Doanh số cho vay hộ sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện long hồ tỉnh vĩnh long (Trang 39 - 44)

Bảng 2.10 : Các chỉ tiêu tài chính đánh giá hoạt động tín dụng HSX kinh doanh

5. Bố cục đề tài

2.2.1 Doanh số cho vay hộ sản xuất kinh doanh

2.2.1.1 Doanh số cho vay hộ sản xuất kinh doanh theo thời hạn vay

Trong những năm qua chi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam huyện Long Hồ đã mở rộng công tác cho vay ngắn hạn, chú trọng đầu tư cho vay trung và dài hạn đã đáp ứng kịp thời phần nào nhu cầu vốn cho bà con nông dân nơi đây, thực tế việc mở rộng công tác cho vay như thế nào ta hãy cùng xem xét vào bảng số liệu sau:

Bảng 2.2: Doanh số cho vay HSXKD theo thời hạn vay (2017 – 2019)

(Đơn vị tính: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Ngắn hạn 558.553 653.428 716.852 94.875 16,99 63.424 9,71 Trung và dài hạn 76.692 70.074 66.541 (6.618) (8,63) (3.533) (5,04) Tổng 635.245 723.502 783.393 88.257 13,89 59.891 8,28

Biểu đồ 2.2: Doanh số cho vay HSXKD theo thời hạn vay (2017 – 2019)

Qua bảng 2.2 và biểu đồ 2.2 có thể thấy tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay của NH khá tốt, tăng liên tục từ năm 2017 - 2019, chứng tỏ KH có nhu cầu vay vốn sản xuất KD, tiêu dùng đến vay NH càng tăng. Đây là kết quả của việc thực hiện các biện pháp mở rộng qui mơ tín dụng. Cụ thể, năm 2017 tổng doanh số cho vay đạt 635.245 triệu đồng, năm 2018 đã tăng lên thêm 88.257 triệu đồng tức tăng thêm 13,89% đạt doanh số 723.502 triệu đồng so với năm 2017. Đến năm 2019 tổng doanh số cho vay là 783.393 triệu đồng tức là tăng 59.891 triệu đồng ứng với tăng 8,28% so với năm 2018. Nguyên nhân là do:

Doanh số cho vay ngắn hạn: Vay ngắn hạn là hình thức vay thời hạn tối đa là

12 tháng, được xác định phù hợp chu kì sản xuất, kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng. Đây là hình thức cho vay phổ biến, luôn chiếm tỷ trọng cao trong doanh số cho vay của Ngân hàng. Do đặc điểm của huyện là sản xuất nông nghiệp nên bà con nông dân vay vốn chủ yếu là phục vụ nơng nghiệp theo chu kì sản xuất mùa vụ. Do đó doanh số cho vay ngắn hạn đạt tỷ trọng cao và luôn tăng trưởng qua 3 năm. Cụ thể:

+ Năm 2017 doanh số cho vay ngắn hạn năm 2018 đạt mức 653.428 triệu đồng, tăng 16,99% tương ứng tăng 94.875 triệu đồng so với năm 2017.

558.533 653.428 716.852 7 6 .6 9 2 7 0 .0 7 4 6 6 .5 4 1 0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 700.000 800.000 2017 2018 2019 Triệu đồng Ngắn hạn Trung và dài hạn Năm

+ Đến năm 2019 doanh số cho vay ngắn hạn đạt mức 716.852 triệu đồng, tương ứng tăng 63.424 triệu đồng tức là tăng 9,71 % so với năm 2018.

Đối tượng cho vay chủ yếu của NH là nông hộ, mà nông hộ chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi heo, cá, bị, mua bán nhỏ...mà đa số các ngành này có chu kì SXKD ngắn, vịng quay vốn TD nhanh NH dễ điều động vốn và chủ động hơn trong việc kí kết các hợp đồng cho vay mới trên cơ sở tính tốn được vòng quay vốn. NH chú trọng cho vay ngắn hạn để thu hồi vốn nhanh, chất lượng tín dụng tốt, nhất là thị trường luôn biến động không ổn định ảnh hưởng khơng ít đến hoạt động SXKD.

