Thế kỉ qua được đánh dấu bởi sự tăng lên chưa từng có về năng suất lao động và tiêu chuẩn sống. Những đổi mới sáng tạo, như ơtơ, transistor, máy tính, máy bay, đã làm thay đổi hồn tồn cuộc sống của chúng ta. Thành công của nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa một phần không nhỏ là do thành cơng của nó trong thúc đẩy đổi mới, và sự thất bại của các nền kinh tế Xô-viết một phần không nhỏ là do sự bất lực của chúng để duy trì đổi mới, ngồi lĩnh vực khá hẹp, chủ yếu bao quanh lĩnh vực quân sự.
Đổi mới đã khơng có vai trị nào trong tranh luận thị trường/chủ nghĩa xã hội thị trường, hệt như đổi mới không có vai trị gì trong hệ thuyết tân cổ điển. Thực ra, có các ám chỉ trong những thảo luận phổ thông về các nền kinh tế thị trường thúc đẩy đổi mới ra sao, nhưng mơ hình Arrow-Debreu, như tơi đã lưu ý đi lưu ý lại, là mơ hình cho tóm tắt được trình bày khéo nhất của hệ thuyết tân cổ điển và tạo cơ sở cho lịng tin rộng rãi vào tính hiệu quả của các thị trường cạnh tranh, giả thiết một cách tường minh rằng công nghệ được cho trước. Khơng có cơ hội cho đổi mới.
Sự thực rằng đổi mới bị hệ thuyết chuẩn bỏ qua đã làm cho những người đi tìm kiếm các hệ thống kinh tế lựa chọn khả dĩ khác cũng bỏ qua đổi mới. Về dài hạn đây có lẽ là sự phê phán chỉ trích nhất của mọi biến thể của chủ nghĩa xã hội, kể cả chủ nghĩa xã hội thị trường. Như tôi đã chứng minh suốt bài giảng này, bằng cách tập trung vào vì sao chủ nghĩa xã hội thị trường đã thất bại, chúng ta đã có một lăng kính qua đó để thấy những thiếu sót của các mơ hình tân cổ điển chuẩn của nền kinh tế.
Một phát triển mới đây trong lí thuyết kinh tế là sự thừa nhận tầm quan trọng của thay đổi công nghệ đối với các nền kinh tế công nghiệp hiện đại, [10] khơng phải là tầm quan trọng của nó đã khơng được thừa nhận sớm hơn. Như Schumpeter than phiền (1942), những quan tâm này đã không được đưa vào xu hướng chủ đạo của lí thuyết kinh tế. Những than phiền của Schumpeter là rất chính đáng- thậm chí ngày nay hầu hết các chương trình cao học khơng bao gồm thứ gì, trừ những thảo luận hết sức hời hợt về thay đổi cơng nghệ trong các cua học chính. Tất nhiên khơng chỉ có thay đổi cơng nghệ là quan trọng mà là các quyết định của hãng ảnh hưởng đến nhịp độ đổi mới; những quyết định về sản xuất bị ảnh hưởng bởi các quyết định đó tác động ra sao đến học tập (học qua thực hành). [11] Các hãng phân bổ nguồn lực ra sao cho nghiên cứu và triển khai, R&D, là mối quan tâm chính của các doanh nghiệp công nghiệp hiện đại.
Phê phán của tơi đối với mơ hình chuẩn, tuy vậy, đi xa hơn phàn nàn rằng mơ hình khơng cho chúng ta sự thấu hiểu nào vào các câu hỏi các hãng ra quyết định ra sao, thí dụ, chi bao nhiêu cho R&D. Đúng hơn, là mơ hình Arrow-Debreu chuẩn (hệ thuyết cạnh tranh) không những không bao gồm những thay đổi (nội sinh) về cơng nghệ mà khung khổ của nó là khơng nhất quán một cách căn bản với kết hợp thay đổi công nghệ. Quan trọng hơn, không chỉ là cạnh tranh khơng hồn hảo- tức là các hãng không phải là người chấp nhận giá- mà là hình thức và bản chất của cạnh tranh - cạnh tranh để phát triển các sản phẩm mới và khác - đơn giản khơng được mơ hình Arrow-Debreu chuẩn thể hiện tốt.
Đổi mới và cạnh tranh
Những người chủ trương hệ thuyết chuẩn có thể cãi lí (hai thập niên trước) rằng đã là một chiến lược nghiên cứu hợp lí đi khai phá các mơ hình đầu tiên khơng có thay đổi cơng nghệ; phải hiểu kĩ chúng trước khi chuyển sang các vấn đề khó hơn gắn với thay đổi cơng nghệ. Hiện nay chúng ta biết khá đủ về tiến bộ công nghệ và dường như khá thuyết phục là không thể mở rộng hệ thuyết chuẩn (theo bất kể cách dễ hiểu nào), hệ thuyết bỏ qua thay đổi cơng nghệ, để phân tích các nền kinh tế cơng nghiệp hiện đại, nơi đổi mới công nghệ là trung tâm.
