Định lí cơ bản thứ nhất của kinh tế học phúc lợi là quan trọng bởi vì nó nói rằng bằng cách sử dụng thị trường, chúng ta đảm bảo tính hiệu quả của nền kinh tế. Định lí Greenwald-Stiglitz (và những phát triển khác đã được nhắc tới) đã xoá bỏ bất cứ cơ sở lí thuyết nào cho điều giả định về sự đúng đắn của quan điểm đó. Cũng bằng cách tương tự, định đề thứ hai của kinh tế học phúc lợi khẳng định rằng mọi phân bổ có hiệu quả Pareto đều có thể đạt được thơng qua sử dụng cơ chế thị trường. "Tất cả" cái cần là có một chính phủ tiến hành một số phân bổ trọn gói ban đầu.
Định lí này được diễn dải một cách phổ biến như có nghĩa là chúng ta có thể tách li vấn đề hiệu quả khỏi phân bổ. Nó khơng phải là một lí lẽ chống thị trường tạo ra phân bố thu nhập không đáng mong mỏi. Nếu xã hội khơng thích phân bổ thu nhập này, thì ngành phân bổ của chính phủ (sử dụng thuật ngữ của Musgrave) đơn thuần chỉ thay đổi cấp phát ban đầu về nguồn lực, thơng qua tái phân phối cả gói.
Tân kinh tế học phúc lợi mới: Những hệ quả của thiếu thuế trọn gói
Nhưng các chính phủ khơng tiến hành tái phân phối trọn gói- và có lí do chính đáng của nó. Họ khơng có thơng tin cần thiết để thực hiện các loại thuế như vậy một cách cơng bằng. Các chính phủ rõ ràng tin rằng các cá nhân khác nhau phải đóng thuế khác nhau. Như một cơ sở của đánh thuế, họ buộc phải dựa vào các biến số có thể quan sát được, như thu nhập hay của cải, các biến số có thể thay đổi được. Vì thế thuế là méo mó.
Một khi chúng ta thừa nhận rằng tái phân phối nhất thiết là méo mó, chúng ta cũng phải thừa nhận rằng phân phối các khoản cấp phát có một ảnh hưởng lên tính hiệu quả tổng thể của nền kinh tế. Điều này được minh hoạ trên hình 4.1 trong đó đường các khả năng thoả dụng được vẽ ra cho một nền kinh tế đơn giản gồm hai (nhóm) cá nhân; đường này biểu thị mức thoả dụng tối đa có thể đạt được bởi một (nhóm các) cá nhân, cho trước mức thoả dụng của (nhóm các) cá nhân kia. Đường liền mô tả các khả năng thoả dụng, với giả thiết rằng chính phủ có thơng tin hồn hảo về ai thuộc nhóm nào sao cho nó có thể thực hiện việc chuyển giao trọn gói. Đường đứt chỉ ra các ràng buộc thông tin đẩy đường các khả năng thoả dụng vào phía trong ra sao. [1] Bây giờ giả sử rằng chúng ta có thể phát biểu
Hình 4.1
Với các ràng buộc thông tin, đường các khả năng thoả dụng nằm ở bên trong đường mà thuế trọn gói cho phép.
thái độ của xã hội về bình đẳng bằng một đường bàng quan xã hội, như được mô tả trên hình vẽ. Chúng ta thấy rằng với đường bàng quan cho trước như mơ tả, sẽ tối ưu khi có thuế méo mó. Những cân nhắc về tính hiệu quả và tính cơng bằng khơng thể tách khỏi nhau. Giả như nền kinh tế đã có cấp phát ban đầu khác về nguồn lực, thì độ lớn của đánh thuế tái phân phối cần thiết có thể đã ít hơn, và như vậy phúc lợi xã hội (của cả hai nhóm) đã có thể cao hơn.
Sự thực rằng đánh thuế tái phân phối, nhìn chung, là méo mó đã làm nảy sinh ra "tân kinh tế học phúc lợi mới". [2] "Tân kinh tế học phúc lợi cũ" nhấn mạnh rằng so sánh độ thoả dụng giữa các cá nhân là không thể làm được: Tất cả cái mà nhà kinh tế học có thể làm là nêu đặc trưng của tập những phân bổ nguồn lực có hiệu quả Pareto. Nhưng "tân kinh tế học phúc lợi cũ" lại cho rằng tái phân phối cả gói là có thể thực hiện được. "Tân kinh tế học phúc lợi mới" thừa nhận những hạn chế về thơng tin của chính phủ. Nó tập trung vào khái niệm [3] về "đánh thuế có hiệu quả Pareto"- cho phép chúng ta định nghĩa mức thoả dụng tối đa mà một nhóm có thể đạt cho trước mức thoả dụng của nhóm kia, cho trước những hạn chế về thơng tin mà chính phủ có thể áp dụng trong quá trình tái phân phối. Như thế tân kinh tế học phúc lợi mới thừa nhận rằng tập cơ hội đối mặt với chính phủ khơng phải là đường liền trong hình 4.1, mà là đường đứt
nằm dưới nó; nằm dưới bao nhiêu ở bất kể một điểm cụ thể nào phụ thuộc vào sự phân bổ ban đầu về của cải.
