Hợp đồngbảo hiểm

Một phần của tài liệu Giáo trình Bảo hiểm (Nghề Kế toán doanh nghiệp) (Trang 90 - 95)

CHƯƠNG 4 THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM

5.5. Hợp đồngbảo hiểm

5.5.1. Định nghĩa Hợp đồng bảo hiểm

Khái niệm hợp đồng bảo hiểm

Trên góc độ pháp lý, hợp đồng bảo hiểm được hiểu là một cam kết pháp lý được thể hiện bằng văn bản giữa hai bên: bên bảo hiểm và bên mua bảo hiểm. trong đó bên bảo hiểm cam kết sẽ bồi thường cho bên mua bảo hiểm trong trường hợp họ phải gánh chịu những tổn thất tài

KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 91 của hợp đồng, trên cơ sở bên mua bảo hiểm trả cho bên bảo hiểm một số tiền nhất định (gọi là phí bảo hiểm).

Khoản 1 điều 12 luật kinh doanh bảo hiểm 2000 quy định: “Hợp đồng bảo hiểm là sự

thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doing nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người phụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự hiện bảo hiểm”.

Như vậy, đứng trên góc độ pháp lý thì hợp đồng bảo hiểm thực chất là hợp đồng kinh tế trong đó một bên đồng ý bồi thường, trả tiền bảo hiểm cho bên kia khi xảy ra sự kiện bảo hiểm với điều kiện bên kia chấp nhận đóng phí bảo hiểm. Theo hợp đồng bảo hiểm, mối quan hệ nhất định giữa hai bên ràng buộc với nhau bởi hai vấn đề cơ bản: bồi thường và nộp phí bảo hiểm.

Định nghĩa này có sự chênh lệch so với định nghĩa về hợp đồng bảo hiểm được quy định tại điều 567 bộ luật dân sự 2005: “Hợp đồng bảo hiểm là sự tthoar thuận giữa các bên, theo

đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, còn bên bảo hiểm phải trả một khoản tiền bảo

hiểm cho bên bảo hiểm khi xảy ra sựkiện bảo hiểm”. Khái niệm trên cho thấy hợp đồng bảo

hiểm là sự thỏa thuận giữa hai bên chủ thể đó là bên mua bảo hiểm (người tham gia bảo hiểm) và bên bảo hiểm (doanh nghiệp bảo hiểm) với điều kiện là bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm để khi xảy ra sự kiện bảo hiểm bên bảo hiểm phải trả một khoản tiền cho bên mua bảo hiểm.

Từ hai định nghĩa này có thể thấu sự mẫu thuẫn trong quan điển về đối tượng được nhận tiền bảo hiểm là người phụ hưởng hoặc người được bảo hiểm. bộ luật dân sự không quy định được về người hưởng thụ mà chỉ quy định về bên được bảo hiểm và trong luật cugnx không làm rõ hơn về khái niệm bên được bảo hiểm.

5.5.2. Tính chất của Hợp đồng bảo hiểm

Hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng bồi thường. Tính chất này của hợp đồng bảo hiểm được

mọi người biết đến nhiều nhất, ai cũng ý thức được là khi ký kết hợp đồng bảo hiểm thì sẽ được bồi thường tổn thất do rủi ro được bảo hiểm gây ra.

Hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng tín nhiệm. Thực vậy, hợp đồng bảo hiểm được quan

niệm là một hợp đồng của long trung thực (Contract of Good Faith) vì hai bên ký kết đã cùng

thỏa thuận và thi hành các điều khoản của hợp đồng. Người được bảo hiểm phải khai báo đầy đủ, trung thực, không che giấu, khơng có ý xấu làm thiệt hại cho người bảo hiểm nhanh và đúng mức, nếu không hợp đồng sẽ bị hủy bỏ.

Hợp đồng bảo hiểm có thể chuyển nhượng được. Bên mua bảo hiểm có thể chuyển

Hợp đồng bảo hiểm có thể chuyển nhượng từ người đứng tên trên hợp đồng cho một người khác được hưởng quyền lợi của hợp đồng bảo hiểm. Việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm chỉ có hiệu lực trong trường hợp bên mua bảo hiểm thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc chuyển nhượng và doanh nghiệp bảo hiểm có văn bản chấp thuận về việc chuyển nhượng đó, trừ trường hợp việc chuyển nhượng được thực hiện tập quán quốc tế.

