Môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu Giáo trình Bảo hiểm (Nghề Kế toán doanh nghiệp) (Trang 69 - 72)

CHƯƠNG 4 THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM

4.3. Môi trường ngành bảo hiểm

4.3.1. Môi trường vĩ mô

4.3.1.1. Mơi trường pháp lý

Nền kinh tế nói chung, thị trường bảo hiểm nói riêng ở bất kì quốc gia nào cũng được vận hành dưới sự kiểm soát của nhà nước. Ở hầu hết các quốc gia, được điều hành bởi nhà nước pháp quyền, sự kiểm tra của nhà nước đối với thị trường bảo hiểm được tiến hành trong khn khổ lập pháp và lập quy chính xác. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành kinh doanh bảo hiểm sẽ được hình thành điều chỉnh các mối quan hệ đảm bảo cho thị trường bảo hiểm vận hành, phát triển một cách tốt đẹp.

Chính sách phát triển thị trường bảo hiểm, chính sách an sinh xã hội và chính sách thuế của nhà nước có tác động trực tiếp đến sự phát triển của thị trường bảo hiểm. Chẳng hạn, nếu các đảm bảo an sinh xã hội ở mức cao thì nhu cầu đảm bảo cho rủi ro con người ở bảo hiểm thương mại sẽ giảm đi. Chính sách thuế cũng có những tác động khuyến khích hay khơng khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia bảo hiểm ở một lĩnh vực bảo hiểm nào đó.

Chính sách mở cửa hay bảo hộ thương mại nội địa cũng ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự phát triển của thị trường. Nếu thương mại quốc tế được khuyến khích, mơi trường thuận lợi cho đầu tư trực tiếp nước ngồi thì nhu cầu của thị trường bảo hiểm sẽ gia tăng. Ngược lại, chính sách bảo hộ thương mại nội địa có thể sẽ dẫn đến độc quyền trong kinh doanh các ngành nghề kể cả ngành kinh doanh bảo hiểm. Sự độc quyền này không chỉ ngăn cản sự tham gia vào thị trường bảo hiểm của đa dạng các thành phần kinh tế mà còn làm cho nhu cầu lẫn quyền lợi của bên mua bảo hiểm bị giảm sút.

Cơ chế quản lý kinh tế được coi là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường bảo hiểm thương mại. Trong nền kinh tế bao cấp, phần lớn nhu cầu an toàn được đáp ứng bởi ngân sách nhà nước qua hệ thống bảo hiểm xã hội hoặc bởi các định chế tập thể hoặc bằng cách quyên góp. Như vậy, bảo hiểm thương mại sẽ bị thu hẹp và khơng có điều kiện mở rộng thị phần. Ngược lại, chính sách phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường sẽ làm đa dạng hóa yếu tố cung và cầu trên thị trường bảo hiểm thương mại, tạo ra động lực cạnh tranh phát

triển nền kinh tế. Tuy nhiên, môi trường này tiềm ẩn nhiều rủi ro nên cần phải được quản lý chặt chẽ và toàn diện

Mơi trường pháp lý càng hồn thiện sẽ càng tạo điều kiện đảm bảo thị trường có sự cạnh tranh lành mạnh và phát triển bền vững, đảm bảo lợi ích của bên mua bảo hiểm. Các biện pháp tăng cường pháp chế được thực hiện tốt sẽ nâng cao ý thức của người dân về bảo hiểm, nhất là những loại hình bảo hiểm mang tính chất bắt buộc.

4.3.1.2. Mơi trường kinh tế

Có đặc điểm là, ở các quốc gia giàu có và phát triển thì bảo hiểm thương mại rất phát triển. Bởi vì, thứ nhất, các quốc gia này có sự tích lũy rất lớn về của cải cần được bảo hiểm (tài sản lớn, các khoản đầu tư quan trọng, những nguồn thu nhập cao,…). Thứ hai, trình độ nhận thức của các cá nhân ở mức cao, họ ý thức và tính tốn được khả năng tổn thất khi có rủi ro và chi phí cho việc đảm bảo các rủi ro đó là xứng đáng. Thứ ba, họ có đủ năng lực tài chính để có thể chi trả cho các dịch vụ bảo hiểm.

Trong các yếu tố đó, yếu tố quan trọng nhất có thể nói đó là khả năng chi trả cho các khoản phí bảo hiểm. Hầu hết các cá nhân đều có nhu cầu được an tâm tránh được các rủi ro nhưng khơng phải ai cũng có đủ khả năng chi trả cho dịch vụ bảo hiểm để đổi lấy sự an tâm đó. Bảo hiểm là một trong những điều kiện để phát triển kinh tế nên điều quan trọng là tìm ra những biện pháp để phát triển bảo hiểm ngay cả những nơi mà nguồn thu nhập của người dân còn hạn chế.

Quy mô và cơ cấu các ngành của nền kinh tế một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thị trường bảo hiểm. Những quốc gia có tỷ trọng ngành nơng nghiệp lớn thì thị trường kém phát triển hơn những quốc gia có ngành sản xuất và dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn.

