BÀI 7 : THỐNG KÊ GIÁ THÀNH SẢN XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP
1. Một số vấn đề chung về chỉ tiêu giá thành của doanh nghiệp
1.1. Khái niệm và ý nghĩa của chỉ tiêu giá thành
a. Khái niệm
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền tồn bộ chi phí của doanh nghiệp để hồn thành việc sản xuất và tiêu thụ một khối lượng sản phẩm nhất định.
b. Ý nghĩa thống kê giá thành sản phẩm
về chi phí sản xuất, và phân bổ chi phí sản xuất cho từng loại sản phẩm. Mặt khác, giá thành sản phẩm còn là cơ sở để xác định giá bán sản phẩm cho từng thời điểm, từng khu vực.
1.2. Tác dụng của giá thành sản xuất trong hoạt động quản lý doanh nghiệp
Trong công tác quản lý hoạt động doanh nghiệp, chỉ tiêu giá thành giữ một vai trò quan trọng thể hiện trên các mặt sau:
Giá thành là thước đo mức hao phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, là căn cứ để xác định hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Giá thành là một công cụ quan trọng của doanh nghiệp để kiểm sốt tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, xem xét hiệu quả của các biện pháp tổ chức, kỹ thuật.
Giá thành là căn cứ quan trọng để doanh nghiệp xây dựng chính sách giá cả đối với từng loại sản phẩm sản xuất ra. Như vậy, giá thành là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là công cụ quan trọng để các nhà quản lý nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Do vậy, cần phải tổ chức tính đúng, tính đủ chi phí vào giá thành của các loại sản phẩm.
1.3. Các loại chỉ tiêu giá thành
Xét theo mối quan hệ với kết quả sản xuất, giá thành được chia thành 2 loại: Giá thành 1 đơn vị sản phẩm và giá thành tổng hợp.
Giá thành 1 đơn vị sản phẩm (zđvsp) là biểu hiện bằng tiền tồn bộ chi phí vật chất, dịch vụ, lao động và tiền tệ đã chi để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm của doanh nghiệp trong kỳ nghiên cứu
Giá thành tổng hợp: là biểu hiện bằng tiền tồn bộ chi phí để làm ra một đồng hoặc một triệu đồng kết quả sản xuất. Kết quả sản xuất bao gồm: thành phẩm, sản phẩm chính, sản phẩm phụ, sản phẩm sản xuất dở dang...