VI/ KIÊN GIANG
CHÙA PHÙ DUNG
Là một ngơi chùa nhỏ nằm dưới chân núi Bình San – Diệp Thuý thuộc địa phận xã Mỹ Đức, huyện Hà Châu, thị xã Hà Tiên. Chùa này do Mạc Thiên Tích dựng năm Thiệu Trị Thứ 6.
Tục truyền, đây là một ngơi chùa do Mạc Thiên Tích xây cho bà thứ cơ của ơng ta. Khi bà mết, mộ bà được chôn bên cạnh chùa. Ngôi mộ cổ này được người đời sau gọi là mộ Bà Dì Tự, Ao sen cũng như ngôi mộ gọi là ao Bà Dì Tự. ” Dì Tự ” là cách gọi tắt cụm “Bà Dì ở am tự “.
Ngơi chùa này tương truyền gắn bó cùng với một truyện tình buồn giữa nàng Phù Cừ tên thật là Nguyễn Thị Xuân và Mạc Thiên Tích con trai Mạc Cửu đang làm tổng trấn Hà Tiên lúc bấy giờ. Truyện kể rằng :
Dì Tự vốn là cơ gái có tên là Phù Cư, con của một túc nho tên là Nguyễn Nghi. Lớn lên trong thời Nam Bắc phân tranh, Nguyễn Nghi muốn lánh xa chỗ phân giới, nơi quân Trịnh – Nguyễn thường giao chiến, nên đi lần vào nam. Nguyễn Nghị cư trú ở Gia Định. Năm 1730, giặc Sa Tốt Ai Lao và giặc Chân Lạp liên minh tấn công Gia Định, vợ ông bị chết trên đường chạy loạn.
Vốn trước đó, Nguyễn Nghi có nghe đồn đại nhiều về trấn Hà Tiên, về cảnh trí thiên nhiên cũng như hào kiệt và anh tài của vùng đất này, do đó, nguyễn nghi quyết dẫn con tìm đến trấn lỵ Phương Thành của trấn Hà Tiên. Ở Phương Thành một thời gian, Nguyễn Nghi được Mạc Cửu, Tổng binh rấn Hà Tiên, kết nạp vào hàng nhân sĩ. Và chẳng bao lâu sau, tài văn chương của Nguyễn Nghi được Mạc Thiên Tích, con trai của Mạc Cửu thán phục. Nói về Phù Cừ, khi dời Gia Định theo cha chạy loạn, nàng phải cải trang thành một chàng trai đề tránh mọi bất trắc dọc đường và khi về Hà Tiên, để tiện việc giao du với các môn đệ của cha, theo đòi việc nghiên bút, Phù Cừ ăn mặc theo lối thư sinh. Vốn tư chất thông minh, Phù Cừ là một trong những học trò xuất sắc của nhà nghĩa học. Do đó trong đêm hội nguyên tiêu, Phù Cừ đã được Mạc Thiên Tích chú ý và những văn nhân khác đều hết lời khen ngợi. Nguyễn Nghi hầu như gởi gắm tất cả tình thương và kỳ vọng vảo đứa con gái duy nhất này. Ông định đôi năm nữa sẽ từ quan và đưa Phù Cừ về quê ngoại ở Gia Định để ở với bà ngoại và dì của Phù Cừ. Lúc đó Phù Cừ sẽ cởi bỏ lốt nam trang để sống cuộc sống bình thường như bao thiếu nữ khác. Nhưng dự định chưa thực hiện được thì Mạc Thiên Tích lệnh cho ơng đem “gã thư sinh ” Phù Cừ vào hầu nghiên bút ở trong dinh của Mạc Thiên Tích. Nguyễn Nghi gặp cảnh tiến thối lưỡng nan khó xử này lo lắng không yên. Cuối cùng, Nguyễn Nghi đành nhờ hai bạn đồng bối thân thiết của ông vào dinh tâu trình việc Phù Cừ giả trai với Mạc Thiên Tích. Mạc Thiên Tích chẳng những khơng quở phạt gì mà trái lại cịn ngỏ ý nạp Phù Cừ làm thứ cơ trong phủ.
Sau tiết đoan dương năm Đinh tỵ (1737) Phù Cừ được tiến vào phủ. Giờ đây, Phù Cừ là thứ cơ của Mạc Thiên Tích. Nàng sống thanh nhàn ở một lầu Điệp Thúy, dựng trong khu đất biệt lập, có hồ nước trong veo, trồng loại sen trắng tuyệt đẹp. Đặc biệt càng ngày Phù Cừ càng được Mạc Thiên Tích sủng ái và điều này khiến Hiếu Túc Nguyễn phu nhân, vợ chính của Mạc Thiên Tích ghen ghét.
