CHƯƠNG 7 NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TÀI SẢN
7.2. Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển
7.2.4.1. Giám định tổn thất hàng hóa
Đối với người được bảo hiểm:
Khi phát hiện ra tổn thất người được bảo hiểm phải thơng báo tình hình tổn thất hàng hố cho Cơng ty bảo hiểm hoặc Công ty giám định.
Gửi giấy yêu cầu giám định, đồng thời người yêu cầu giám định phải bổ sung đầy đủ các giấy tờ có liên quan cần thiết.
Dựa trên các chứng từ thu thập được, giám định viên phân tích yêu cầu giám định, xem xét các điều kiện bảo hiểm, loại hàng hóa, phương thức đóng gói, phương tiện vận chuyển…
để đánh giá sơ bộ tổn thất có được bảo hiểm hay khơng, có thuộc phạm vi trách nhiệm của
công ty bảo hiểm không.
Đối với tổn thất không rõ rệt : là những tổn thất thấy hoặc nghi ngờ có tổn thất bên trong kiện hàng, người nhận hàng phải thông báo tổn thất bằng cách lập một Thư dự kháng.
Người nhận hàng phải tiến hành mọi biện pháp có thể được để giảm nhẹ và ngăn ngừa tổn thất lây lan.
Đảm bảo thực hiện quyền bảo lưu cho Công ty bảo hiểm để Công ty bảo hiểm giữ quyền khiếu nại đối với những người có liên quan trách nhiệm đến tổn thất của hàng hoá.
Đối với Công ty Bảo hiểm:
Khi nhận được thông báo tổn thất từ người nhận hàng, tự tiến hành giám định tổn thất hoặc uỷ quyền cho Công ty giám định (Baotinvatesco) tiến hành giám định tổn thất.
Trong quá trình giám định, khi cần thiết Giám định viên sẽ hướng dẫn người nhận hàng có những biện pháp nhằm hạn chế và ngăn ngừa tổn thất tiếp theo.
Trên cơ sở kết quả giám định được nêu trong Chứng thư giám định, Công ty bảo hiểm sẽ xem xét, đối chiếu với Hợp đồng bảo hiểm, nếu tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm thì Cơng ty bảo hiểm căn cứ vào kết quả giám định, phân bổ tổn thất, bồi thường tổn thất cho người được bảo hiểm.
KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 135 Trước khi thực hiện vụ giám định, giám định viên phải nghiên cứu các giấy tờ cần thiết để nắm được:
– Giấy yêu cầu có ghi đầy đủ chính xác khơng; – Giấy tờ kèm theo có đúng, đủ và đồng bộ khơng; – Tình trạng hư hỏng của bao bì và hàng hóa; – Số, khối lượng hàng hóa bị tổn thất;
– Nội dung yêu cầu của khách hàng;
– Các tính chất hàng hóa có liên quan đến ngun nhân tổn thất trực tiếp; – Địa điểm, ngày, giờ hẹn giám định;
Điều tra tìm hiểu: cần gặp kho hàng, chủ hàng, người vận tải… để điều tra tìm hiểu – Thái độ vận chuyển, chủ hàng;
– Tình trạng và nguyên nhân tổn thất; – Kho hàng, chủ hàng xử lý về lô hàng;
– Dự kiến việc sẽ làm để chuẩn bị dụng cụ chun mơn thích hợp; – Biên bản giám định;
– Giấy ghi diễn biến vụ giám định; – Phiếu cân, biên lai lấy mẫu; – Dụng cụ lấy mẫu và đựng mẫu; – Thước đo, máy tính, máy ảnh…; – Tới địa điểm giám định và lấy mẫu…. Các giấy tờ liên quan tới giám định: – Vận tải đơn
– Phiếu đóng gói hàng hóa
– Biên bản hàng hóa hư hỏng dổ vở do tàu gây nên – Biên bản kết toán nhận hàng với tàu
– Hơp đồng mua bán
– Giấy chứng nhận phẩm chất – Hóa đơn thương mại
– Họp đồng bảo hiểm
–Phiếu chi mua bảo hiểm – Hóa đơn thu phí bảo hiểm – Thơng báo thu phí bảo hiểm – Thơng báo tổn thất mất mát – Biên bản giám định hiện trường – Giấy chứng nhận giám định
– Chứng thư giám định về số lượng và tình trạng – Chứng thư giám định về khối lượng hàng hóa – Biên bản lấy mẫu hàng hóa
– Phiếu kết quả thử nghiệm
– Bảng tính giá trị hàng bị tổn thất và hư còn thu hồi được và chi phí sản xuất phát sinh – Kết quả dỡ hàng khỏi container
– Khiếu nại bồi thường tổn thất – Giấy ủy quyền