CHƯƠNG 4 THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM
4.3. Môi trường ngành bảo hiểm
4.3.2. Môi trường vi mô
4.3.2.1. Khách hàng
Cầu về dịch vụ bảo hiểm xuất phát từ khách hàng bảo hiểm (tiềm năng hay thực tế). Khách hàng của dịch vụ bảo hiểm có thể là những cá nhân khi mua bảo hiểm cho cá nhân hay gia đình, những tổ chức, pháp nhân, doanh nghiệp mua bảo hiểm cho các nguồn lực (nhân lực vật lực) thuộc quyền sở hữu, sử dụng của đơn vị. Về nguyên tắc, hợp đồng bảo hiểm được giao kết và thực hiện dựa trên cơ sở tự nguyện của khách hàng. Tuy nhiên, khi ký kết hợp đồng bảo hiểm, khách hàng bảo hiểm luôn ở vị thế “yếu” hơn trong mối quan hệ với “nhà bảo hiểm”. Vì thế, để đảm bảo hơn quyền lợi của khách hàng khi mua bảo hiểm thì hoạt động kinh doanh của các nhà bảo hiểm nên đặt dưới sự giám sát chặt chẽ của Hiệp hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bảo hiểm. Như vậy, cơ chế phản biện lẫn nhau sẽ được phát huy, góp phần đảm bảo quyền lợi của khách hàng.
Ở nhiều quốc gia, Hiệp hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bảo hiểm đã ra đời, tồn tại và phát triển. Cịn ở Việt Nam, chỉ mới có Hiệp hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và đứng ra tư vấn, giải quyết các vấn đề liên quan đến hàng hóa, dịch vụ nói chung, chưa có riêng Hiệp hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bảo hiểm. Có thể ban đầu thực hiện điều này sẽ gặp phải một số khó khăn do các cơ quan liên quan “chưa quen”. Tuy nhiên, về lâu dài, để góp phần phát triển thị trường kinh doanh bảo hiểm, cần thành lập Hiệp hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bảo hiểm và phải kiên quyết làm nghiêm túc vì quyền lợi người tiêu dùng bảo hiểm.
4.3.2.2. Đối thủ cạnh tranh và sản phẩm thay thế
Tổ chức hoạt động kinh tế bảo hiểm cung cấp dịch vụ bảo hiểm nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng: nhu cầu bảo vệ, nhu cầu tiết kiệm và nhu cầu đầu tư. Tương tự như những nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ khác, các nhà bảo hiểm luôn phải đề phịng sự cạnh tranh của
KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 73 Sự đa dạng hóa dịch vụ của các ngành khác (ngân hàng, bưu điện, các công ty quản lý quỹ), sự ra đời của các tổ chức “bảo hiểm cộng đồng” (các quỹ bảo hiểm của các hội tương trợ, nghiệp đoàn, hợp tác xã,…) làm ngành bảo hiểm phải đối diện với những tác nhân cạnh tranh và những sản phẩm thay thế mới chính từ trong nội bộ nền kinh tế. Mặt khác, xu hướng mở cửa thị trường bảo hiểm buộc ngành bảo hiểm của một quốc gia bị thâm nhập và cạnh tranh của các đối thủ từ bên ngoài. Mức độ cạnh tranh tùy thuộc vào mức độ mở cửa của nền kinh tế mà mạnh mẽ nhất là khi thị trường cho phép tự do cung cấp dịch vụ bảo hiểm xuyên quốc gia một cách hoàn toàn.
Các DNBH mặc dù là đối thủ cạnh tranh của nhau trong nội bộ ngành, nhưng là “đồng đội” trước áp lực cạnh tranh từ phía bên ngồi. Vì thế, các doanh nghiệp kinh doanh ngành bảo hiểm ln có sự hợp tác, hỗ trợ nhau trong hoạt động nhằm nâng cao năng lực chung của thị trường. Thông qua hoạt động của hiệp hội nghề nghiệp bảo hiểm, môi trường nghề nghiệp được củng cố, giám sát thông qua cơ chế tự quản bên cạnh sự kiểm soát của nhà nước làm cho hoạt động của ngành bảo hiểm trở nên hiệu quả hơn.
4.3.2.3. Nhà cung ứng
Ngành bảo hiểm có “tính xã hội” rất cao do khách hàng của nó hiện hữu ở mọi lĩnh vực và nó sử dụng những dịch vụ được cung cấp bởi nhiều ngành nghề đa dạng. Ngành kinh doanh bảo hiểm được cung cấp dịch vụ từ nhiều ngành khác như: viễn thông, ngân hàng, cơng nghệ, phần mềm, y tế,…. Trình độ phát triển của nhà cung ứng cũng như chất lượng dịch vụ đầu vào góp phần quyết định chất lượng dịch vụ của ngành kinh doanh bảo hiểm.
Thống kê kinh tế xã hội giúp các DNBH phát hiện và lựa chọn rủi ro để đưa vào phạm vi bảo hiểm của các sản phẩm bảo hiểm. Nó cũng giúp nhà bảo hiểm phát hiện nhu cầu và khả năng thanh toán của người tiêu dùng nhằm hoạch định các sản phẩm bảo hiểm thích hợp. Hệ
thống đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực có trình độ cao cho lĩnh vực kinh doanh đặc biệt này.
4.4. Thị trường bảo hiểm Việt Nam