Doanh số cho vay trung và dài hạn: Thời hạn cho vay được xác định phù

hợp với thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng. Thời hạn cho vay trung hạn: Từ 12 tháng đến 60 tháng

Thời hạn cho vay dài hạn: Từ 60 tháng trở lên nhưng khơng q thời hạn hoạt động cịn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy phép thành lập đối với pháp nhân và không quá 15 năm đối với cho vay các dự án đầu tư phục vụ đời sống.

Bên cạnh nhu cầu vay vốn ngắn hạn thì người dân cũng có nhu cầu vay trung và dài hạn nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ hơn. Cụ thể:

+ Năm 2017 đạt 76.692 triệu đồng. Năm 2018 đạt 70.074 triệu đồng giảm 6.618 triệu đồng tương ứng giảm 8,63% so với năm 2017.

+ Sang năm 2019 đạt 66.541 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 8.49% giảm đi 3.533 triệu đồng tức là giảm 5,04% so với năm 2018.

Mặc dù doanh số cho vay trung và dài hạn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số cho vay HSXKD nhưng NH ngày càng chú trọng bởi mảng cho vay trung và dài hạn thường có giá trị cao. Đầu tư cho vay trung và dài hạn chủ yếu tập trung cho vay chuyển đổi cây trồng, vật nuôi theo đề án tái cơ cấu ngành nơng nghiệp tỉnh nhà, góp phần tăng giá trị chất lượng sản phẩm nơng nghiệp.

Sỡ dĩ, doanh số cho vay trung và dài hạn giảm là do NH đã kiềm hãm sự gia tăng của doanh số này nếu doanh số cho vay này càng tăng thì mang nhiều bất lợi cho NH vì doanh số này cao thì tỷ lệ rủi ro của NH càng cao.

Tóm lại: Trong những năm qua cơ cấu cho vay của NH khơng có sự thay đổi lớn nên vẫn phù hợp với tình hình phát triển chung của địa phương và mang lại hiệu quả hoạt động cao cho NH. Có được hiệu quả này là do sự nổ lực của toàn bộ cán bộ NH trong việc nắm bắt nhu cầu của KH, nhạy bén với tình hình thị trường để có thể tìm ra những giải pháp phù hợp nhằm mang lại hiệu quả cao cho NH.

2.2.1.2 Doanh số cho vay HSXKD theo mục đích sử dụng vốn

Bảng 2.3: Doanh số cho vay HSXKD theo mục đích sử dụng vốn (2017-2019)

(Đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Nông nghiệp 360.718 475.697 562.956 114.979 31,88 87.259 18,34 Thương nghiệp và DV 246.864 215.925 184.763 (30.939) (12,53) (31.162) (14,43) Đời sống 27.663 31.880 35.674 4.217 15,24 3.794 11,90 Tổng 635.245 723.502 783.393 88.257 13,89 59.891 8,28

(Nguồn: Phịng tín dụng NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Long Hồ)

Biểu đồ 2.3: Doanh số cho vay HSXKD theo mục đích sử dụng vốn (2017-2019)

360.781 475.697 562.956 246.864 215.925 184.763 27.663 31.880 35.674 0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 2017 2018 2019 Triệu đồng

Nông nghiệp Thương nghiệp và DV Đời sống

 Nông nghiệp

Chăn nuôi và trồng trọt là những nghề được đa số người dân chọn làm nguồn sống. Người dân ở đây chủ yếu chăn nuôi gia súc, gia cầm, mà chủ yếu là chăn ni heo, bị, dê. Bên cạnh địa phương được thiên nhiên ưu đãi có dịng nước ngọt quanh năm và nằm bên bờ sông Tiền nên phát triển một nghề mới đó là ni cá ba sa, cá tra để xuất khẩu. Ngoài ra, trồng màu, lúa nước, và trồng cây ăn trái cũng được nhiều bà con chọn làm kinh tế. Nhu cầu vốn cho mục đích sản xuất nơng nghiệp khá lớn. Qua bảng 2.3 và biểu đồ 2.3 có thể thấy doanh số cho vay theo mục đích sử dụng vốn qua các năm tăng trưởng mạnh mẽ.

