2.3.1.Tiêu chí lựa chọn tàu thuyền
2.3.1.1. Tàu phải đảm bảo tốt các tính năng h àng hải tàu cá bao gồm: Tính nổi, tính ổn định, tính chống chìm.
- Tính nổi: Đặc tính này của tàu rất quan trọng, nó bảo đảm cho t àu nổi để hoạt động trên biển, tàu chở được nhiều hay ít phụ thuộc vào sức nổi tàu. Để đảm bảo tàu nổi và chạy tốt trong điều kiện sóng gió hoặc vỏ t àu bị thủng, tàu cần thiết phải có sức nổi dự trữ nhất định. Sức nổi dự trữ của t àu là thể tích của vỏ tàu được tính từ đường mớn nước trở lên trên, phụ thuộc vào chiều cao mạn khô của tàu. Sức nổi dự trữ của tàu biển chiếm khoảng 25- 40% lượng giãn nước của tàu.
- Tính ổn định: Ổn định là khả năng của tàu chống lại tác động ngoại lực đã đẩy tàu ra khỏi vị trí cân bằng ban đầu, trả về vị trí cũ khi không c òn tác động của ngoại lực ấy. Đây cũng l à tính năng rất quan trọng khi tàu mất ổn định sẽ có thể dẫn đến tai nạn lật t àu, chìm tàu gây ra thiệt hại về tài sản và sinh mạng thuyền viên.
- Tính chống chìm: Đặc tính này bảo đảm cho tàu vẫn nổi và chạy được trong trường hợp một phần vỏ tàu bị thủng. Để đảm bảo tính chống ch ìm tàu cần phải bố trí các khoang kín nước để khi bị thủng nước chỉ vào khoang bị thủng mà không lan qua các khoang khác.
2.3.1.2. Vỏ tàu phải đảm bảo độ bền
- Gỗ và chất lượng gỗ dùng để đóng tàu phải đảm bảo theo quy phạm phân cấp và đóng tàu cá biển (TCVN 6718:2000).
+ Gỗ đóng tàu phải là gỗ có chất lượng cao, được phơi sấy khô, không có gỗ dác, không bị mục , không bị sâu, không bị tách lớp, khôn g bị nứt và không bị khuyết tật làm hư hỏng vật liệu. Gỗ phải không có b ướu, tuy nhiên những bướu riêng lẻ ở phía trong vẫn có thể chấp nhận đ ược.
+ Gỗ được dùng để chế tạo các cơ cấu dọc phải được sấy hợp lý. Nếu có nguy cơ gỗ bị quá khô thì gỗ phải được phủ một lớp dầu gai hoặc sơn dầu trước khi được lắp dựng để tránh hiện tượng tách lớp.
+ Vật liệu chế tạo kết cấu thân tàu đặc biệt là ván vỏ và ván boong phải được xẻ dọc thớ.
+ Gỗ phải được bảo quản trong điều kiện khô v à trước khi đem sử dụng phải có độ ẩm trong không khí khô lớn hơn 20%.
+ Gỗ dùng làm kết cấu thân tàu phải có chất lượng cao, phải có tính chịu nước biển lâu bền, phải có lớp mặt tốt, lớp lõi cứng.
- Nhóm gỗ dùng để đóng tàu được quy định theo TCVN 1072-71
+ Gỗ nhóm ІІ: Lim, sến, táu, trai, nghiến, sến chua, huỳnh, trường, kiền kiền. + Gỗ nhóm ІІІ: Dồi, dẻ, săng, chò chỉ, cà ổi.
+ Gỗ nhóm ІІІ: Dẻ gừng, dẻ nứt, song xanh, mỡ, ho àng linh, chua neo
2.3.1.3.Tàu phải phù hợp với nghề câu cá ngừ đại dương: Có kích thước đảm bảo đủ khả năng hoạt động đánh bắt xa bờ.
2.3.2.Tiêu chí lựa chọn máy động lực
2.3.2.1.Tiêu chí về máy chính :
- Công suất đủ đáp ứng được tính năng của tàu thiết kế: tốc độ, trọng tải, mớn nước, tầm hoạt động. Động cơ điêzen rất dễ bị hư hỏng trong điều kiện quá tải hoặc thiếu tải. Khi quá tải, sự quá nhiệt tổng quát hoặc cục bộ có thể l àm cho động cơ bị sự cố, kể cả kẹt piston trong cylinder. Tác hại của thiếu tải đôi khi c òn nghiêm trọng hơn. Thiếu tải có thể nảy sinh do chạy tốc độ cao với tải nhỏ hoặc do vận
hành tốc độ thấp lặp lại nhiều lần với tải quá nhỏ. Do đó công suất của động cơ chính phải đủ mới đảm bảo an toàn cho máy và an toàn cho tàu khi ho ạt động trên biển.
