CHƯƠNG 4 THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM
4.2. Các nhân tố cấu thành thị trường bảo hiểm
4.2.1. Cung của dịch vụ bảo hiểm
Dịch vụ bảo hiểm ngày nay không chỉ được cung cấp bởi Nhà nước qua loại hình bảo hiểm xã hội. Ngược lại, phần lớn khối lượng những dịch vụ bảo hiểm thương mại giá trị lớn được cung cấp bởi các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ bảo hiểm cho các đối tượng khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, tổ chức và doanh nghiệp.
Ngồi ra, có một loại hình tổ chức bảo hiểm chỉ cung cấp dịch vụ chủ yếu cho những công ty (tập đồn) mẹ, đó là những cơng ty bảo hiểm chuyên ngành, gọi là “captive”. Captive có vai trị là một tổ chức tự bảo hiểm được thành lập để bảo hiểm những rủi ro tần suất cao mà bản thân cơng ty có thể chịu được một cách hiệu quả. Mặt khác, captive được sử dụng như là một công cụ cung cấp tài chính để xử lý những rủi ro tần suất thấp nhưng cấp dộ nghiêm trọng đặc biệt cao – những rủi ro không được bảo hiểm trên thị trường bảo hiểm truyền thống.
Hiện nay, trong số 4000 captive trên tồn thế giới thì có khoảng 3000 là captive “một mẹ”, tức là do một công ty mẹ lập ra. Cịn lại là các cơng ty nhiều mẹ, tức là một số công ty phối hợp với nhau lập ra (gọi là collective captive), giống như một liên danh. Gần đây nhất, captive-thuê (rent-a-captive) đã trở nên rất phổ biến, thay vì thành lập một captive của chính mình, cơng ty có thể th một captive. Captive-th thực chất là bên nhận tái bảo hiểm mở cho công ty thuê captive một tài khoản để thanh tốn phí bảo hiểm, tiền bồi thường và thu nhập đầu tư. Ưu điểm của cách làm này so với giải pháp captive một mẹ là ở chỗ công ty không phải cấp vốn. Ưu điểm này làm cho captive đi thuê trở nên đặc biệt hấp dẫn đối với các loại công ty loại vừa.
Như chúng ta đã biết ở các chương trước, các sản phẩm bảo hiểm được chia làm hai loại hình bảo hiểm cơ bản: bảo hiểm phi nhân thọ (non-life hay property and casualty) và bảo hiểm nhân thọ (Life hay là Life and health). Tương tự, các DNBH cũng chia thành hai hệ thống công ty bảo hiểm nhân thọ và công ty bảo hiểm phi nhân thọ (gọi là công ty bảo hiểm chuyên ngành). Ngày nay, các công ty bảo hiểm phát triển mạnh mẽ về quy mơ dẫn đến xu hướng hình thành các tập đồn bảo hiểm có quy mơ lớn, mang tầm vóc quốc tế. Các tập đồn bảo hiểm lớn kinh doanh cùng lúc cả hai loại hình bảo hiểm: nhân thọ và phi nhân thọ. Tuy nhiên, các công ty này vẫn phải đảm bảo nguyên tắc chuyên doanh và hạch tốn độc lập cho mỗi loại hìn
Các cơng ty, tập đồn bảo hiểm khơng chỉ hoạt động riêng lẽ trong phạm vi quốc gia mà còn hoạt động vươn ra ngồi thị trường thế giới dưới hình thức thành lập cơng ty mới, liên
KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 67 việc tiếp cận dịch vụ bảo hiểm của cá nhân, tổ chức ngày càng thuận tiện hơn cho dù ở bất kỳ nơi nào trên thế giới. Cũng do khả năng cạnh tranh toàn cầu của ngành bảo hiểm mà các DNBH càng được hoàn thiện hơn để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
4.2.1.1. Những chủ thể cung cấp dịch vụ bảo hiểm
Người bán - Nhà bảo hiểm: Là các doanh nghiệp bảo hiểm, tổ chức bảo hiểm. Trong nền
kinh tế thị trường, doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Các Doanh nghiệp bảo hiểm trực tiếp cho khách hàng hoặc thơng qua các tổ chức tài chính trung gian.
Người mua- khách hàng
Là những cá nhân hoặc tổ chức có tài sản, trách nhiệm dân sự trước pháp luật, tính mạng hoặc thân thể có thể bị gặp rủi ro cần bảo hiểm nên mua các sản phẩm bảo hiểm trực tiếp hoặc gián tiếp thơng qua các tổ chức tài chính trung gian.
Khách hàng cịn có tên gọi là người tham gia bảo hiểm bao gồm: Khác hàng hiện tại;
Khách hàng tiềm năng;
Tổ chức tài chính trung gian
Là cầu nối giữa người mua và người bán sản phẩm bảo hiểm. Tổ chức trung gian gồm các công ty hoặc doanh nghiệp bảo hiểm mơi giới và đại lí bảo hiểm. Cơng hoặc doanh nghiệp mơi giới và đại lí bảo hiểm có đặc trưng về tổ chức, quy mơ, phạm vi và hoạt động khác nhau.
