Thiết bị tàu:

Một phần của tài liệu điều tra hiện trạng tàu thuyền; máy động lực; thiết bị tàu; trang bị cứu thủng cho nghề câu cá ngừ đại dương (Trang 78 - 89)

a. Thiết bị neo

- Neo:

+ Loại neo: Hải Quân + Chiều dài neo: 1,4(m). + Trọng lượng neo: 70 (Kg) - Dây neo:

+ Loại dây: Dây làm bằng sợi nylon ( dây bô của Thái Lan) + Đường kính: 30(mm) + Chiều dài: 100(m) b. Thiết bị lái - Bánh lái + Kiểu bánh lái: Trừ bù + Diện tích bánh lái: 0,6 (m2) + Vật liệu: Inox - Vôlăng + Đường kính: 60(cm) + Vật liệu: Gỗ

- Truyền động lái: Sử dụng kiểu truyền động lái bằng dây nylon (dây bô của Thái Lan).

3.9.5.4. Trang bị cứu thủng

- Bơm cứu thủng : 1 bơm ly tâm được lai với máy chính, lưu lượng nước khoảng 15m3/ giờ, trang bị thêm 1 bơm điện phòng khi bơm chính xảy ra sự cố.

- Bơm tay: 1 chiếc bơm pittông, để hỗ trợ với máy bơm khi nước tràn vào tàu. - Nêm, chốt gỗ: 10 chiếc

- Xô, gàu: 1 bộ - Cột chống: 2 chiếc. - Vit cứu thủng: 5 chiếc - Bộ đồ mộc: 1 bộ - Giẻ rách: 3 Kg

- Cát, xi măng, sỏi: Vì tàu của ta là tàu gỗ nên không cần thiết phải trang bị những dụng cụ này.

3.10. Đánh giá và đề xuất.

3.10.1. Đánh giá mô hình tàu thuyền nghề câu cá ngừ đại dương của Khánh Hòa

-Ưu điểm:

+ Tàu được đóng theo kinh nghiệm dân gian, tuy không được tính toán các tính năng an toàn hàng hải từ trước như tính nổi, tính ổn định… Nhưng qua thực tế sử dụng các tàu đóng theo mẫu này hoạt động tương đối tốt, đánh bắt trên biển ít xảy ra tai nạn. Thực tế qua kết quả điều tra tại các địa phương cho thấy hầu hết các tàu đang hoạt động hiện nay được đóng theo mẫu thiết kế dân gian, các tàu này đã hoạt động được nhiều năm, có những tàu hoạt động 8 đến 9 năm nhưng chưa có tàu nào bị tai nạn do tính nổi , tính ổn định gây ra. Theo thống k ê của Bảo Việt Khánh Hòa số tàu câu tai nạn do tàu không ổn định hay tính nổi không đảm bảo gây ra hầu nh ư không có .

+ Tàu câu hiện nay hiện nay sử dụng máy cũ n ên có ưu điểm là giá rẻ, phù hợp với túi tiền của ngư dân.

+ Thiết bị lái: có ưu điểm là cấu tạo đơn giản, dễ sử dụng và dễ sửa chữa.

+ Thiết bị neo: có ưu điểm là dễ chế tạo, khả năng bám đáy tốt, giá th ành phù hợp với ngư dân.

+ Trang bị cứu thủng: Ưu điểm là giá rẻ, hoạt động tương đối tốt. - Nhược điểm:

+ Tàu thuyền võ gỗ kích thước nhỏ, trong quá trình hoạt động phải thường xuyên được kiểm tra bảo dưỡng định kỳ tránh tai nạn dẫn tới tốn chi phí. Khả năng chống chìm của tàu cá còn kém, do khó phân được khoang kín nước.

+ Máy chính sử dụng trên tàu là các loại máy cũ, đã qua sử dụng chất lượng giảm, dễ hỏng hóc, tốn nhiều chi phí để sữa chữa.

+ Thiết bị lái: nặng nề, tốn nhiều công sức để vặn vô lăng.

+ Thiết bị neo: Không có tời thu và thả neo nên tốn nhiều công sức để thả và thu neo.

+ Trang bị cứu thủng: đơn giản, sơ sài nhiều dụng cụ không trang bị hoặc trang bị đối phó với đăng kiểm.

