Quy trình trồng nấm Linh Chi Ganoderma sp

Một phần của tài liệu nghiên cứu nuôi trồng thử nghiệm hai loài nấm linh chi ganodermataceae và chi ganoderma karst. (Trang 58 - 67)

Sơ đồ 3.2: Quy trình trồng nấm Linh Chi Ganoderma sp

Bịch phôi vô trùng Bịch phôi đã cấy giống Đón hái nấm Giống cấp 1 trên môi trường 1 Giống cấp 2 Phối trộn và vô trùng

Cấy meo giống

Chăm sóc Mùn cưa Cám gạo và cám ngô (t0 = 22 – 330C, 3 – 4 ngày) (t0 = 22 – 330C, 12 – 14 ngày) (t0 = 22 – 330C) Giống cấp 3 (t0 = 22 – 330C, 12 – 13 ngày)

- Tiến hành nuôi trồng thử nghiệm Ganoderma sp trên môi trường mùn cưa bổ sung 15% cám, theo công thức đã nêu ở trên.

- Ở đây, chúng tôi sử dụng môi trường nhân giống cấp 1 là môi trường 1. Sau 3 – 4 ngày nuôi cấy ở nhiệt độ từ 22 – 330C, tiến hành cấy chuyền sang môi trường nhân giống cấp 2.

- Môi trường nhân giống cấp 2 là môi trường hạt thóc được nuôi cấy từ 12 – 13 ngày rồi tiến hành cấy chuyền sang môi trường nhân giống cấp 3.

- Chúng tôi sử dụng môi trường nhân giống cấp 3 – môi trường cọng để cấy meo giống vào các bịch phôi vô trùng, tiến hành ủ ở 22 – 330C.

- Sau 15 ngày, tiến hành tháo bông và cổ nút, đến ngày thứ 16 thì bịch phôi xuất hiện các ụ nấm nhỏ.

Tất cả các bước đều được tối ưu hóa, do loài nấm này rất dễ lây nhiễm trên môi trường thực nghiệm

Chương 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận

Sau khi tiến hành thí nghiệm khảo sát tốc độ tăng trưởng của tơ nấm ở 2 đối tượng là Ganoderma neo-japonicumG.sp chúng tôi đã rút ra một số kết luận sau: 1. Phân tích được hình thái, hiển vi của G.neo-japonicumG.sp. Hai loài nấm mới bổ xung cho khu hệ nấm lớn Việt Nam. Qua quá trình phân tích hình thái chúng tôi nhận thấy hai loài nấm này có nhiều điểm tương đồng về các đặc điểm hình thái và hiển vi. Tuy nhiên cũng có những điểm khác biệt cụ thể như: G.neo- japonicum thường chỉ mọc ở các rừng tre nứa mà không thấy có ở các vùng rừng khác. Trong khi đó G.sp thì ngược lại chỉ thấy ở các khu rừng thường xanh nửa rụng lá, G.sp thấy có sự hình thành rễ giả ăn sâu xuống đất, khi già màu sắc của

G.neo-japonicum cũng thường trở nên sậm màu hơn. Cấu trúc bào tử tuy khá tương đồng nhau nhưng cũng có những điểm khác biệt như thành bào tử của G.neo- japonicum thường dày hơn, lỗ nảy mầm thường rộng hơn và bề mặt bào tử thường gồ ghề hơn (có thể do sự dày đặc hơn của tầng cột giữa hai lớp màng của bào tử). Từ những khác biệt trên chúng tôi củng cố thêm quan điểm cho rằng G.sp là loài khác biệt chứ không phải là một dạng đa dạng về chủng giống của loài G.neo- japonicum, nhận định này sẽ được làm rõ hơn qua việc khảo sát các đặc điểm về sự phát triển của tơ nấm trên các môi trường dinh dưỡng khác nhau.

2. Đã khảo sát tốc độ tăng trưởng của hai loài G.neo-japonicumG.sp qua đó nhận thấy sự khác biệt rõ rệt trong quá trình phát triển của hai loài.