+ Năm 2017 doanh số cho vay 360.718 triệu đồng. Năm 2018 doanh số này 475.697 triệu đồng tăng 114.979 triệu đồng tương ứng tăng 31,88% so với năm 2017 chủ yếu là cho vay nhằm mục đích ni bị, ni heo, ni cá và trồng cây ăn trái.

+ Năm 2019 doanh số này lại có xu hướng tăng mạnh đạt 562.956 triệu đồng tức là tăng 87.259 triệu đồng ứng với tăng 18,34% so với năm 2018, doanh số cho vay tiếp tục tăng là do chi phí chăn ni như con giống, thức ăn liên tục tăng trong khi giá gia súc gia cầm giảm mạnh ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của các hộ nơng dân. Bên cạnh đó do tình hình dịch bệnh đặc biệt năm 2019 dịch bệnh bùng phát khiến giá heo giảm súc mạnh nhưng thuốc trị bệnh liên tục tăng cao đẩy chi phí tăng lên. Vì vậy, để duy trì đàn vật ni, hộ nơng dân cần gia tăng thêm vốn nên các hộ sản xuất mạnh dạn vay thêm vốn Ngân hàng để mở rộng quy mô chăn nuôi dẫn đến doanh số cho vay cũng từ đó mà tăng theo.

 Thương nghiệp – Dịch vụ

Doanh số cho vay ngành thương nghiệp và dịch vụ giảm mạnh qua 3 năm cụ thể là :

+ Năm 2018 doanh số cho vay là 215.925 triệu đồng giảm 30.939 triệu đồng tương đương giảm 12,53% so với năm 2017 đạt doanh số là 246.864 triệu đồng so với năm 2017.

+ Sang năm 2019 doanh số này lại giảm mạnh xuống còn 184.763 triệu đồng tương đương giảm 31.162 triệu đồng ứng với giảm 14,43 % so với năm 2018.

Do kinh tế khó khăn doanh nghiệp mới không mở ra mà có xu hướng đóng cửa ngày càng nhiều, nên nhu cầu vốn của người dân không tăng để thực hiện kinh doanh dịch vụ. Đặc biệt do nhiều vườn trái cây gặp dịch bệnh như đầu lân trên nhãn nên nhiều vườn du lịch sinh thái gia đình phải tạm ngừng hoạt động cũng là nguyên nhân làm doanh số cho vay giảm.

 Đời sống

Qua bảng 2.3 cho thấy xu hướng doanh số cho vay trong lĩnh vực này tăng qua 3 năm.

+ Năm 2017 doanh số cho vay là 27.663 triệu đồng. Đến năm 2018 doanh số cho vay đạt 31.880 triệu đồng, tăng 4.217 triệu đồng ứng với tỷ lệ tăng 15,24% so với năm 2017. Chủ yếu Ngân hàng cho vay tiêu dùng hoặc xây dựng nhà cửa. Chủ yếu là do nhu cầu xây dựng nhà trọ của một số hộ nhằm đáp ứng nhu cầu nhà trọ của công nhân các công ty trong tuyến Khu công nghiệp, các trường đại học.

+ Sang năm 2019 có xu hướng tăng nhẹ với doanh số đạt 35.674 triệu đồng tức là tăng 3.794 triệu đồng ứng với tăng 11,90 % so với năm 2018. Do năm 2019 người dân thất lúa heo, dịch bệnh khơng có đủ điều kiện để chi tiêu, sửa chữa nhà cửa mà nên cần sự hỗ trợ từ Ngân hàng.

Tóm lại, doanh số cho vay theo mục đích sử dụng vốn của Ngân hàng qua 3 năm có sự tăng lên rõ rệt và có thể thấy doanh số cho vay theo nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng dần qua các năm là ngành được chú trọng và là mũi nhọn trong nền kinh tế củaViệt Nam hiện nay. Ngồi ra, Ngân hàng ln thực hiện ngày càng tốt vai trị của mình trong cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn, mạng lưới Ngân hàng càng mở rộng, gần gũi bà con nơng dân được sự tín nhiệm của mọi người, giảm được tình trạng cho vay nặng lãi nâng cao đời sống ở nông thôn.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện long hồ tỉnh vĩnh long (Trang 39 - 44)