3.10.2. Đề xuất ý kiến với các cơ quan quản lý nghề cá địa phương.

Qua quá trình điều tra thực trạng tàu thuyền, máy động lực, thiết bị tàu, trang bị cứu thủng của nghề câu cá ngừ đại d ương Khánh Hòa tôi xin có một số đề xuất với các cơ quan quản lý nghề cá Khánh Hòa như sau:

- Điều tra, đánh giá thường xuyên số lượng tàu thuyền nghề câu cá ngừ để có những biện pháp quản lý, kiểm tra tránh t ình trạng đăng ký ảo ngành nghề khai thác.

- Phải thường xuyên kiểm tra định kỳ về mặt kỹ thuật đối với t àu thuyền, máy động lực, thiết bị tàu, trang bị cứu thủng của nghề câu cá ngừ đại d ương. Để đảm bảo các tàu này đảm bảo đủ điều kiện khai thác nghề câu cá ngừ. Ki ên quyết không cho tàu đi khai thác nếu không đảm bảo các yêu cầu an toàn.

- Điều tra, đánh giá thường xuyên về biến động, phân bố, di cư của cá ngừ đại dương. Dự báo ngư trường, cung cấp kịp thời cho ngư dân.

- Tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền cho ngư dân chấp hành tốt pháp luật hàng hải, không vi phạm luật pháp quốc tế. Đồng thời bảo vệ chủ quyền biển của ta. Phổ biến cho ngư dân những công nghệ đánh bắt mới hiệu quả v à an toàn hơn.

- Tiếp tục mở rộng, nâng cấp các cảng cá, chợ cá, bến cá . Đảm bảo các dịch vụ hậu cần nghề cá chu đáo, tìm đầu ra hiệu quả cho sản phẩm sau đánh bắt tránh t ình trạng ngư dân bị các đầu nậu thu mua ép giá.

- Thành lập các đội tàu câu cá ngừ đại dương và có chính sách ưu tiên đ ặc biệt về tài chính, thuế đối với các đội tàu này.

- Thuyền xuyên tổng kết, xây dựng các mô hình sản xuất giỏi trong khai thác, để phổ biến nhân rộng.

KẾT LUẬN

Qua quá trình điều tra thực trạng tàu thuyền, máy động lực, thiết bị tàu, trang bị cứu thủng của nghề câu cá ngừ đại dương tại các phường Phước Đồng, Phước Long, huyện Diên Khánh và thị xã Cam Ranh tôi rút ra kết luận sau:

1. Về tàu thuyền:

- Nghề câu cá ngừ đại dương chủ yếu là các tàu cá vỏ gỗ, được đóng theo kinh nghiệm dân gian, không qua thiết kế, tính toán. Theo kết quả điều tra thì số tàu vỏ gỗ chiếm 82,4%, vỏ composite chiếm 18,6 %. Tàu có thường có kích thước từ 14 đến 19m, công suất từ 90cv trở lên. Phần lớn các tàu câu hiện nay đều đã hoạt động được trên 5 năm theo kết quả điều tra só lượng này chiếm 76,5%, còn một số tàu đóng mới nhưng tỷ lệ đó không đáng kể. Nhiều tàu đăng ký nghề câu nhưng lại hoạt động nghề khác, tàu chuyển chổ ở từ phường này qua phường khác nhưng không khai báo cho chi cục BVNL biết do đó việc nắm bắt số l ượng tàu câu thực tế đang hoạt động còn nhiều khó khăn.

- Hầu hết các tàu câu hiện nay có 7 hầm chính, tất cả các t àu đều bố trí buồng máy ở phía đuôi tàu , trước buồng máy là hầm cá, trước hầm cá là hầm lưới, neo. Cabin được bố trí phần đuôi tàu phía trên buồng máy.

2. Máy động lực:

- Máy chính sử dụng trên tầu câu cá ngừ hiện nay chủ yếu l à các máy cũ đã qua sử dụng bao gồm các hãng như: YANMAR, MITSUBISHI, CUMINS… Trong đó theo kết quả điều tra được thì tàu câu sử dụng chủ yếu là hai hiệu máy YANMAR (chiếm 47%), MITSUBISHI (chiếm 41,2%). Máy có công suất trên 90 Cv.

