- Thiết bị neo: Tàu câu chủ yếu hoạt động ở ngư trường có độ sâu rất lớn có thể trên 1000m. Thiết bị neo chỉ được sử dụng khi tàu đậu ở trong cảng, thả neo để giảm trôi dạt của tàu khi ngâm câu hoặc là trong trường hợp tàu neo tránh bão ở các đảo. Vậy thiết bị neo trang bị trên các tàu câu chưa được quan tâm, neo sử dụng trên tàu chủ yếu là neo do ngư dân đặt ở các xưởng cơ khí làm. Nhiều nơi không đảm bảo đúng
tiêu chuẩn kỹ thuật như độ bám đáy, trọng lượng, kích thước. Tàu không dùng xích neo mà dùng dây buộc trực tiếp vào neo. Trọng khi tàu neo tại cảng hoặc tại các đảo để trú bão do tác dụng của sóng gió lớn neo có độ bám kém, dây neo đ ã sử dụng lâu không đủ bền có thể gây ra hiện tượng rê neo, đứt dây neo nếu không có biện pháp xử lý nhanh tàu sẽ tai nạn như va chạm với tàu khác, với bờ, với cầu cảng...Trên tàu câu quá trình thả neo, thu neo chủ yếu là bằng tay dó đó phải cẩn thận trọng khi thao tác không sẽ xảy ra tai nạn cho thuyền viên.
- Thiết bị lái:
+ Bánh lái:Tàu đã hoạt động lâu năm do đó bánh lái sử dụng lâu ngày chất lượng đã giảm sút. Trong khi tàu hành trình bánh lái có thể bị va đập vào các vật trôi nổi, tàu bị mắc cạn, va chạm với các tàu khác, do sóng lớn đập vào làm gẫy bánh lái hoặc đứt cáp truyền động lái. Làm tàu mất khả năng chủ động dẫn đến nguy cơ gặp phải những tai nạn cho tàu như: đâm va, mắc cạn…
Theo bảng 3.17: thống kê số lượng tàu câu tai nạn năm 2006 và 6 tháng đầu năm 2007 của Bảo Việt Khánh Hòa có 2 tàu câu tai nạn do hỏng bánh lái là: KH96482TS và KH9127TS.
+ Chân vịt: Do chân vịt đã sử dụng lâu ngày bị ăn mòn, bị rong rêu hà bám làm cho chất lượng chân vịt giảm, trong quá trình hoạt động tàu có thể bị gẫy chân vịt do lưới quấn vào chân vịt, do va đập, do sóng gió tác động. Khi t àu bị gãy chân làm cho tàu mất khả năng điều động và sẽ dẫn tới những tai nạn tiếp theo cho t àu.
Qua bảng 3.17 ta thấy có 8 tàu bị tai nạn do tàu bị gãy hoặc hỏng chân vịt, chiếm tỷ lệ 31,8%. Nguyên nhân tàu bị hỏng chân vịt chủ yếu là do bị va đập phải đá ngầm hoặc các vật trôi nổi trên biển.