Phương pháp đánh giá tài sản cố định

Một phần của tài liệu Giáo trình mô đun Thống kê doanh nghiệp (Nghề Kế toán doanh nghiệp Trình độ cao đẳng) (Trang 90 - 93)

BÀI 5 : THỐNG KÊ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG DOANH NGHIỆP

2. Phương pháp đánh giá tài sản cố định

Trong thống kê, người ta thường dùng các loại giá sau để đánh giá tài sản cố định của một doanh nghiệp:

(1) Giá ban đầu hồn tồn (kế tốn gọi là nguyên giá) của tài sản cố định: là toàn bộ các chi phí ban đầu mà doanh nghiệp phải bỏ ra để xây dựng hoặc mua sắm tài sản cố định ở trạng thái mới nguyên. Như vậy, nó phản ánh số tiền thực tế mà doanh nghiệp đã bỏ ra để mua sắm, xây dựng mới tài sản cố định (bao gồm cả chi phí vận chuyển, chi phí lắp đặt chạy thử, chi phí nghiệm thu). Bên cạnh đó, nó cịn phản ánh số tiền cần phải thu hồi về trong quá trình sử dụng tài sản cố định dưới hình thức khấu hao.

Ưu điểm, nhược điểm:

 Ưu điểm: dễ tính tốn, có thể xác định số lượng đầu tư của doanh nghiệp qua các thời kỳ, là cơ sở để tính tốn khấu hao.

 Nhược điểm: do tài sản cố định của doanh nghiệp thường được xây dựng hoặc mua sắm theo các thời gian khác nhau nên loại giá này khơng phản ánh chính xác quy mô, khối lượng và hiện trạng của tài sản cố định ở một thời điểm nhất định.

(2) Giá khôi phục hoàn toàn (giá đánh giá lại): là toàn bộ số vốn đầu tư để

xây dựng, mua sắm hình thành tài sản cố định ở thời điểm trước được tính lại theo điều kiện giá cả hiện tại của cùng loại tài sản cố định đó ở trạng thái mới nguyên. Thực chất, nó phản ánh số tiền cần phải có để tái sản xuất giản đơn tài

sản cố định.

Ưu điểm, nhược điểm:

 Ưu điểm: có thể nghiên cứu quy mơ tài sản cố định qua các thời kỳ khác nhau, có thể so sánh tình hình tài sản cố định giữa các doanh nghiệp cùng ngành.

 Nhược điểm: khó tính tốn, đặc biệt với những tài sản cố định sản xuất từ lâu mà

hiện nay khơng sản xuất nữa.

(3) Giá cịn lại của tài sản cố định: là phần còn lại của giá trị ban đầu sau khi

trừ đi khấu hao tài sản cố định.

 Ưu điểm: giống như giá ban đầu hồn tồn hoặc giá khơi phục hồn tồn, giá còn

lại của tài sản cố định phản ánh được tình trạng hiện tại của tài sản cố định, từ đó đánh giá được năng lực sản xuất thực tế của tài sản cố định.

 Nhược điểm: giống như giá ban đầu hồn tồn hoặc giá khơi phục hồn tồn. Nhận xét: Ba loại giá trên có chung một nhược điểm là thường xuyên biến động, do đó chúng khơng cho phép nghiên cứu sự thay đổi về khối lượng của tài sản cố định. Để khắc phục nhược điểm này, người ta thường sử dụng giá so sánh do Nhà nước quy định.

(4)Giá so sánh do Nhà nước quy định: là giá trị ban đầu hoàn toàn của tài sản

cố định ở một thời kỳ nào đó được dùng làm gốc để tính cho các thời kỳ tiếp theo.

2.2. Các cách đánh giá tài sản cố định

Đánh giá tài sản cố định theo giá ban đầu hoàn toàn: cho

biết quy mô của các nguồn vốn đã đầu tư vào tài sản cố định của doanh nghiệp. Nhưng do thời kỳ xây dựng hoặc mua sắm khác nhau nên với cùng một loại tài sản cố định trong doanh nghiệp lại có nhiều giá ban đầu khác nhau, gây khó khăn trong việc so sánh và nghiên cứu các chỉ tiêu về sử dụng tài sản cố định.

Đánh giá tài sản cố định theo giá ban đầu còn lại: phản

ánh tổng giá trị tài sản cố định danh nghĩa còn lại tại thời điểm đánh giá sau khi trừ đi giá trị hao mòn hữu hình luỹ kế của chúng.

Đánh giá tài sản cố định theo giá khơi phục cịn lại: phản ánh tổng giá trị tài sản cố định thực tế còn lại tại thời điểm đánh giá lại sau khi đã trừ đi giá trị hao mòn của chúng.

Đánh giá tài sản cố định theo giá so sánh: với loại giá này,

thống kê nghiên cứu được sự biến động thuần tuý về mặt khối lượng của tài sản cố định khi đã loại trừ ảnh hưởng của yếu tố giá cả

Đánh giá tài sản cố định theo giá khơi phục hồn tồn:

trạng mới nguyên. Đây cũng là tổng giá trị ban đầu của các tài sản cố định tương tự được sản xuất ở thời kỳ đánh giá lại.

Một phần của tài liệu Giáo trình mô đun Thống kê doanh nghiệp (Nghề Kế toán doanh nghiệp Trình độ cao đẳng) (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)