- Trên môi trường thạch G.sp có tốc độ lan tơ nhanh hơn hẳn so với G. neo- japonicum, đặc biệt G.sp có sự hình thành mầm thể quả, đây cũng là một hiện tượng hiếm gặp ở các loài linh chi. Qua quá trình khảo sát tốc độ tăng trưởng của nấm trên các môi trường thạch dinh dưỡng khác nhau chúng tôi cũng tìm ra công thức môi trường tối ưu cho nhân giống cấp 1 và lưu giữ giống là môi trường 1.

- Trên môi trường thóc: G.neo-japonicum lúc đầu tơ rất mờ và lan chậm, nhưng sau đó lại lan nhanh chóng, tơ bện chặt. Còn G.sp thì có tốc độ tăng trưởng trên môi trường thóc khá chậm so với loài chuẩn cũng như G.neo-japonicum

- Trên môi trường nuôi trồng thử nghiệm:

+ G.neo-japonicum: tốc độ tăng trưởng của tơ nấm trên NT 3 > NT 1 ~ NT 2 + G.sp: phát triển tốt trên NT2 tuy nhiên cần đảm bảo điều kiện nuôi cấy tối ưu để tránh nhiễm khuẩn, mốc…

3. Bước đầu nuôi trồng thử nghiệm 2 loài nấm Linh Chi là G.neo-japonicum trên mùn cưa bổ sung 15% cám (cả cám gạo lẫn cám ngô theo tỷ lệ 3:2) và mùn cưa ủ với tre đã qua xử lý (1:1); G.sp trên mùn cưa bổ sung 15% cám (cả cám gạo lẫn cám ngô theo tỷ lệ 3:2).

4.2. Kiến nghị

Từ những kết quả có được trong nghiên cứu nuôi trồng 2 đối tượng trên chúng tôi xin đưa ra những kiến nghị sau:

1. Đối với loài Ganoderma neo-japonicum, qua nghiên cứu nhận thấy loài này thích hợp phát triển trên công thức môi trường có lá tre hoặc mùn tre nứa, vì vậy cần đi sâu nghiên cứu để hoàn thiện công nghệ. Đây cũng là hướng tốt để sử dụng hữu ích nguồn chất thải từ các nhà máy sản xuất có nguyên liệu chủ yếu là tre nứa.

2. Đối với G.sp bước đầu đã tiến hành nuôi trồng ra thể quả thành công, cần tiếp tục hoàn thiện quy trình công nghệ để có thể sản xuất đại trà loài nấm này.

3. Nghiên cứu sâu hơn về phân loại học, có thể sử dụng phân tích các dẫn liệu ADN để định loại chính xác loài Ganoderma sp.

4. Tiếp tục nghiên cứu về thành phần hóa sinh học và các thử nghiệm lâm sàn ở 2 đối tượng trên để chứng minh giá trị dược liệu của chúng.

5. Hoàn thiện và tối ưu hóa quy trình nuôi trồng 2 đối tượng trên, đặc biệt là

PHỤ LỤC

1. Hợp chất dinh dưỡng tổng hợp chất lượng cao Thành phần:

• Đạm tổng số (N): 70g/l. • Lân hữu hiệu (P2O5): 60g/l. • Kali (K2O): 40g/l.

• Magnesium (Mg)-water soluble magnesium:180g/l • Boron (B) Fertibor FB-48: 50g/l.

• Kẽm (Zn) chelated, expressed as melatic: 50g/l. • Maganese (Mn) chelated, expressed as melatic: 50g/l. • Đồng (Cu)I: 50g/l. • Mo: 5g/l. • Acid Humic: 1g/l. • INERT INGREDIENTS: 99%. 2. Dung dịch vitamin B1 Thành phần: • Vitamin B1: ≥ 2500ppm.

• Alpha naphthalene acetic acid: ≥ 800ppm. • Available phosphate (P2O5): ≥ 4%.

• Iron, Chelated, Expressed as Metalic: ≥ 0.2%. • Amino triethanoic acid: ≥ 3.5%.

• Polyhydroxydioic acid: ≥ 1.5%. • Total nitrogen: ≥ 200g/l.