Yếu tố lạm phát trong môi trường kinh tế là mối lo ngại của các nhà bảo hiểm và người mua bảo hiểm. Đặc trưng của bảo hiểm là nhận phí trước và chi trả, bồi thường sau nên lạm phát tăng cao sẽ làm những người tham gia bảo hiểm lo ngại. Đến ngày đáo hạn hợp đồng, số tiền mà người mua bảo hiểm nhận được đã khơng cịn giá trị như họ tính tốn khi ký hợp đồng. Đối với hợp đồng ngắn hạn thì điều này ít nhận thấy, ngược lại đối với hợp đồng dài hạn thì nhìn thấy ảnh hưởng rất rõ ràng. Mặt khác, việc nhà bảo hiểm chậm giải quyết bồi thường thiệt hại cho người mua bảo hiểm trong một thời gian dài sau ngày phát sinh sự cố trong tình trạng lạm phát cao làm gia tăng thêm sự ảnh hưởng của lạm phát.

Lạm phát vừa ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị của cải của các tổ chức bảo hiểm, vừa tác động gián tiếp qua sức mua của bên mua bảo hiểm. Tâm lý định giá cao các khoản phí bỏ ra ở hiện tại và định giá thấp các khoản thu nhập trong tương lai tạo ra một “lực cản” khi ra quyết định mua bảo hiểm.

KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 71 Sự hình thành và phát triển của cung, cầu bảo hiểm cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi độ nhạy cảm tài chính. Sự biến động của lãi suất tiền gửi, sự ổn định hay bất ổn của thị trường chứng khốn,… cũng có thể làm thay đổi cơ cấu tiêu dùng tiết kiệm đầu tư, thay đổi danh mục đầu tư. Từ đó làm thay đổi lượng cầu về dịch vụ bảo hiểm, đặc biệt là bảo hiểm nhân thọ. Đây chính là lý do, cũng là động lực buộc các nhà bảo hiểm nghiên cứu thiết kế và triển khai trên thị trường bảo hiểm những sản phẩm bảo hiểm hiện đại (bảo hiểm liên kết đầu tư, các dịch vụ hedging* cho rủi ro của nhà đầu tư, chứng khốn hóa các quỹ bảo hiểm) nhằm đáp ứng nhu cầu mới của thị trường. Đồng thời, cũng là động thái cạnh tranh với các sản phẩm phái sinh của các định chế khác tung ra trên thị trường tài chính tiền tệ.

*Hedging là một nghiệp vụ của thị trường ngoại hối qua đó doanh nghiệp có thể cố định

được các khoản thu-chi của mình trong tương lai theo một đồng tiền (thường là đồng nội tệ) từ

đó tránh được những rủi ro do sự biến động của tỷ giá gây nên. 4.3.1.3. Môi trường xã hội

Dân số

Dân số là một yếu tố xã hội nhưng lại là yếu tố đảm bảo cho cơ sở kỹ thuật của kinh doanh bảo hiểm. Trở lại chương kỹ thuật bảo hiểm, có nói về ”Luật số lớn”, ta thấy nhà bảo hiểm chỉ có thể hình thành và sử dụng hiệu quả quỹ bảo hiểm dựa trên một đám đông đủ lớn những người tham gia bảo hiểm. Như vậy, số dân, tuổi thọ trung bình, kết cấu dân số, trình độ dân trí cũng có tác động đến tổng cung – tổng cầu trên thị trường bảo hiểm.

Những thị trường còn rất sơ khai như Việt Nam, Trung quốc được xem là rất tiềm năng vì có lượng dân số rất đông, tỷ lệ dân số hoạt động cao

Văn hóa tơn giáo

Niềm tin, sự tín ngưỡng, tập qn, lối sống có ít nhiều ảnh hưởng tiêu cực hay tích cực đến nhu cầu bảo hiểm của công chúng cũng như ảnh hưởng đến cách thức mà các tổ chức bảo hiểm triển khai sản phẩm ra thị trường .

4.3.1.4. Môi trường công nghệ

Mức độ phát triển khoa học công nghệ sẽ làm thay đổi tập quán tiêu dùng (từ nội dung lẫn cách thức giao dịch), thay đổi hệ thống phân phối dịch vụ bảo hiểm của các nhà bảo hiểm. Chẳng hạn, hệ thống ATM đã đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng trong việc thanh tốn phí bảo hiểm định kỳ.

Cơng nghệ số phát triển giúp ích nhiều cho các nhà bảo hiểm trong công tác quản lý điều hành hoạt động. Sự phức tạp trong việc đáp ứng các yêu cầu dàn trải về không gian và thời gian đã trở nên nhẹ nhàng hơn nhờ các chương trình quản lý, các thiết bị hỗ trợ và các đường truyền tốc độ cao.

4.3.1.5. Môi trường tự nhiên

Thống kê kinh tế bảo hiểm trên toàn cầu cho thấy hàng năm con người phải gánh chịu hậu quả của nhiều sự cố, thảm họa. Trong đó, xét về mức độ tổn thất, các sự cố thảm họa thiên nhiên chiếm một tỷ trọng lớn. Dù khoa học kỹ thuật có đạt trình độ cao, các quốc gia có nền đại cơng nghiệp không thể triệt tiêu được các rủi ro từ thiên nhiên, mà ngược lại, khối lượng tài sản khổng lồ ln bị đe dọa và cần có giải pháp chống đỡ đối với những hiểm họa loại này.

Điều kiện tự nhiên thuận lợi, bất lợi có thể tác động thuận chiều hoặc nghịch chiều đối với cung và cầu bảo hiểm. Tính chất nghiêm trọng của rủi ro xuất phát từ tự nhiên có thể làm thay đổi nội dung đảm bảo của các điều khoản trong hợp đồng kinh doanh bảo hiểm. Mặt khác, sự thay đổi các điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm cịn có sự tác động kết hợp bởi mơi trường pháp lý.

Một phần của tài liệu Giáo trình Bảo hiểm (Nghề Kế toán doanh nghiệp) (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)