Sơ đồ 3.1: Quy trình trồng nấm Linh Chi Ganoderma neo-japonicum
- Tiến hành nuôi trồng thử nghiệm trên hỗn hợp 2 nguồn cơ chất: hỗn hợp mùn cưa với lá tre (tỷ lệ 1:1) và mùn cưa bổ sung 15% cám theo công thức đã nêu ở trên.
- Sau quá trình khảo sát sự tăng trưởng của tơ nấm trên môi trường thạch, chúng tôi sử dụng giống cấp 1 trên môi trường 1 được ủ từ 4 – 5 ngày ở nhiệt độ 22 – 330C để tiến hành cấy chuyền sang môi trường cấp 2.
Bịch phôi vô trùng Bịch phôi đã cấy giống Đón hái nấm Giống cấp 1 trên môi trường 1 Giống cấp 2 Phối trộn và vô trùng
Cấy meo giống
Chăm sóc
Mùn cưa Lá tre Mùn cưa Cám gạo và cám ngô (t0 = 22 – 330C, 4 – 5 ngày) (t0 = 22 – 330C, 10 – 12 ngày) (t0 = 22 – 330C)
- Giống cấp 2 là môi trường hạt thóc được ủ từ 10 – 12 ngày ở nhiệt độ từ 22 – 330C, sau đó cấy meo giống sang các bịch phôi
Hỗn hợp mùn cưa với lá tre: sau 31 ngày nuôi cấy, tơ nấm lan đầy bịch, tốc độ tăng trưởng nhanh, tới ngày thứ 35 thì bịch phôi xuất hiện các ụ nấm nhỏ bên trong.
Mùn cưa bổ sung 15% cám: sau 33 ngày nuôi cấy, tơ nấm lan đầy bịch phôi, tốc độ tăng trưởng chậm hơn nhưng tơ bện chặt hơn, tới ngày 40 thì tơ nấm xuất hiện ụ nấm nhỏ. Trên môi trường này, bịch phôi có hiện tượng tiết dịch vàng.
Qua quá trình nuôi trồng thử nghiệm, chúng tôi nhận thấy, trên hỗn hợp mùn cưa với lá tre, tơ nấm phát triển tốt và khả năng cho quả thể cao hơn.