• K2O5: ≥ 150g/l.

• Maganese (Mn) chelated, expressed as melatic: ≥ 450mg/l. • Kẽm (Zn) chelated, expressed as melatic: ≥ 350mg/l. • Calcium: ≥ 200mg/l.

• Magnesium (Mg)-water soluble magnesium: ≥ 200mg/l. • Boron (B) Fertibor FB-48: ≥ 200mg/l.

• Mo: ≥ 10m/l.

• Cobalt (Co): ≥ 5mg/l.

3. Quả thể Ganoderma sp sau 32 ngày nuôi cấy trên mùn cưa bổ sung 15% cám

4. Bịch phôi Ganoderma neo-japonicum sau 62 ngày nuôi cấy trên hỗn hợp mùn cưa lá tre

Có sự xuất hiện của ụ quả thể

5. Bịch phôi Ganoderma neo-japonicum sau 62 ngày nuôi cấy trên mù cưa bổ sung 15% cám

Có sự xuất hiện của ụ quả thể

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. .Nguyễn Lân Dũng (2000), Công nghệ nuôi trồng nấm, tập 1, nhà xuất bản nông nghiệp.

2. .Nguyễn Lân Dũng (2000), Công nghệ nuôi trồng nấm, tập 2, nhà xuất bản nông nghiệp.

3.Trịnh Tam Kiệt (1981), Nấm lớn ở Việt Nam, nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.

4. Trịnh Tam Kiệt (2001), Danh lục thực vật Việt Nam, Nxb. Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

5.Lê Xuân Thám (2005), Nấm Linh chi Ganodermataceae Tài nguyên dược liệu quý ở Việt Nam, nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật tp Hồ Chí Minh.

6.Vũ Mạnh Tùng, Khúc Thị An (2010), “Nghiên cứu trồng nấm linh chi trên giá thể rong giấy và phụ liệu”, đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên cấp trường, Đại học Nha Trang.

Tiếng Anh

7. David Sadava, David W.S, Ryan R.M, Susan E.K (2009), “Effect of Ganoderma on drug – sensitive and multidrug – resistant small – cell lung carcinoma cells”, Cancer letter 277 (2009) 182 - 189.

8. Gan K.H, Kuo S.H, Lin C.N (1998), “Steroidal constituents of Ganoderma applanatum and Ganoderma neo-japonicum”, J Nat Prod., 61(11):1421-2.

10. Hirotani M., Tsutomu Furuya, Motoo Shiro (2011), “Cryptoporic acids H and I, drimane sesquiterpense from Ganoderma neo-japonicum and Cryptoporus volvatus”, Phytochemistry volume 30, Issue 5.

11. Imazeki (1939), Ganoderma neo-japonicum Imaz new species in Japan, Tokyo Sci. Mus.

12. Trịnh Tam Kiệt (1998), “Preliminary checklist of macrofungi of Vietnam”, Feddes repertorium 109, 257-277, Berlin

13. Lee W.Y, Park E.J, Ahn J.K (2009), “Supplementation of methionine enhanced the ergothioneine accumulation in the Ganoderma neo-japonicum mycelia”, Appl Biochem Biotechnol 158(1):213-21, Korea.

14. Lin J.M, C.C Lin, M.F Chen, T. Ujiie, A. Takada (1995), “Radical scavenger and antiheppatotoxic activity of Ganoderma formosanum, Ganoderma lucidum and Ganoderma neo-japonicum”, J Ethnopharmacol 47(1):33-41.

15. Woo-Sik Jo, Ha-Na Park, Doo-Huyn Cho, Young-Bok Yoo and Seung- Chun Park (2011), “Detection of extracellular enzyme activities in Ganoderma neo-japonicum”, Mycobiology 39(2): 118 – 120, Korea.

16. Zhao J.D (1989), The Ganodermataceae in China, Bibliotheca Mycologica, band 132.

Một phần của tài liệu nghiên cứu nuôi trồng thử nghiệm hai loài nấm linh chi ganodermataceae và chi ganoderma karst. (Trang 58 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)