Hệ thống chỉ số tổng hợp

Cơ sở xây dựng hệ thống chỉ số tổng hợp là mối liên hệ thực tế giữa các chỉ tiêu và được biểu hiện bằng cơng thức hoặc phương trình kinh tế.

Có hai phương pháp xây dựng hệ thống chỉ số. Lấy phân tích biến động doanh thu làm ví dụ

Phương pháp ảnh hưởng biến động riêng biệt Đặc điểm

của phương pháp này là quyền số của các chỉ số nhân tố đều lấy ở kỳ gốc.

Trong đó: K là chỉ số liên hệ phân tích tác động đồng thời của các nhân tố tới sự biến động của toàn bộ hiện tượng.

Phương pháp liên hoàn Các nhân tố cấu thành hiện tượng

đều biến động. Nghiên cứu ảnh hưởng của từng nhân tố giả định các nhân tố lần lượt biến động. Chỉ số toàn bộ bằng tích của các chỉ số nhân tố. Mẫu số của chỉ số nhân tố đứng trước tương ứng là tử số của chỉ số nhân tố đứng sau. Sự kết hợp của các chỉ số

nhân tố hình thành một dãy các chỉ số liên tục và khép kín đảm bảo quan hệ cân bằng.

Chênh lệch tuyệt đối giữa tử số và mẫu số của chỉ số toàn bộ bằng tổng các chênh lệch tuyệt đối giữa tử số và mẫu số của các chỉ số nhân tố. Đây chính là biến động tuyệt đối của chỉ tiêu nghiên cứu do ảnh hưởng của các nhân tố cấu thành.

Quyền số của các chỉ số nhân tố lấy ở các kỳ khác nhau. Trong thực tế, quyền số của chỉ số chỉ tiêu chất lượng là chỉ tiêu khối lượng liên quan được lấy ở kỳ nghiên cứu, còn quyền số của chỉ số chỉ tiêu khối lượng là chỉ tiêu chất lượng liên quan được lấy ở kỳ gốc.

Hệ thống chỉ số phân tích biến động tổng doanh thu:

Biến động tương đối:

Biến động tuyệt đối:

∆pq : Biến động chung của tổng doanh thu kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc

∆p: Biến động của tổng doanh thu do ảnh hưởng biến động của giá bán đơn vị ∆q : Biến động của tổng doanh thu do ảnh hưởng biến động của lượng hàng đơn vị

Ví dụ: Số liệu về tình hình tiêu thụ 3 loại hàng hóa khác nhau của

1 cửa hàng : 285.900 210.000= 285.900 237.000 x 237 .000 210 .000

Biến động tương đối: 1,3614 = 1,2063 x 1,1286

136,14% = 120,63% x 112,86% (+36,14%) = (+20,63%) x (12,86%)

Biến động tuyệt đối :

285.900 – 210.000 = (258.900 – 237.000) +(237.000 – 210.000)

75.900 = 48.900 + 27.000 (nghìn đồng)

Nhận xét: Tổng doanh thu 3 mặt hàng kỳ nghiên cứu bằng 136,14% kỳ gốc, tức đã

tăng 36,14%, tương ứng với 75.900 nghìn đồng do các nhân tố: - Sự biến động về giá bán chung của 3 mặt hàng kỳ nghiên cứu làm cho tổng doanh thu thay đổi 120,63% kỳ gốc, tức đã tăng 20,63% tương ứng với một lượng tuyệt

đối là 48.900 nghìn đồng.

- Sự biến động về khối lượng tiêu thụ chung của 3 mặt hàng làm cho tổng doanh thu thay đổi 112,86% so với kỳ gốc, tức đã tăng 12,86% tương ứng với một lượng tuyệt đối là 27.000 nghìn đồng. Tóm lại, tổng doanh thu của 3 mặt hàng kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc tăng lên do cả hai nhân tố giá và lượng đều tăng lên, trong đó sự tăng lên của giá cả đóng vai trị quan trọng hơn sự tăng lên của lượng hàng tiêu thụ.

Một phần của tài liệu Giáo trình mô đun Thống kê doanh nghiệp (Nghề Kế toán doanh nghiệp Trình độ cao đẳng) (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)