Hiếu Túc Nguyễn phu nhân là một phụ nữ có chí khí hơn người. Bà đã từng huy động giới phụ nữ viện quân lương hỗ trợ cho binh lính trong trận chiến thắng chống lại qn Chân Lạp tấn cơng Phương Thành năm 1739. chính cơng lao này bà được chúa Nguyễn ban trí vật phẩm và phong tước Hiếu Túc nhất phẩm phu nhân. Ở trấn Hà Tiên này, bà là người có uy quyền thứ hai sau Mạc Thiên Tích.
Hơm nọ, nhân lúc Mạc Thiên Tích đang chỉ huy cuộc tập trận ở diễn võ trường tại núi Ngũ Hổ, Nguyễn phu nhân lập kế bắt Phù Cừ nhốt dưới chậu lớn, thường đặt giữa sân lộ thiên để hứng nước mưa dùng riêng cho việc pha trà, hải sâm, chưng yến và sắc thuốc.
Cuộc tập trận hơm đó ở bãi sớm hơn dự định vì bỗng nhiên trời đổ mưa dữ dội. Mạc Thiên Tích đội mưa phu ngựa về dinh. Giao cương ngựa cho thị vệ, Mạc Thiên Tích rảo bước vào trong. Ông thấy đám gia nhân đang lo hứng nước mưa, song ông chợt nhận ra chiếc chậu lớn nằm úp giữa sân chưa được lật lên để hứng nước. Mạc Thiên Tích ra lệnh cho gia nhân lật chiếc bồn ấy để hứng nước.
Đám gia nhân có vẻ chần chờ, rồi hè nhau lật chậu lên. Phù Cừ nằm trong chiếc chậu úp đã ngạt thở, tay chân co quắp, đầu tóc rũ rượi. Mạc Thiên Tích hiểu ngay mọi chuyện, liền ra lệnh cho đám thị nữ vực Phù Cừ vào nhà và truyền gọi thầy thuốc đến cứu chữa ngay.
Sau lần gặp nạn đó Phù Cừ xin Mạc Thiên Tích xây dựng cho mình một ngơi am tự để nương thâm sớm hôm kinh mõ và nàng cũng xin Mạc Thiên Tích tha tội cho vợ cả – Hiếu Túc phu nhân. Thấy ái cơ của mình ý đã định, lịng đã quyết như vậy, Mạc Thiên Tích cho lập một ngơi am tự cho Phù Cừ, cho khắc biển ngoài cổng là Phù Cừ am tự. Mạc Thiên Tích cho đào một ao nhỏ để trồng loại sen trắng, bứng từ ao trong dinh đem sang. Chùa Phù Cừ có từ đó. Về sau người đời khơng hiểu nghĩa của Phù Cừ xa lạ nèn đổi Phù Cừ thành Phù Dung cho hợp với thế thường.
Xưa kia Ngôi Am Tự này hết sức trang nghiêm và vô cùng kiên cố, cổng thành, đá cáng xây nền, đá dựng làm cột… rất công phu. Ngôi Am Tự này được đề hiệu là: “Phù Cừ Am Tự” phía sau Am Điện có xây thêm một tồ điện đề Ngọc Hồng Bửu Điện. Và đây cũng chính là nơi bà Nguyễn Thị Xuân thường ra đây thắp nhang và tịnh tâm, thỉnh thoảng người ta thấy Mạc Thiên Tích thường một người một ngựa đứng lặng im ngang sườn đồi bát giác dõi mắt trơng sang tồ Ngọc Hồng mong bắt gặp lại bóng hình người u cho đỡ thương đỡ nhớ.
THẠCH ĐỘNG
Thạch Động thơn vân , có nghĩa động đá nuốt mây, là tên hai bài thơ của Mạc Thiên Tứ; một bằng chữ Hán
được xếp trong tập Hà Tiên thập vịnh được khắc in năm 1737; một bằng chữ Nôm được xếp trong tập Hà
Tiên thập cảnh khúc vịnh[1]. Cả hai bài đều mô tả cảnh đẹp của núi Thạch Động, một trong mười thắng cảnh của đất Hà Tiên (Việt Nam) xưa.
Thạch Động còn được gọi là Vân Sơn, là một ngọn núi nhỏ nằm ở xã Mỹ Đức, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên