Tổ chức doanh nghiệp bảo hiểm

Một phần của tài liệu Giáo trình Bảo hiểm (Nghề Kế toán doanh nghiệp) (Trang 78 - 82)

CHƯƠNG 4 THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM

5.1. Tổ chức doanh nghiệp bảo hiểm

5.1.1. Các yêu cầu cần thiết của doanh nghiệp bảo hiểm

Yêu cầu về mặt kỹ thuật

DNBH phải tổ chức tốt việc thống kê, lựa chọn rủi ro, tính phí bảo hiểm, giải quyết các khiếu nại khi có xảy ra sự kiện bảo hiểm.

Yêu cầu về mặt kinh doanh

DNBH phải được tổ chức thành một bộ máy hồn chỉnh để có thể vận hành, gồm các bộ phận chức năng như: quản lý, nghiệp vụ, kinh doanh, tài chính, kế tốn, hành chính nhân sự,…

Yêu cầu về mặt tài chính

DNBH tập trung huy động vốn từ số đơng khách hàng nên phải có sự đảm bảo về mặt tài chính (ký quỹ, quỹ dự phòng, vốn chủ sở hữu, hiệu quả đầu tư,…) để hoạt động và tạo sự tin tưởng đối với khách hàng. Những yêu cầu về tài chính phải được giám sát chặt chẽ bởi cơ quan quản lý nhà nước.

Yêu cầu về mặt pháp lý

DNBH phải được thành lập và vận động đúng theo quy định của luật pháp địa phương hoặc quốc gia mà doanh nghiệp hoạt động kinh doanh .

KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 79

5.1.2. Các hình thức chủ yếu của doanh nghiệp bảo hiểm

Theo quy định của pháp luật thì có nhiều hình thức doanh nghiệp theo các tiêu chí khác nhau. Xét về phạm vi trách nhiệm của chủ sở hữu doanh nghiệp đối với công nợ của doanh nghiệp (trách nhiệm hữu hạn, trách nhiệm vô hạn), xét về tư cách pháp lý của doanh nghiệp (pháp nhân, thể nhân), xét về hình thức sở hữu của doanh nghiệp (doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp hợp danh, doanh nghiệp cổ phần,…)

Trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, các DNBH được thành lập dưới hai hình thức phổ biến là DNBH cổ phần và DNBH tương hỗ. Tuy nhiên, ở một số quốc gia, quyền sở hữu DNBH thuộc về nhà nước nên gọi là doanh nghiệp nhà nước

DNBH cổ phần được sở hữu bởi các cá nhân và/hoặc các tổ chức cùng chia nhau nắm giữ những phần khác nhau trong vốn sở hữu của doanh nghiệp.

DNBH tương hỗ là DNBH do chính các chủ hợp đồng của doanh nghiệp nắm quyền sở hữu. Nếu hoạt động có lãi, một phần lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ được chia cho mỗi chủ hợp đồng dưới dạng bảo tức. Một đặc điểm quan trọng của DNBH tương hỗ là không chia vốn chủ sở hữu thành cổ phần nên khơng thể bị thơn tính vì cổ phần khơng được phép mua bán.

Việc chuyển đổi giữa hai hình thức cổ phần và tương hỗ vẫn xảy ra vì mỗi hình thức đều có những ưu điểm và khuyết điểm riêng. Nếu chuyển từ doanh nghiệp cổ phần sang doanh nghiệp tương hỗ được gọi là “q trình tương hỗ hóa” và ngược lại được gọi là “q trình phi tương hỗ hóa”. Tuy nhiên, q trình “phi tương hỗ hóa” diễn ra mạnh mẽ hơn vì ưu điểm dễ dàng tăng vốn điều lệ qua việc phát hành cổ phiếu, dễ dàng mua bán và điều hành.

Các loại hình DNBH ở Việt Nam:

Theo điều 59 Luật kinh tế Bảo hiểm ở Việt Nam năm 2000, DNBH gồm:

1. DNBH nhà nước, loại hình này đang có xu hướng cổ phần hóa theo lộ trình cổ phần hóa ở nước ta

2. Cơng ty cổ phần bảo hiểm 3. Tổ chức bảo hiểm tương hỗ 4. DNBH liên doanh

5. DNBH 100% vốn đầu tư nước ngồi

Khái niệm các loại hình DNBH cụ thể như sau:

(1) DNBH nhà nước là doanh nghiệp do nhà nước thành lập và hoạt động bằng vốn sở hữu của nhà nước

(2) Công ty cổ phần bảo hiểm là một doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.

(3) Tổ chức bảo hiểm tương hỗ là công ty hoạt động kinh doanh bảo hiểm cho các thành viên của mình theo ngun tắc tương hỗ, khơng nhằm mục đích thu lợi nhuận.

(4) DNBH liên danh là cơng ty bảo hiểm được hình thành trên cơ sở góp vốn của bên Việt Nam và bên nước ngoài.

