japonicum và Ganoderma sp
2.2.3.1. Xây dựng quy trình nuôi trồng
Sau khi đã nhân giống thành công 2 đối tượng trên, chúng tôi tiến hành nuôi trồng thử nghiệm trên môi trường có các thành phần cơ chất khác nhau theo nghiệm thức (NT) sau:
Tỷ lệ thành phần cơ chất ở các nghiệm thức (%) Nghiệm
thức Mùn cưa Cám gạo Cám ngô Lá tre
Nước Sạch NT 1 85 9 6 Đủ ẩm NT 2 90 6 4 Đủ ẩm NT 3 50 50 Đủ ẩm NT 4 100 Đủ ẩm
Bảng 2.5: Tỷ lệ thành phần cơ chất có trong các nghiệm thức nuôi trồng Môi trường cơ chất có bổ sung vôi và phân DAP theo tỷ lệ: 3.5 kg phân/1000 bịch và 10kg vôi/1000 bịch.
Quá trình chuẩn bị giá thể:
- Ủ mùn cưa thành đống phủ kín bằng bạc nhựa khoảng 2-3 ngày để phân giải một phần các hợp chất khó hấp thu như cellulose, hemicelluloses, lignin… thành các hợp chất dễ hấp thụ hơn như glucose, đồng thời để cơ chất mềm ra, nấm dễ sử dụng.
- Bổ sung các phụ gia theo tỷ lệ như trên, tiến hành đảo trộn.
- Tiến hành cho cơ chất vào các bịch PP hoặc PE khoảng 1.2-1.5kg/bịch.
2.2.3.2. Hấp vô trùng tạo bịch phôi và cấy từ môi trường thóc sang môi trường mùn cưa
Nguyên liệu sau khi đã được phối trộn và tạo độ ẩm thích hợp, ta cho vào túi nilon chịu nhiệt rồi tiến hành làm cổ nút, dùi lổ và đậy nút bông không thấm nước. Bịch nguyên liệu phải được đóng căng các góc.Sau đó mang các bịch môi trường vào hấp ở nồi Autoclave trong 40 phút ở áp suất 1.4 at. Bịch hấp xong, để nơi sạch sẽ trong 12-24 giờ, chờ nguội rồi mới cấy.
Chúng tôi tiến hành cấy giống trong tủ cấy vi sinh vô trùng.
2.2.3.3. Chăm sóc và tưới đón nấm
Bịch sau khi cấy giống, được chuyển vào nhà ủ cho tơ nấm mọc, và nhà ủ cần thỏa mãn những yêu cầu sau:
- Sạch, thoáng mát và không cần ánh sáng vì trong giai đoạn này để trong bóng tối sẽ hạn chế được sự phát triển của vi sinh vật, đồng thời tơ nấm cũng sẽ phát triển nhanh hơn. Bịch đem ủ có thể xếp trên kệ và treo lên giàn, tuyệt đối không chồng chất lên nhau thành nhiều lớp, thời gian ươm kéo dài khoảng 25- 40 ngày, sợi nấm phát triển, ăn dần vào bịch nguyên liệu tạo nên màu trắng đồng nhất.
- Tưới nước: khi nấm bắt đầu nhú ra khỏi miệng cổ nút bông, tiến hành tưới nước bên ngoài bịch nấm, tưới nấm ở dạng phun sương, trung bình mỗi ngày tưới 2- 3 lần tùy theo độ ẩm môi trường.
- Thu hái nấm: nấm Linh Chi ra ở dạng 1 tai xòe ra ở đầu cổ bông, hái nấm đúng tuổi sẽ cho năng suất cao, chất lượng tốt.
2.2.3.4. Phương pháp thu nhận và xử lý kết quả
Mẫu được lấy theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên.Tất cả số liệu thực nghiệm được đo 3 lần bằng thước, đơn vị cm, lấy giá trị trung bình. Hiệu suất sinh học của 2 loài nấm Linh Chi trên giá thể là tỷ lệ giữa lượng thể quả thu hoạch/trọng lượng cơ chất. Khi nấm ra và đạt kích thước tối đa, bắt đầu có biểu hiện già ta tiến
hành thu hái. Quan sát hình thái bên ngoài, cắt ngang quả thể, đo chiều dài của tai nấm, chiều dài phi cuống nấm , mô tả và chụp hình.
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN