Tình hình dư nợ hộ sản xuất kinh doanh theo mục đích sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện long hồ tỉnh vĩnh long (Trang 52 - 54)

Bảng 2.10 : Các chỉ tiêu tài chính đánh giá hoạt động tín dụng HSX kinh doanh

5. Bố cục đề tài

2.2.3.2 Tình hình dư nợ hộ sản xuất kinh doanh theo mục đích sử dụng vốn

(Đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Nông nghiệp 270.436 366.529 421.215 96.093 35,53 54.686 14,92 Thương nghiệp và DV 176.736 147.314 140.697 (29.422) (16,65) (6.617) (4,49) Đời sống 41.519 31.324 38.154 (10.195) (24,56) 6.830 21,80 Tổng 488.691 545.167 600.066 56.476 10,36 54.899 10,07

(Nguồn: Phịng tín dụng NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Long Hồ)

Biểu đồ 2.7: Tình hình dư nợ HSXKD theo mục đích sử dụng vốn (2017-2019)

 Nơng nghiệp

Nhìn chung dư nợ tăng dần qua 3 năm, dư nợ tăng do từ xưa đến nay nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ yếu ở địa bàn được đa số hộ đầu tư sản xuất. Đây là

270.436 366.529 421.215 176.736 147.314 140.697 41.519 31.324 38.154 0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 350.000 400.000 450.000 500.000 2017 2018 2019 Triệu đồng

Nông nghiệp Thương nghiệp và DV Đời sống

ngành ln có dư nợ cao nhất qua các năm trong tổng dư nợ với hộ sản xuất tại Ngân hàng.

+ Dư nợ năm 2017 là 270.436 triệu đồng. Năm 2018 dư nợ là 366.529 triệu đồng tăng 96.093 triệu đồng tương ứng tăng 35,53% so với năm 2017. Nguyên nhân tăng là do ảnh hưởng dịch bệnh ở cây trồng làm cho các hộ nông dân không thể mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

+ Đến năm 2019, dư nợ tiếp tục tăng 14,92% so với năm 2018 tức là tăng 54.686 triệu đồng so với năm 2018.

Nguyên nhân là năm 2019 tình hình dịch bệnh trên địa ngày càng tăng cao, chi phí thức ăn tăng làm ảnh hưởng đến thu nhập của hộ vay. Qua thực tế nhìn nhận rằng nhu cầu vốn của người dân ngày càng tăng nhưng tăng ở mức thấp, khi đến hạn người dân tranh thủ trả nợ và làm đơn xin vay lại, vẫn nhu cầu vốn để thực hiện phương án cũ, nhu cầu vay có tăng lên chỉ tăng ít để bù đắp việc tăng lên của giá phân bón, thuốc, con giống,… dẫn đến dư nợ nông nghiệp tăng lên.

 Thương nghiệp – Dịch vụ

Do tình hình kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tại địa phương liên tục đóng cửa hoặc tạm ngừng hoạt động làm doanh số cho vay giảm liên tục trong giai đoạn 2017- 2019 kéo theo dư nợ cũng giảm theo. Cụ thể, năm 2017 dư nợ là 176,736 triệu đồng. Năm 2018 dư nợ là 147.314 triệu đồng giảm 29.422 triệu đồng tương ứng giảm 16,65% so với năm 2017.

Sang năm 2019 dư nợ tiếp tục giảm xuống còn 140.697 triệu đồng giảm 6.617 triệu đồng tương ứng giảm 4,49% so với năm 2018. Nhìn chung dư nợ có giảm nhưng chỉ giảm nhẹ với mức giảm cao nhất là 16.65% năm 2018.

 Đời sống

Qua bảng 2.7 cho thấy xu hướng dư nợ trong lĩnh vực này tăng giảm không đều qua các năm.

+ Từ 41.519 triệu đồng năm 2017 giảm xuống còn 31.324 triệu đồng tức là giảm 10.195 triệu đồng tỷ lệ giảm là 24,56% so với năm 2018. Ở đây, chủ yếu Ngân hàng cho vay tiêu dùng hoặc xây dựng nhà cửa. Do năm 2018 người dân trúng lúa,

trúng heo có đủ điều kiện để chi tiêu, sửa chữa nhà cửa mà không cần sự hỗ trợ từ Ngân hàng, do đó dư nợ cũng giảm theo.

+ Sang năm 2019 thì dư nợ tăng nhẹ lên đạt 38.154 triệu đồng tức là tăng 6.830 triệu đồng so với năm 2018. Do doanh số cho vay tăng đáp ứng nhu cầu vốn xây dựng nhà trọ của một số hộ nhằm đáp ứng nhu cầu trọ của công nhân các công ty trong tuyến Khu công nghiệp và trường đại học.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện long hồ tỉnh vĩnh long (Trang 52 - 54)