5.5.3. Hiệu lực của Hợp đồng bảo hiểm

Thời hạn bảo hiểm

Thời hạn bảo hiểm là khoảng thời gian được xác định theo hợp đồng bảo hiểm mà trong khoản thời gian đó, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm chi trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường thiệt hại cho người được bảo hiểm nếu xảy ra sự kiện bảo hiểm.

Thời hạn có thể được tính theo ngày hoặc có thể được tính theo sự kiện. Nếu tính theo ngày thì thời điểm bắt đầu của thời hạn bảo hiểm được tính từ 0 giờ của ngày bảo hiểm đầu tiên theo ngày dương lịch (ngày tiếp theo ngày hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực) nếu đucợ tính theo sự kiện thì thời điểm bắt đầu của thời hạn bảo hiểm chính là thời điểm bắt đầucảu sựu kiện. Chẳng hạn, bảo hiểm cơng trình xây dựng tính theo thời hạn thi cơng thì thời điểm bắt đầu của thời hạn bảo hiểm là thời điểm khởi cơng cơng trình đó, hoặc bảo hiểm hàng hóa vẩn chuyển bằng đường biển tính riêng cho từng chuyến thì thời hạn bảo hiểm được tính kể từ khi tàu nhổ neo cảng đầu tiên.

Thông thường, thời hạn bảo hiểm trong các hợp đồng bảo hiểm tài sản là một năm. Thời hạn bảo hiểm trong các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc suốt đời.

Thời hạn bảo hiểm trong các hợp đồng bảo hiểm thiệt hại khác như bảo hiểm cơng trình xây dựng, bảo hiểm hàng hóa vận chuyển, bảo hiểm hành khách thường được xác định theo lộ trình cơng việc đó. Chẳng hạn, đối với hợp đồngbảo hiểm vận chuyển hành hóa bằng đường biển tính theo từng chuyến thì thời hạn bảo hiểm là từ tàu nhổ neo ở cảnh đầu tiên cho đến tàu cập cảng cuối cùng của đường vận chuyển được xác định trong vận đơn.

Thời hạn yêu cầu trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường

Thời hạn yêu cầu trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm là một năm, kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm. Thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác sẽ khơng tính vào thời hạn u cầu trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường.

Trong trường hợp bên mua bảo hiểm chứng minh được rằng bên mua bảo hiểm không biết thời điểm xảy ra sự kiện bảo hiểm thì thời hạn quy định tại khoản 1 điều 28 luật inh doanh bảo hiểm được tính từ ngày bên mua bảo hiểm biết việc xảy ra sự kiện bảo hiểm đó.

Trong trường hợp người thứ ba yêu cầu bên mua bảo hiểm bồi thường về những thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm thì thời hạn quy định tại khoản 1 điều 28 luật kinh doanh bảo hiểm được tính từ ngày người thứ 3 yêu cầu.

KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 93 Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường theo thời hạn đã thảo thuận trong hợp đồng bảo hiểm; trong trường hợp khơng có thỏa thuận về thời hạn thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường trong trường hợp 15 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ về yêu cầu trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường.

Phương thức trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường

Bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có thể thỏa thuận một trong các hình thức bồi thường sau đây:

- Sửa chữa tài sản thiệt hại;

- Thay thế tài sản thiệt hại bằng tài sản khác; - Trả tiền bồi thường.

Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm không thỏa thuận được về hình thức bồi thường thì việc bồi thường sẽ được thực hiện bằng tiền.

5.5.4. Các yếu tố của Hợp đồng

Hoạt động bảo hiểm phải đảm bảo 3 yếu tố cơ bản: phịng chống rủi ro, phí bảo hiểm, một khoản tiền bồi thường (hoặc tiền bảo hiểm) và đó cũng chính là 3 yếu tố cấu thành hợp đồng bảo hiểm.

Hình 5.2: Sơ đồ hợp đồng bảo hiểm

Các yếu tố liên quan đến rủi ro

Đối tượng bảo hiểm là đối tượng đặt trong tình trạng chịu rủi ro, mà vì nó, một người

(chủ sở hữu hoặc chủ sử dụng) phải tham gia vào một loại hình bảo hiểm nào đó.

