Khảo sát sự phát triển của Ganoderma sp

Một phần của tài liệu nghiên cứu nuôi trồng thử nghiệm hai loài nấm linh chi ganodermataceae và chi ganoderma karst. (Trang 55 - 57)

Đối với Ganoderma sp, chúng tôi tiến hành khảo sát trên môi trường mùn cưa với 2 nghiệm thức đã nêu ở trên. Do Ganoderma sp chỉ được phát hiện ở những khu rừng lá rộng thường xanh hoặc nửa rụng lá, cho nên, chúng tôi không tiến hành khảo sát trên NT3 và NT4. Sau khi, nấm bung tơ bắt đầu bám thành 1 vòng tròn quanh cổ nút, tiến hành quan sát và thu nhận kết quả:

Bảng 3.7: Tốc độ tăng trưởng của tơ nấm Ganoderma sp trên mùn cưa Chiều dài sợi nấm (cm)

Thời gian (ngày)

NT1 NT2

7 3.70 ± 0.239

10 5.78 ± 0.863

13 11.63 ± 0.293

16

Tơ không phát triển

22.78 ± 0.167

Nhận xét

Trên NT1, sau 7 ngày nuôi cấy, chúng tôi quan sát thấy tơ nấm yếu, không có khả năng phát triển. Nguyên nhân có thể là do môi trường dinh dưỡng chưa thích hợp cho tơ nấm phát triển.

Trên NT2, nấm Ganoderma sp có tốc độ lan tơ rất nhanh, sau 7 ngày nuôi cấy tơ lan được 3.70 ± 0.239 cm, và chỉ sau 16 tơ đã lan kín toàn bộ bịch cơ chất.

Về hình thái:

- Sau 7 ngày nuôi cấy, tơ nấm lan mờ, mảnh; đến ngày thứ 10, tơ nấm lan đều, tơ nấm khỏe và bện chặt hơn.

- Chỉ sau 16 ngày, bịch cơ chất đã có sự xuất hiện các ụ quả thể

Trong quá trình nuôi cấy, chúng tôi nhận thấy loài linh chi này rất dễ bị nhiễm do các tác nhân xung quanh, do đó cần tạo điều kiện tối ưu cho nó trong suốt giai đoạn ủ tơ cho đến khi đưa ra trại giống

Một phần của tài liệu nghiên cứu nuôi trồng thử nghiệm hai loài nấm linh chi ganodermataceae và chi ganoderma karst. (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)