4.2.1.2. Các dịch vụ được cung ứng cho thị trường
Các dịch vụ liên quan bảo hiểm được cung ứng cho thị trường. Các dịch vụ bảo hiểm được cung cấp bởi các DNBH bao gồm:
Dịch vụ bảo hiểm gốc: bảo hiểm phi nhân thọ, bảohiểm nhân thọ
Dịch vụ tái bảo hiểm: nhượng tái bảo hiểm và nhận tái bảo hiểm
Dịch vụ trung gian bảo hiểm: môi giới bảo hiểm gốc, môi giới tái bảo hiểm và đại lý
bảo hiểm
Dịch vụ tư vấn quản lý rủi ro
Hoạt động của các tổ chức bảo hiểm khơng chỉ là hình thành và quản lý quỹ bảo hiểm mà còn bao gồm hoạt động nghiên cứu về những rủi ro. Quá trình nghiên cứu bao gồm nghiên cứu các giải pháp hữu hiệu nhất để có thể khắc phục những rủi ro đã phát hiện. Đồng thời, nghiên cứu cịn nhằm phát hiện những nguy cơ tiềm ẩn có thể làm phát sinh những rủi ro mới. Từ đó, đề ra những giải pháp tốt nhất để hạn chế các nguy cơ tiềm ẩn đó. Các cơng ty bảo hiểm cung
cấp dịch vụ tư vấn giúp các cá nhân, tổ chức có thể quản trị rủi ro của mình hiệu quả hơn, từ đó làm tăng giá trị về mặt của cải của chính cá nhân, tổ chức đó
Các dịch vụ bổ trợ khác:
Cung của thị trường bảo hiểm còn bao gồm các dịch vụ bổ trợ cho thị trường, được cung cấp bởi chính các tổ chức bảo hiểm và các tổ chức, cá nhân bên ngoài như:
Giám định, bồi thường: nhà bảo hiểm phải tiến hành giám định, điều tra, tính tốn, phân bổ tổn thất liên quan đến rủi ro phải bồi thường. Các dịch vụ này có thể thực hiện bởi chính nhà bảo hiểm hoặc bởi người thứ ba khác (công ty, tổ chức giám định)
Dịch vụ vận chuyển cấp cứu, chăm sóc y tế: dịch vụ được cung cấp bởi các bệnh viện và
hệ thống các trung tâm y tế của mỗi địa phương
Dịch vụ tư vấn pháp lý (cho người được bảo hiểm): trong các hợp đồng bảo hiểm thường
có các điều khoản ghi khi được giải quyết bồi thường khơng thỏa đáng, người mua có quyền khiếu nại với một cơ quan trọng tài. Như vậy, khi xảy ra thiệt hại, nếu nhà bảo hiểm từ chối bồi thường về các vấn đề thiệt hại liên quan nào đó, người mua bảo hiểm có thể nhờ đến sự can thiệp, tư vấn pháp lý của luật sư về bảo hiểm để tránh bị thua thiệt, để có thể nhận được mức bồi thường xứng đáng hơn. Mặt khác, các cơng ty bảo hiểm thường có một lượng dồi dào luật
sư được thuê đểbảo vệ cho công cuộc kinh doanh của họ, bởi vì, với ngành kinh doanh này,
chuyện kiện tụng xảy ra thường xuyên
Dịch vụ thanh toán bảo hiểm (Bancassurance): là việc ngân hàng và công ty bảo hiểm
hợp tác với nhau để phát triển và phân phối một cách hiệu quả các sản phẩm ngân hàng và bảo hiểm. Đó là việc các ngân hàng tham gia cung cấp các sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng của mình. Ở đây, cần phân biệt việc ngân hàng phân phối các sản phẩm bảo hiểm (bancassurance) với việc các DNBH cung cấp và phân phối các dịch vụ tài chính, ngân hàng (assurbanking)
Các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ khơng có những đặc điểm nổi bật cho hoạt động Bancassurance. Trong khi đó, các sản phẩm ngân hàng và bảo hiểm nhân thọ có thể bổ trợ cho nhau vì cả hai đều hướng tới phục vụ việc tích lũy và quản lý tài sản của khách hàng.
4.2.2. Cầu của dịch vụ bảo hiểm
Trong kinh tế thị trường, rủi ro xã hội là khó tránh khỏi và có xu hướng ngày càng tăng, những rủi ro do mặt trái của cơ chế thị trường gây ra (nghèo đói, thất nghiệp, mất việc làm…), những rủi ro xã hội khác (ốm đau, tai nạn, thiên tai…)
Nhu cầu về dịch vụ bảo hiểm của các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp, tổ chức có thể khác nhau nhưng một cách tổng quát đều nhằm đảm bảo cho những rủi ro liên quan đến tài sản (của cải), tính mạng, sức khỏe, thu nhập và trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi phát sinh trách nhiệm dân sự.
KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 69 Để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng bảo hiểm đã ký kết, bên mua bảo hiểm và nhà bảo hiểm thường có nhu cầu về các dịch vụ bổ trợ cho việc xác định trách nhiệm và thực hiện nghĩa vụ bồi thường khi có sự cố xảy ra như: dịch vụ pháp lý, thanh tốn, chăm sóc y tế,…
Rủi ro, hiểm họa luôn tồn tại và đe dọa cho đời sống kinh tế của gia đình và doanh nghiệp làm phát sinh nhu cầu được đảm bảo rủi ro. Tuy nhiên, nhu cầu này chỉ là nhu cầu tiềm tàng, để nhu cầu đó được thỏa mãn thì phải có những điều kiện thích ứng: thu nhập của người dân, thị hiếu và sở thích, khả năng cung ứng dịch vụ của thị trường.