- Tính cơ động của máy cao: Máy phải có khả năng tăng tốc hoặc giảm tốc nhanh, bởi vì trong quá trình hoạt động của tàu nhiều lúc tàu tăng tốc hoặc giảm tốc nhanh để tránh chướng ngại vật nếu không kịp thời sẽ gây ra tai nạn. T àu câu cá ngừ hoạt động xa bờ nên khi gặp bão máy phải tăng tốc nhanh để tránh bão kịp thời.
- Máy chính có độ bền cao, ít hư hỏng, nếu hư hỏng có sẵn phụ tùng để thay thế. - Ta phải chọn những loại máy đã có thương hiệu, có uy tín trên thị trường đảm bảo chất lượng máy tốt. Bên cạnh đó loại máy này phải dễ vận hành và sửa chữa, khi hỏng hóc mà phải thay thế phụ tùng dễ dàng.
- Mức chi phí đầu tư, mức chi phí vận hành, mức chi phí bảo trì và sửa chữa được chấp nhận.
2.3.2.2.Tiêu chí chọn máy phụ
- Công suất phải đủ đảm bảo phục vụ đủ hệ thống chiếu sáng, hệ thống hút khô, cứu thủng trên tàu.
- Máy độ bền cao, ít hỏng hóc.
- Mức chi phí đầu tư, chi phí vận hành, mức chi chí bảo trì và sửa chữa được chấp nhận.
2.3.3.Tiêu chí chọn thiết bị tàu
2.3.3.1. Tiêu chí chọn Neo
- Neo phải có lực giữ lớn ngay cả khi trọng l ượng nhỏ, đủ độ bền, kết cấu đơn giản, dễ chế tạo, giá thành thành thấp.
- Khi thả phải có khả năng bám đáy nhanh, bám chắc trong mọi điều kiện chất đáy nhưng khi thu neo lại dễ dàng và thuận tiện.
- Neo có khả năng sắp xếp gọn gàng khi thu lên tàu cũng như khi vận chuyển. - Có lực giữ không đổi trong mọi trường hợp kể cả khi hướng lĩn neo thay đổi.
2.3.3.2.Tiêu chí để lựa chọn dây neo
- Dây neo phải có độ bền lớn ngay cả khi đ ường kính nhỏ, đảm bảo có thể giữ tàu an toàn trong điều kiện sóng gió.
- Dây neo phải có trọng lượng nhẹ có thể dễ dàng thao tác khi thả neo. Vì trên tàu cá chủ yếu thả neo bằng sức người, không có tời thả neo.
- Giá thành của dây neo phải chăng, phù hợp với khả năng của ngư dân.
2.3.3.3. Tiêu chí để lựa chọn bánh lái
- Bánh lái phải cấu tạo đơn giản, ăn lái tốt và độ bền cao.
- Bánh lái không quá cồng kềnh, bẻ lái nhẹ điều khiển lái đ ược dễ dàng - Một bánh lái trạng bị cho tàu cần có diện tích bao nhiêu là phù hợp tùy thuộc vào tốc độ, kích thước của tàu và độ lớn vòng quay trở mà ta mong muốn. Để có tác dụng tốt thì diện tích mặt lái phải có tỷ lệ thích đáng với diện tích phần ch ìm mặt phẳng trung tâm dọc tàu.
2.3.3.4. Tiêu chí lựa chọn Vô lăng:
Vôlăng lái phải chắc chắn, có độ bền cao, kích thước hợp lý. Vì trong quá trình hoạt động vô lăng bị hỏng thì sẽ không thể điều khiển được hệ thống lái dẫn tới tai nạn cho tàu.
2.3.3.5. Tiêu chí lựa chọn Truyền động lái : +Vận hành đơn giản, hiệu suất cao. + Êm, giảm tiếng ồn .
+ Lắp đặt dễ dàng, tránh được hiện tượng cháy nổ trên tàu . + Chi phí đầu tư cho thiết bị giảm.