Các đối tượng có thể bị tổn thất do các rủi ro và vì vậy cũng cần được bảo hiểm có thể là: con người (tính mạng, thân thể, sức khỏe) tài sản và trách nhiệm dân sự phát sinh do quy định của pháp luật.

Sự tồn tại của đối tượng bảo hiểm cũng chính là sự hiện diện của rủi ro bảo hiểm, một trong những điều kiện đảm bảo hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm.

Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm

NGƯỜI BẢO HIỂM

Tiền bồi thường HỢP

ĐỒNG BẢO HIỂM Thu phí BH Nhận tiền bồi thường PHÍ BH NGƯỜI ĐƯỢC BẢO HIỂM

Giá trị bảo hiểm: là trị giá bằng tiền của tài sản. Giá trị bảo hiểm tùy thuộc vào đơn bảo

hiểm (có giá trị hay khơng có giá trị) mà có thể được ghi hay khơng được ghi

Số tiền bảo hiểm: là một phần hay toàn bộ giá trị bảo hiểm (trong bảo hiểm tài sản). Trong

mọi trường hợp, số tiền bảo hiểm là giới hạn trách nhiệm bồi thường tối đa của nhà bảo hiểm trong một vụ hoặc một năm tổn thất

Mối quan hệ giữa số tiền bảo hiểm, giá trị bảo hiểm và các trường hợp bảo hiểm. Trên đơn bảo hiểm tài sản, thơng thường đều có biểu hiện của số tiền bảo hiểm và giá trị bảo hiểm. Mối quan hệ giữa chúng có thể có những trường hợp sau:

+ Bảo hiểm đúng giá: khi số tiền bảo hiểm bằng giá trị bảo hiểm. Đây là trường hợp lý tưởng nhất

+ Bảo hiểm dưới giá: khi số tiền bảo hiểm nhỏ hơn giá trị bảo hiểm + Bảo hiểm trên giá: khi số tiền bảo hiểm lớn hơn giá trị bảo hiểm

+ Bảo hiểm trùng: khi tài sản được bảo hiểm bởi nhiều hợp đồng bảo hiểm và tổng số tiền bảo hiểm trên các hợp đồng đó lớn hơn nhiều lần so với giá trị bảo hiểm nghĩa là trường hợp bảo hiểm trên giá do bảo hiểm trùng.

Người được bảo hiểm về nguyên tắc không thể kiếm lời trên hợp đồng bảo hiểm. Do đó, bảo hiểm trên giá hoặc bảo hiểm trên giá do bảo hiểm trùng cố ý đều bị cấm bởi luật pháp của các nước.

Phạm vi bảo hiểm

Là giới hạn những rủi ro mà theo thỏa thuận, nếu những rủi ro đó xảy ra đối với đối tượng bảo hiểm thì nhà bảo hiểm phải có trách nhiệm bồi thường (hoặc trả tiền bảo hiểm)

Trên các đơn bảo hiểm (hoặc quy tắc chung của bảo hiểm), các trường hợp được bảo hiểm phải trình bày trong điều khoản “phạm vi bảo hiểm” và điều khoản “loại trừ” và thông thường rủi ro được bảo hiểm được trình bày dưới góc độ ngun nhân phát sinh, cịn góc độ thời gian và khơng gian xảy ra rủi ro thường được diễn đạt ở các điều khoản khác .

5.5. Câu hỏi củng cố

Câu 1: Cơ cấu, tổ chức tổng quát của DNBH? Vẽ một sơ đồ tổ chức DNBH cổ phần mà anh(chị) biết?

Câu 2: Các trường hợp được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm? Điều kiện chuyển giao hợp đồng hiểm là gì?

Câu 3: Hoạt động định phí của bảo hiểm là gì? Hãy nêu nội dung? Câu 4: Trình bày nội dung hoạt động định phí của bảo hiểm? Câu 5: Trình bày các chủ thể hoạt động trên thị trường bảo hiểm

KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 95

Một phần của tài liệu Giáo trình Bảo hiểm (Nghề Kế toán doanh nghiệp) (Trang 90 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)