Hiệu quả kinh tế và phân phối
Đoạn trước đã giải thích một trong những lí do vì sao các mối quan tâm về phân phối và tính hiệu quả khơng thể tách rời nhau: Mức bất bình đẳng trong cấp phát ban đầu xác định chừng mực mà chính phủ phải dựa vào đánh thuế tái phân phối méo mó để đạt bất kể sự phân phối phúc lợi cuối cùng đáng mong đợi cho trước nào. Nhưng mức bất bình đẳng cũng như bản chất của các vấn đề thông tin ảnh hưởng đến mối quan hệ chính xác giữa sự bất bình đẳng và tính hiệu quả kinh tế. Trong một số trường hợp mức độ bất bình đẳng cao có thể làm giảm sút hiệu quả kinh tế (theo nghĩa tự nhiên, như sẽ rõ ra từ thảo luận tiếp theo), trong khi ở các trường hợp khác một mức bất bình đẳng nào đó có thể tăng cường hiệu quả kinh tế. Bây giờ ta xem xét kĩ hơn mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế và phân phối.
Các vấn đề khuyến khích
Các vấn đề khuyến khích nằm ở cốt lõi của kinh tế học: Một số nhà kinh tế học đã đi xa đến mức gợi ý rằng chúng là vấn đề kinh tế (duy nhất). Các vấn đề khuyến khích liên quan mật thiết với các vấn đề phân phối. Chia hoa lợi minh hoạ một khía cạnh của mối quan hệ. Trong nhiều nền kinh tế nơng nghiệp có sự bất bình đẳng to lớn về của cải, tạo ra sự khác biệt giữa chủ đất và nhân công. Một kiểu dàn xếp hợp đồng phổ biến ở các nước kém phát triển dẫn đến các chủ đất và tá điền chia nhau thu nhập. Việc dàn xếp chia hoa lợi này đã bị phê phán rộng rãi, ít nhất kể từ Marshall, với lí do rằng nó làm giảm những khuyến khích của người lao động. Nếu chủ đất nhận 50 phần trăm đầu ra, nó có có tác động làm kiệt quệ nhân công hệt như một khoản thuế 50 phần trăm. Văn khoa gần đây hơn đã có cái nhìn tích cực hơn về các hợp đồng phân chia hoa lợi; chúng phản ánh sự đánh đổi của thị trường giữa các khuyến khích và việc gánh chịu rủi ro, như hình 4.2 minh hoạ. [4] Một hợp đồng thuê thuần khiết (tá điền thuê đất với một khoản tiền thuê cố định) sẽ tạo khuyến khích tốt [5] cho người lao động, vì người lao động được giữ lại toàn bộ đầu ra thêm mà bất kể sự nỗ lực thêm nào của người ấy có thể mang lại; tuy nhiên người lao động phải chịu mọi rủi ro. Một hợp đồng lấy tiền công thuần khiết sẽ dịch chuyển rủi ro sang cho chủ đất - còn thu nhập của người lao động sẽ khơng phụ thuộc, thí dụ, vào sự thất thường của thời tiết - chủ đất thường có khả năng gánh chịu rủi ro đó dễ dàng hơn (bởi vì tài sản của chủ đất lớn hơn), nhưng người lao động sẽ không có khuyến khích nào khác ngồi khuyến khích do giám sát trực tiếp (nên tốn kém) tạo ra. Hợp
Hình 4.2
Trong đánh đổi giữa rủi ro và khuyến khích, một hợp đồng thuê thuần tuý tạo khuyến khích mạnh (nên đầu ra cao), nhưng người lao động phải gánh chịu mọi rủi ro. Một hợp đồng lấy tiền công (lương) thuần tuý tạo khuyến khích yếu, nhưng người lao động khơng chịu rủi ro. Hợp đồng phân chia hoa lợi là một sự thoả hiệp.