Cạnh tranh khơng hồn hảo và chiếm đoạt lợi tức
Lí do chính là đơn giản (và được Schumpeter hiểu kĩ): Các hãng tiến hành R&D nhằm nhận được tiền lời trên đầu tư của họ; để có lợi tức trên đầu tư, thì phải có cạnh tranh khơng hồn hảo. Để thấy điều này, giả sử rằng một hãng phát minh ra cách sản xuất một sản phẩm với chi phí biên (khơng đổi) nhưng thơng tin về cơng nghệ mới này có thể kiếm được một cách tự do. Thì với cạnh tranh (Bertrand) khốc liệt, giá sẽ bị đẩy xuống mức này (giá bằng chi phí biên). Nhưng mà, vì chi phí biên bằng chi phí khả biến, hãng tiến
hành đổi mới sẽ khơng có khả năng nhận được bất kể lợi tức nào trên đầu tư của mình trong giảm chi phí. Các chính phủ đã nhận ra điều này từ lâu, và do đó họ cấp patent cho các hãng, tạo cho họ các quyền độc quyền tạm thời. Có thể có cạnh tranh vì R&D, nhưng bản chất của loại cạnh tranh này khơng được mơ tả tốt bởi mơ hình cạnh tranh cấp nhận giá. [12]
Các chi phí cố định
Khơng chỉ là cạnh tranh phải là khơng hồn hảo, nếu muốn có bất kể đổi mới nào. Thay đổi cơng nghệ kéo theo các loại "tính khơng lồi" (các chi phí cố định, lắng chìm, lợi tức tăng theo qui mơ) những cái làm nảy sinh cạnh tranh khơng hồn hảo một cách tự nhiên. [13] Nếu hãng phát triển một cách rẻ hơn để làm ra các đồ dùng, thí dụ, thì tổng tiết kiệm chi phí càng lớn khi mức sản xuất càng lớn.
Một cách hình thức, nếu hàm sản xuất có dạng Q = AF(K,L), nơi K và L là các đầu vào cho quá trình sản xuất và A là trạng thái cơng nghệ, và nếu F có lợi tức khơng đổi (hoặc khơng gảm nhanh) đối với qui mô và A có thể được tăng bởi tăng đầu vào (đầu vào dành cho nghiên cứu), thì quá trình sản xuất như một tổng thể có lợi tức tăng đối với mọi yếu tố.
Học bằng cách làm
Nếu có học bằng cách làm, thì hãng sản xuất nhiều (hơm nay) có chi phí thấp hơn (trong tương lai), hệt như với các hàm chi phí giảm tiêu chuẩn. Theo một nghĩa, trừ khi có lợi tức giảm theo qui mơ bù trừ (thí dụ, từ tính phi kinh tế theo qui mơ mang tính tổ chức), các khu vực, trong đó R&D hoặc học bằng cách làm là quan trọng, là các độc quyền tự nhiên. Nhìn nhận từ viễn cảnh này, các độc quyền tự nhiên không chỉ hạn chế ở các dịch vụ công cộng như gas, nước, điện thoại và điện, mà chúng phổ biến tràn lan trong các nền kinh tế cơng nghiệp.
Độc quyền nhóm tự nhiên
Thậm chí khi khơng có độc quyền tự nhiên, có thể có độc quyền nhóm tự nhiên: Trong nhiều khu vực hình như có chi phí cố định lớn gắn với đổi mới, đủ lớn đến nỗi số các hãng có thể cạnh tranh tích cực là hạn chế. Điều này là đúng, thí dụ, với ngành hố chất và sản xuất máy bay. Trong ngành sau dường như, khơng có trợ cấp của chính phủ, thì có thể chỉ có một hoặc hai nhà sản xuất máy bay phản lực chở khách trên tồn thế giới.
Thực ra, có cả tính kinh tế theo qui mơ lẫn tính phi kinh tế theo qui mơ: Thường khó quản lí R&D trong các doanh nghiệp có qui mơ lớn, và kết quả là có bằng chứng nào đó rằng một phần khơng cân xứng của những đổi mới đã xảy ra ở các hãng nhỏ. Tuy IBM đã có khả năng duy trì thị phần áp đảo trong thị trường máy tính từ lâu, với sự xuất hiện của máy tính cá nhân, PC, các hãng nhỏ hơn khơng những có khả năng tham gia thị trường mà còn phát đạt nữa. Khi sự tập trung trong mảng thị trường này của thị trường máy tính đã giảm đi, thì sự tập trung trong các mảng khác như phần mềm (hoặc chí ít phần mềm hệ điều hành) thực sự đã tăng.
Cạnh tranh tiềm tàng sẽ đủ?