- Hầu hết trên các tàu câu hiện nay không trang bị máy phụ, có 64,7% tàu không trang bị máy phụ, và 35,3% có trang bị của các hãng khác nhau. Chức năng chủ yếu của máy phụ là để phát điện cho hệ thống điện , máy h àng hải, lai bơm hút khô, cứu thủng, cấp đông cho hầm lạnh.

- Dinamô: Theo điều tra thì 100% các tàu đều trang bị, trong đó dinamo của nhật được dùng nhiều nhất với 76,5%, còn lại 23,5% là của các nước khác như Trung

Quốc, Thái Lan…Dinamô được lai trực tiếp với máy chính hoặc máy phụ nhiệm vụ là phát điện hoặc sạc điện vào bình ắcquy.

3. Thiết bị tàu:

- Thiết bị lái: Các tàu câu cá ngừ hiện nay chủ yếu dùng hệ thống lái tay, kiểu lái này dùng tương đối đơn giản. Nó bao gồm: vôlăng điều khiển đặt ở cabin lái, điều khiển trục lái thông qua hệ thống truyền động c ơ khí. Bánh lái sử dụng trên tàu phần lớn là kiểu bánh lái trừ bù, chất liệu là sắt, thép, gỗ trong đó bánh lái bằng thép được sử dụng nhiều do độ bền cao, ít bị ăn m òn. Theo điều tra số tàu sử dụng kiểu truyền động cơ khí( dây cáp mềm) chiếm 88,2%; chỉ có 11,8% là sử dụng kiểu truyền động thủy lực.

- Thiết bị neo: Hiện nay các tàu câu cá ngừ đại dương trang bị 1 hoặc 2 neo, số tàu trang bị 1 neo chiếm 17,7%; trang bị 2 neo chiếm 82,3%. Hầu hết là sử dụng neo hải quân chiếm 88,2%, một só tàu dùng neo khác chiếm 11,8%. Trọng lượng của neo từ 35- 100 kg; dây neo là loại dây tổng hợp có đường kính 30-40mm, chiều dài khoảng 90-300m.

4. Trang bị cứu thủng trên tàu so với TCN 91-90

- Bơm truyền động từ máy chính: Đạt 214,3% vượt 114,3 % so với định mức trang bị của tiêu chuẩn.

- Bơm tay : 100% các tàu đều không trang bị

- Dụng cụ hút khô: Đạt 119,6%, vượt so với tiêu chuẩn ngành là 19,6%. - Giẻ vụn: Trang bị đạt 124,4%, vượt 24,4 % so với tiêu chuẩn ngành. - Nêm, chốt gỗ: trang bị đạt 33,5%

- Bộ đồ mộc đạt 100% so với tiêu chuẩn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. T.S Phan Trọng Huyến (2006), “Bài giảng Điều động tàu І”, Trường Đại Học Nha Trang.

2. T.S Phan Trọng Huyến (2006), “ Bài giảng Đăng Kiểm và quản lý tàu cá”. 3. T.S Phan Trọng Huyến, “Luật biển và pháp luật hàng hải”.

4. T.S Nguyễn Đức Sỹ (2005), “Bài giảng xử lý sự cố hàng hải”, Trường Đại Học Nha Trang

5. Th.S Phan Xuân Quang (2006), “Bài giảng điều động tàu ІІ”, Trường Đại Học Nha Trang.

6. Th.S Nguyễn Đình Long, “ Trang bị động lực”, Trường Đại Học Nha Trang. 7. Trung tâm khuyến ngư quốc gia, “ Tổng kết nghề câu cá ngừ đại dương”, NXB Nông Nghiệp Hà Nội 2006

8. Sở Thủy Sản Khánh Hòa (2005), “ Chiến lược khai thác thủy sản tỉnh Khánh Hòa đến năm 2010 và định hướng phát triển đến 2020”.