đồng phân chia hoa lợi là một thoả hiệp. Nhiều bạn đọc đã bị phát biểu của tôi trước đây (1974) về cân bằng trong một nền kinh tế phân chia hoa lợi (như lời giải cho vấn đề tối đa hố phúc lợi của, thí dụ, chủ đất khi cho trước độ thoả dụng kì vọng của tá điền và ràng buộc thông tin) dẫn lầm đến tin rằng các nền kinh tế như vậy có hiệu quả Pareto và rằng khơng có sự tổn thất đầu ra nào từ phân chia hoa lợi, ngược lại với quả quyết của Marshall. Đó là một cách hiểu không đúng. Tôi đã chỉ mô tả đặc điểm là cân bằng có hiệu quả hợp đồng, một dạng của tính hiệu quả cục bộ. Tính hiệu quả cân bằng tổng qt địi hỏi nhiều hơn nhiều, và một hệ quả trực tiếp của các định lí Greenwald-Stiglitz, được nhắc tới trước đây, là các nền kinh tế phân chia hoa lợi với nhiều hơn một mặt hàng, nói chung, khơng có hiệu quả Pareto ràng buộc. Nhưng quan trọng hơn đối với các mục tiêu của chúng ta ở đây là nhận xét rằng ngay cả hợp đồng phân chia hoa lợi giả như có hiệu quả Pareto ràng buộc, thì đầu ra vẫn có thể là thấp hơn đáng kể so với khi thiếu phân chia hoa lợi: Một sự tái phân phối đất có thể có tác động to lớn đến đầu ra quốc gia. Tác động sẽ hệt như tác động của giảm 50 phần trăm thuế lương xuống bằng không: Hầu hết các nhà quan sát sẽ gợi ý rằng một sự thay đổi như thế về tiềm năng có thể có ảnh hưởng to lớn. [6]
Vì sao bất bình đẳng q đáng có thể là một vấn đề
Lí do trực giác vì sao các vấn đề phân phối và hiệu quả khơng thể tách rời có thể thấy dễ dàng. Trong các nền kinh tế với giám sát tốn kém, và một sự tách bạch "vốn" khỏi "nhân công", những người chủ vốn
phải tạo khuyến khích cho người lao động. Những khuyến khích này nhất thiết là khơng hồn hảo và tốn kém. [7] Nếu mỗi nơng dân sở hữu đất mà mình canh tác, hoặc nếu mỗi người lao động sở hữu các tư liệu sản xuất mà họ làm việc với, thì sẽ chẳng có vấn đề khuyến khích.
Tổng qt hơn, sự phân phối của cải ban đầu có ảnh hưởng đến bản chất và độ lớn của các vấn đề khuyến khích đối mặt với xã hội. [8] Một cách, thí dụ, để các vấn đề khuyến khích có thể được cải thiện là những người lao động có bảo đảm. Sự bảo lãnh là hữu ích trong tạo đảm bảo cho những người sử dụng lao động không chỉ liên quan đến thành tích lao động mà cả luân chuyển nhân công; với những đảm bảo thoả đáng những người sử dụng lao động sẽ có khuyến khích lớn hơn để tiến hành huấn luyện, và điều này sẽ tăng cường hiệu quả kinh tế. Khả năng của những người lao động đặt bảo đảm cho thành tích tốt bị ảnh hưởng bởi của cải ban đầu của họ. Việc đi vay để bảo đảm không phải là cái thay thế. Như đã nhắc đến trong thảo luận về phân chia hoa lợi (xem chú thích 5 ở trên), vay để trả tiền thuê chẳng khác gì trả tiền thuê ở cuối kì; trong cả hai trường hợp các vấn đề khuyến khích (hiểm hoạ đạo đức) nảy sinh từ khả năng không trả được: Người đi vay có thể khơng có đủ khuyến khích để loại trừ phá sản, và để tối đa hoá doanh lợi (dồn về cho người cho vay) trong các hoàn cảnh sự phá sản xảy ra.
Các vấn đề do thiếu tập trung của cải
Sự bình đẳng lớn hơn tất nhiên khơng nhất thiết làm giảm các vấn đề khuyến khích. Sản xuất hiệu quả có thể địi hỏi các doanh nghiệp qui mô lớn, kéo theo các khoản vốn lớn. Các vấn đề tách biệt của sở hữu và kiểm sốt, mà tơi đã nhắc tới trước đây và sẽ quay lại muộn hơn, khi đó sẽ nảy sinh bởi vì bất bình đẳng "q ít": Quả thực có một số bằng chứng rằng các xí nghiệp trong đó quyền sở hữu được tập trung (ngay cả khi những người chủ sở hữu lớn không điều hành trực tiếp) ứng xử "duy lí" hơn. Trong đoạn tiếp tơi sẽ thảo luận hai thí dụ loại này - trong hoạt động thơn tính và đánh thuế. Nhưng như tôi sẽ chỉ ra dưới đây, giải pháp cho các vấn đề này mà các nước Đơng Âu có lẽ sẽ tìm sẽ khơng kéo theo sự gia tăng bất bình đẳng và tập trung quyền sở hữu, mà thay vào đó là phát triển các q trình kiểm sốt khả dĩ khác.
