Thống kê hiện trạng tài sản cố định

Một phần của tài liệu Giáo trình mô đun Thống kê doanh nghiệp (Nghề Kế toán doanh nghiệp Trình độ cao đẳng) (Trang 94 - 96)

BÀI 5 : THỐNG KÊ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG DOANH NGHIỆP

3. Thống kê số lượng và sự biến động của tài sản cố định

3.3. Thống kê hiện trạng tài sản cố định

Hiện trạng của tài sản cố định, phản ánh năng lực sản xuất hiện tại về tài sản cố định của doanh nghiệp. Nhân tố cơ bản làm thay đổi hiện trạng của tài sản cố định là sự hao mòn. Trong q trình sử dụng tài sản cố định hao mịn dần và đến một lúc nào đó khơng cịn sử dụng được nữa.

Mặt khác, q trình hao mịn tài sản cố định diễn ra đồng thời với quá trình sản xuất kinh doanh, có nghĩa là sản xuất càng nhiều thì sự hao mịn càng nhanh.

Vậy hao mòn tài sản cố định, là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của tài sản cố định, do tham gia vào sản xuất kinh doanh, do hao mòn tự nhiên, do tiến bộ khoa học kỹ thuật,. . . trong quá trình hoạt động của tài sản cố định.

Theo nguyên nhân hao mòn tài sản cố định gồm hai loại:

- Hao mịn hữu hình tài sản cố định: là hao mòn về mặt vật chất, làm giảm

giá trị và giá trị sử dụng tài sản cố định, nguyên nhân:

+ Do tài sản cố định khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, thì tài sản cố định bị cọ sát, bào mòn dần theo thời gian, theo cường độ sử dụng của tài sản cố định.

+ Do tác động của yếu tố tự nhiên như khí hậu, thời tiết, độ ẩm, . . . làm cho tài sản cố định bị han rỉ, mục nát,. . . trường hợp này mức độ hao mòn phụ thuộc vào công tác bảo quản, bảo dưỡng tài sản cố định của doanh nghiệp.

Việc nhận thức được nguyên nhân, mức độảnh hưởng của hao mịn hữu hình tài sản cố định, sẽ giúp cho các doanh nghiệp có những biện pháp thiết thực, hữu hiệu để hạn chế hao mòn.

- Hao mịn vơ hình tài sản cố định: là sự suy giảm thuần tuý giá trị của tài sản

cố định (tài sản cố định bị mất giá), nguyên nhân:

+ Do năng suất lao động xã hội tăng lên, làm cho giá thành sản phẩm giảm dẫn đến giá bán của tài sản cố định giảm, do đó với cùng một loại tài sản cố định, nhưng doanh nghiệp mua ở thời kỳ sau có giá thấp hơn ở thời kỳ trước (mặc dù tính năng, tác dụng của tài sản cố định như nhau).

+ Do tiến bộ của khoa học kỹ thuật, làm cho tài sản cố định cùng một loại sản xuất có tính năng, tác dụng đa dạng hơn kỳ trước nhưng giá bán không đổi, làm cho tài sản cố định cũ bị lạc hậu và mất giá.

+ Do kết thúc chu kỳ sống của sản phẩm, chu kỳ sống của một loại sản phẩm nào đó kết thúc làm cho tài sản cố định bị dơi thừa, bị mất giá hồn tồn, hao mịn vơ hình xảy ra đối với tất cả tài sản cố định hữu hình và vơ hình.

Do vậy, việc thống kê phân tích hiện trạng của tài sản cố định, là một vấn đề hết sức quan trọng, nhằm đánh giá đúng mức tài sản cố định của doanh nghiệp đang sử dụng là mới hay cũ, cũ ở mức độ nào, qua đó có biện pháp đúng đắn để tái sản xuất tài sản cố định.

Hệ số tăng TSCĐ = Giá trị TSCĐ tăng trong kỳ Giá trị TSCĐ có đầu kỳ Hệ số giảm TSCĐ = Giá trị TSCĐ giảm trong kỳ

Giá trị TSCĐ có cuối kỳ

Hệ số đổi mới TSCĐ =

Giá trị TSCĐ mới tăng trong kỳ

(chỉ kể số TSCĐ xây dựng hoặc mua sắm mới)

Giá trị TSCĐ có cuối kỳ

Hệ số loại bỏ TSCĐ =

Giá trị tài sản cố định loại bỏ trong kỳ

(do hết hạn sử dụng, hỏng và sự cố khơng khắc phục được)

Giá trị TSCĐ có đầu kỳ

Một phần của tài liệu Giáo trình mô đun Thống kê doanh nghiệp (Nghề Kế toán doanh nghiệp Trình độ cao đẳng) (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)