9. Tiêu Chuẩn Ngành 28TCN91-90, ngày 1/1/1991 của Bộ Thủy Sản về trang bị an toàn cho tàu cá cỡ nhỏ.

10. Quy phạm phân cấp và đóng tàu cá biển cỡ nhỏ, TCVN 7111-7:2002 11. Đề tài tốt nghiệp

Sinh viên Vũ Thanh Tuấn lớp 43TT 12. Đề tài tốt nghiệp

Sinh viên Nguyễn Xuân Hùng lớp 41TT2 13. Đề tài tốt nghiệp

Sinh viên Nguyễn Văn Thuần lớp 43ATHH 14. Đề tài tốt nghiệp

Sinh viên Nguyễn Ngọc Dương lớp 44 ATHH 15.Trang web: http:www.fistenet.gov.vn.

PHỤ LỤC

Phụ lục ІV: Phiếu điều tra tàu thuyền nghề câu cá Ngừ đại dương ở phường Xương

Huân nhóm công suất 121CV đến 149CV.

PHIẾU ĐIỀU TRA NGHỀ CÂU CÁ NGỪ ĐẠI D ƯƠNG

(Hiện trạng tàu thuyền; trang bị động lực; thiết bị tàu; cứu thủng…) Tên người được phỏng vấn:………..Chức danh:……….. Địa chỉ:………..

I-Tàu thuyền (trên cả hình chiều bằng và đứng)

1.Tên tàu:…………2.Số đăng ký:………..3.Năm đóng:………4.Nơi đăng ký………. 5.Kích thước chính:………...6.Vật liệu:…….7.Trọng tải:……….8.N ơi đóng:………. 9.Giá trị bảo hiểm:………….10.Phí bảo hiểm……….

11.Cấu trúc thân tàu(thể hiện lên hình vẽ bố trí, kích thước hầm, cabin……)

II-Trang bị động lực(Hình vẽ, ảnh chụp trên tàu)

1.Máy chính: Thông số cơ bản:…………Công xuất:…….Mục đích sử dụng…… Năm sản xuất…………Hãng sản xuất:………Năm sử dụng………

Tình trạng máy: Tốt  Không tốt, hay hỏng:  Phần trăm sử dụng… 2.Máy phụ: Thông số cơ bản:…………Công xuất……...Mục đích sử dụng……….

Năm sản xuất:…………Hãng sản xuất:………Năm sử dụng:……. Tình trạng máy: Tốt  Không tốt, hay hỏng:  Phần trăm sử dụng…… 3.Đinamô: Thông số cơ bản………….Công xuất:……..Mục đích sử dụng:………

năm sản xuất:…………..Hãng sản xuất………Năm sử dụng……... Tình trạng máy: Tốt  Không tốt, hay hỏng:  Phần trăm sử dụng……

III-Thiết bị tàu(Mô tả bằng hình vẽ tổng thể, chi tiết các thiết bị, và bằng lời về cấu trúc,

hoạt động)

Tên phương tiện Số

lượng Kíhiệu Nướcsản xuất Kíchthước Trọnglượng Vị tríđặt Giá thành Neo

Xích lái Bánh lái Vô lăng

IV- Trang bị cứu thủng trên tàu(Mô tả bằng lời, hình vẽ và ảnh chụp trên tàu) Tên phương

tiện lượng Kí hiệuSố Nước sảnxuất thướcKích Vịtrí lượng(%)Chất thànhGiá Máy bơm

Máy bơm tay Xô Gàu Cát Ximăng Sỏi Giẻ rách Nêm Chốt gỗ Vít C. thủng Bạt C.thủng

Thuyền viên đã được phổ biến, tập huấn: Chưa được phổ biến, tập huấn: 

V-Thuyền viên trên tàu

TT Họ và tên Tuổi Nơi ở hiện nay Học vấn

Bằng CM Chức danhtrên tàu Số ngườiăn theo 1 2 3 4 5 6 7 8 9

VI- Ngư trường hoạt động nghề câu cá Ngừ đại dương

Phạm vi giới hạn Tháng âm lịch

Mùa chính Mùa phụ Độ sâu (m)

Từ tháng…dến tháng…

Từ tháng….đến tháng….

VII-Những rủi ro tiềm ẩn, tai nạn(liên quan đến tàu thuyền, trang bị động lực, thiết bị

tàu, cứu thủng)

……… ……… …………

Một phần của tài liệu điều tra hiện trạng tàu thuyền; máy động lực; thiết bị tàu; trang bị cứu thủng cho nghề câu cá ngừ đại dương (Trang 78 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)