Tơi nhấn mạnh mối liên hệ giữa các vấn đề phân phối và hiệu quả, bởi vì một số thảo luận gần đây về cải cách ở Đông Âu đã nhấn mạnh những quan tâm hiệu quả, mà ít chú ý đến các hậu quả đối với phân phối. Các năm sau đây sự thiếu quan tâm này đối với phân phối, tơi sẽ lập luận muộn hơn, có thể trở nên ám ảnh các nền kinh tế này, không đơn thuần ở dạng náo động xã hội, mà ở nghĩa hẹp hơn về hiệu quả kinh tế dài hạn. Chí ít, chẳng có cơ sở trí tuệ nào cho sự tách bạch của các mối quan tâm hiệu quả và phân phối.
Các định lí bất khả phân tán cơ bản
Một cách hiểu của định lí phúc lợi thứ hai là nó xác lập khả năng phi tập trung: Bất kể sự phân bổ nguồn lực có hiệu quả Pareto nào đều có thể đạt được thơng qua cơ chế giá cả phân tán, với sự can thiệp cực kì hạn chế của chính phủ. Đặc biệt, chính phủ khơng phải can thiệp vào các quá trình cơ bản về phân bổ nguồn lực. Trong khi vấn đề phi tập trung hoá nằm ở tâm điểm của các cuộc tranh luận về các hệ thống kinh tế khả dĩ, khái niệm phi tập trung hố có nhiều nghĩa khả dĩ có thể lựa chọn. Việc dùng thuật ngữ đó của tơi trong cuốn sách này sẽ phản ánh tính sử dụng đa dạng hiện hành trong kinh tế học, cũng như những sự mơ hồ gắn với các cách sử dụng ấy.
Hầu như tất cả các khái niệm phi tập trung (phân quyền) đều bao hàm việc ra quyết định xảy ra tại vô số các đơn vị khác nhau trong nội bộ nền kinh tế. Các vấn đề trong định nghĩa phi tập trung hoá nảy sinh từ vô số dạng mà "những can thiệp" từ các cấp thẩm quyền cao hơn có thể có. Tính mơ hồ của khái niệm phi tập trung hố có thể được minh hoạ bằng cách xem xét khả năng của các loại thuế phi tuyến. Các loại thuế phi tuyến có thể được thiết kế sao cho xí nghiệp hoặc cá nhân chẳng có "lựa chọn" nào ngoài việc thực hiện hành động mong mỏi bởi nhà lập kế hoạch tập trung. Theo một nghĩa cá nhân hoặc xí nghiệp có lựa chọn, nhưng các nhà chức trách trung ương đã giới hạn các lựa chọn đó, bằng cách định nghĩa khoản lợi đủ khơng hấp dẫn cho các lựa chọn khác với sự lựa chọn mà nhà chức trách trung ương mong muốn, sao cho thực tế khơng có lựa chọn. Hầu hết những can thiệp đều ràng buộc các sự lựa chọn ở mức độ nào đấy. Khơng có cách đơn giản nào để "xếp hạng" những can thiệp theo ý nghĩa "thật" của quyền tự ý được để lại cho các đơn vị đơn lẻ. [9]
Một số kết quả mới đây trong kinh tế học thơng tin đã gây nghi ngờ về tính đúng đắn của kết quả có khả năng phi tập trung hố: Có những giới hạn mạnh đối với mức độ nền kinh tế có thể được phi tập trung hố thơng qua cơ chế giá cả. Các đoạn tiếp sau đưa ra năm khía cạnh của điều này.
Định lí Greenwald-Stiglitz và phi tập trung hố
Các định lí Greenwald-Stiglitz xác lập rằng những phân bổ có hiệu quả Pareto ràng buộc nhìn chung khơng thể đạt được mà khơng có một dạng can thiệp nào đó của chính phủ, mặc dù trong một số trường hợp sự can thiệp đó có thể chỉ giới hạn ở việc áp đặt một tập các loại thuế tuyến tính (thuế với thuế suất cố định trên một đơn vị hàng được mua, tiêu dùng, hoặc sản xuất). Bởi vì phi tập trung hố, nhìn chung, khơng phải là cách khả dĩ để đạt các kết quả có hiệu quả Pareto, đơi khi tôi dẫn chiếu đến định lí Greenwald-Stiglitz như "định lí bất khả phân tán cơ bản".
Nếu những can thiệp khả thi duy nhất của chính phủ là các loại thuế tuyến tính, và/hoặc nếu chính phủ