- Vật liệu: Theo điều tra tàu câu Khánh Hòa được đóng theo kinh nghiệm dân gian, vật liệu dùng để đóng tàu là gỗ như: sao, sầm né, xay, bằng lăng, lim, sến…Trong quá trình hoạt động của tàu do tác dụng của môi trường thì độ bền của vỏ tàu giảm dần theo thời gian. Trong khi đó t àu câu hiện nay đa số là tàu cũ đã hoạt động được 5 hoặc 6 năm như các tàu : KH96172TS, KH96587TS, KH96245TS; có những tàu đã hoạt động gần 10 năm như : KH96615TS, KH96518TS, K H96009TS, chất lượng vỏ đã giảm, một số nơi có dấu hiệu bị mục, khả năng chịu đ ựng sóng gió, va chạm của tàu đã giảm. Vì vậy nếu các tàu này nếu không thường xuyên kiểm tra sửa chữa vỏ tàu thì trong quá trình hoạt động tàu nguy cơ tai nạn bục vỏ, phá nước, thủng xảm…là rất cao. Nếu không khắc phục kịp thời hoặc không có sự hỗ trợ của tàu khác thì thiệt hại chìm tàu khó tránh khỏi.
Ví dụ: Tai nạn vỏ tàu bị phá nước đã xảy ra với tàu câu KH6436TS, chủ tàu là Huỳnh Văn Ký, địa chỉ: 47 Cồn Tân Lập– Xương Huân – Tp Nha Trang.
Thuyền trưởng là: Nguyễn Ngọc Tuấn Nơi xảy ra tai nạn: Vùng biển Ninh Thuận
Diễn biến tai nạn: Vào lúc 11h000 ngày 16/08/2007 tàu đang ho ạt động tại vùng biển Ninh Thuận do thời tiết xấu, vỏ t àu bị phá nước làm nước chảy vào nhiều không bơm kịp. Thuyền trưởng đã gọi tàu KH96741TS và KH69480TS tới cứu hộ. Đến 15h cùng ngày thuyền viên lặn nhét giẻ vào khe vỏ bị thủng và dùng máy bơm hút nước ra khỏi tàu, rồi kéo về Nha Trang sửa chữa.
Nguyên nhân tai nạn: Do vỏ tàu bằng gỗ đã quá cũ đồng thời là điều kiện thời tiết xấu. - Kích thước: Hiện nay tàu câu Khánh Hòa chủ yếu là tàu nhỏ, nhiều tàu có chiều dài thiết kế dưới 15m. Những tàu này vẫn hoạt động khai thác ở vùng biển có điều kiện sóng gió lớn, do đó rất không an toàn cho tàu và thuyền viên. Nguy cơ lật tàu, chìm tàu có thể xảy ra nếu tính ổn định không cao, t àu chở quá tải hành trình gặp sóng gió lớn. Do tàu có kích thước nhỏ hành lang đi lại làm việc hẹp, hoạt động trong sóng lớn tàu bị lắc mạnh nếu thuyền viên trên tàu không cảnh giác cao có thể xảy tai nạn rơi xuống biển.
- Tuổi thọ tàu : Theo kết quả điều tra hầu hết các tàu câu này đã hoạt động 5 đến 6 năm, có tàu gần 10 năm. Tuổi thọ của tàu đã giảm làm cho khả năng chịu đựng sóng gió, va chạm đã giảm do chất lượng gỗ đóng tàu bị xuống cấp, các kết cấu bu-lông, các mối liên kết không còn được chắc chắn. Trong khi đó tàu lại hoạt động xa bờ nơi có sóng gió lớn, do đó đối với những con t àu có tuổi thọ cao, không được thường xuyên kiểm tra sửa chữa thì có thể dẫn đến nguy cơ tai nạn cho tàu.
- Cabin: Tàu sau nhiều năm sử dụng chịu mưa nắng các cửa cabin bị vênh, hở, độ kín nước của cabin giảm. Tàu hoạt động trong sóng lớn nếu cabin không kín n ước biển sẽ tràn vào cabin có thể gây ra mất tính ổn định của tàu hoặc tràn vào hầm máy làm chết máy dẫn tới nguy cơ tai nạn chìm tàu. Do vậy ta phải kiểm tra độ kín nước kịp thời khắc phục trước khi tàu đi khai thác.
Ví dụ như: Tai nạn chìm tàu của tàu KH4465TS mà nguyên nhân là do cabin c ủa tàu không đảm bảo kín nước. Do đó trên đường đi tránh áp thấp nhiệt đới gặp sóng to, gió lớn đánh vào cabin nước biển tràn vào hầm máy làm tắt máy chính. Dẫn tới tàu bị chìm.