(5) DNBH 100% vốn đầu tư nước ngoài là công ty bảo hiểm do tổ chức bảo hiểm nước ngoài đầu tư 100% vốn, thành lập tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, cịn có Cơng ty Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước, có tư cách pháp nhân, có chức năng chuyên hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm và các tổ chức môi giới bảo hiểm.

5.1.3. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp bảo hiểm

Các DNBH muốn hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả thì cần có sự phối hợp hoạt động giữa các bộ phận trong doanh nghiệp với nhau. Trong một DNBH, tùy theo quy mô và lĩnh vực hoạt động mà có thể có các bộ phận chức năng như: bộ phận nghiệp vụ, bộ phận marketing, bộ phận dịch vụ khách hàng, bộ phận nghiên cứu và phát triển (R&D), bộ phận tài chính, kế tốn, bộ phận pháp lý, bộ phận nhân sự, hệ thống thông tin,… Khả năng phối hợp hoạt động trong mỗi bộ phận và giữa các bộ phận với nhau phụ thuộc rất lớn vào cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp sẽ xác định rõ nhiệm vụ được giao của mỗi vị trí cơng việc trong doanh nghiệp và xác định mối liên hệ giao tiếp, báo cáo công việc giữa các cá nhân cũng như các bộ phận trong doanh nghiệp.

Phần lớn các DNBH có cơ cấu tổ chức theo mơ hình kim tự tháp, trong đó quyền lực bắt đầu từ đỉnh kim tự tháp với một số người hoặc nhóm người quản lý cấp cao. Sau đó, quyền hạn được phân bố dần đến những người có thứ bậc thấp hơn. Trong mơ hình kim tự tháp, cấp dưới báo cáo cấp trên và cấp trên lại báo cáo cho cấp trên nữa.

Chủ sở hữu của DNBH, là cổ đông trong doanh nghiệp cổ phần hoặc chủ hợp đồng trong doanh nghiệp tương hỗ, là người có quyền cao nhất. Do đó, về mặt lý thuyết chủ sở hữu được xếp ở vị trí cao nhất trong sơ đồ tổ chức của một DNBH. Tuy nhiên, do trên thực tế chủ sở hữu thường không trực tiếp tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp nên họ thường không hiện diện trong sơ đồ tổ chức. Thay vào đó, chủ sở hữu bầu ra hội đồng quản trị và giao quyền hạn cho hội đồng quản trị.

Hội đồng quản trị là bộ phận điều hành quyền lực cao nhất của DNBH. Với tư cách là đại diện cho chủ sở hữu doanh nghiệp, hội đồng quản trị chịu trách nhiệm xem xét, đánh giá các

KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 81 sách của doanh nghiệp. Hội đồng quản trị bổ nhiệm Tổng giám đốc điều hành (CEO), các vị trí lãnh đạo khác và đảm bảo các vị trí lãnh đạo này chịu trách nhiệm về các hoạt động của doanh nghiệp.

Ban giám đốc là những người giữ trọng trách điều hành các hoạt động của những nhân viên dưới quyền. Chức năng chính của Ban giám đốc là lập kế hoạch, tổ chức các nguồn lực và chuyên môn để công việc được thực hiện, tạo ảnh hưởng và chỉ đạo mọi người làm việc, kiểm sốt q trình làm việc để cơng việc được thực hiện theo đúng mục tiêu kế hoạch. Dưới Ban giám đốc là các trưởng phòng của doanh nghiệp. Mỗi trưởng phòng phụ trách một mảng

công việc và chịu trách nhiệm triển khai thực hiện các cơng việc hàng ngày, cụ thể hóa các

chính sách và kế hoạch chiến lược của doanh nghiệp. Như vậy, các Trưởng phịng ít liên quan

đến việc hoạch định chiến lược nhưng lại liên quan đến việc hoạch định chiến thuật,cịn gọi là

hoạch định tác nghiệp, đó là q trình xác định những nhiệm vụ cụ thể cần được thực hiện để hoàn thành các kế hoạch chiến lược của doanh nghiệp.

Dưới các trưởng phịng là trưởng nhóm (hay cịn gọi là những người giám sát trực tiếp) và các nhân viên bình thường. Trưởng nhóm có ít quyền hơn và họ dành nhiều thời gian để giám sát một nhân viên bình thường.

5.1.4. Cách thức tổ chức của doanh nghiệp bảo hiểm

Hình 5.1: Sơ đồ tổ chức của công ty cổ phần bảo hiểm PJICO

Hội Đồng Quản Trị Tổng Giám Đốc

Ban Kiểm Soát Đại Hội Đồng Cổ Đông

P. Tổng Giám Đốc Các chi nhánh

P.Tổng Giám Đốc P.Tổng Giám Đốc

Văn Phòng Đại Diện Đại Lý

Một phần của tài liệu Giáo trình Bảo hiểm (Nghề Kế toán doanh nghiệp) (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)