Trong chương trước tơi đã xem xét lí lẽ rằng ngay cả nếu có số lượng hạn chế các hãng, nền kinh tế vẫn có thể ứng xử một cách cạnh tranh: Cái mấu chốt không phải là mức cạnh tranh thực mà là mức cạnh tranh tiềm tàng. Khi tôi thảo luận vấn đề này ở chương trước, vấn đề là liệu, với sự hiện diện của tính khơng lồi, mối đe doạ tham gia có đảm bảo (1) rằng lợi nhuận bị đẩy xuống bằng không và (2) rằng hiệu quả kinh tế sẽ đạt được.
Sự tồn tại của lợi nhuận không nhất thiết thu hút tham gia: Cái mà các hãng lo là lợi nhuận sẽ là bao nhiêu sau khi tham gia. Nếu những người tham gia tin rằng sẽ có cạnh tranh khốc liệt, thì họ có thể sợ rằng giá sẽ bị kéo xuống, hoặc gần tới, chi phí biên. Khi có các chi phí lắng chìm (các chi phí khơng thể thu hồi nếu hãng rút khỏi ngành cơng nghiệp), thì tham gia bị cản trở. Hãng biết rằng trong trường hợp cạnh tranh khốc liệt như vậy, nó khơng thể đơn giản rút lui và thu hồi chi phí của mình.
Các chi tiêu về R&D không những là cố định (không thay đổi theo qui mơ sản xuất) mà cịn là các chi phí lắng chìm; một khi tiền đã được tiêu, khơng thể lấy lại được. Các chi phí cao, cố định, lắng chìm này hoạt động như các rào cản tham gia tự nhiên, hạn chế cả mức cạnh tranh thực lẫn phạm vi của cạnh tranh tiềm tàng.
Độc quyền và nhịp độ đổi mới
Cho đến đây tôi đã chứng minh rằng các ngành trong đó đổi mới là quan trọng chắc, may nhất, là cạnh tranh khơng hồn hảo. Câu hỏi tiếp theo là, Ảnh hưởng của mức độ cạnh tranh lên nhịp độ đổi mới là thế nào? Sự tiến triển của sự hiểu biết của chúng ta về các vấn đề này đã có một lịch sử lạ kì, đáng được thảo luận vắn tắt.
Cách nhìn đầu tiên: Độc quyền Khơng khuyến khích đổi mới
Những thảo luận ban đầu về chủ nghĩa tư bản độc quyền đã gợi ý rằng đổi mới dưới các độc quyền sẽ là chậm. Các hãng sẽ nhận ra rằng những đổi mới mới sẽ phá huỷ giá trị của vốn đã được xây dựng trước kia của họ, và điều này sẽ làm cùn nhiệt tình của họ để tiến hành nghiên cứu. [14]
nghiên cứu. Lí lẽ của ơng đã dựa vào giả thiết rằng nhà độc quyền không chiếm được thặng dư người tiêu dùng gắn với hạ giá và rằng nhà độc quyền sản xuất ít hơn các đối thủ cạnh tranh, nên tiết kiệm chi phí thấp hơn. (Tổng tiết kiệm chi phí tỉ lệ với qui mơ sản xuất). Cả hai giả thiết này đều có thể bị nghi ngờ. Nếu các nhà độc quyền có thể tiến hành định giá phi tuyến, thì họ có thể nhận được ít nhất một phần của thặng dư người tiêu dùng. Nếu tất cả các khu vực của nền kinh tế được đặc trưng bởi cạnh tranh khơng hồn hảo, thì qui mơ sản xuất trong phạm vi bất kể khu vực nào có thể lớn hơn hoặc ít hơn so với dưới cạnh tranh, phụ thuộc vào độ co giãn của cung lao động và độ co giãn của cầu đối với sản phẩm cá biệt, so sánh với các khu vực khác.
Tuyên bố có "q ít nghiên cứu" dưới độc quyền, tất nhiên, hàm ý một so sánh. Có các câu hỏi về so sánh thoả đáng là gì. Cho trước mức đầu ra dưới độc quyền, mức R&D là có hiệu quả. Nếu mức đầu ra thấp hơn trong một số khu vực như kết quả của độc quyền, thì đáng tiến hành ít nghiên cứu. (Giá trị của giảm một mức cho trước về chi phí tỉ lệ với mức đầu ra). Điều này tất nhiên chỉ là sự phản ánh kết quả chung rằng ngay cả khi có độc quyền (về hàng hố cuối cùng), nền kinh tế vẫn có hiệu quả sản xuất.
Một so sánh khả dĩ khác là so với một thị trường cạnh tranh, trong đó chính phủ tài trợ R&D. (Nếu, sau đổi mới, thị trường vẫn cạnh tranh, thì R&D phải nhận hỗ trợ của chính phủ). Nhưng khi đó chúng ta phải hỏi chính phủ tăng thu ra sao. Nếu chính phủ phải thu các khoản thuế méo mó, thì các loại thuế đó có thể gây ra các mức đầu ra thấp hơn (hệt như trong các hoàn cảnh mà định giá độc quyền gây ra các mức đầu ra thấp hơn) và do đó các mức chi tiêu cho R&D thấp hơn.
Hệ thống patent có thể được xem như một loại thuế lợi ích, với những người mua hàng trả, qua giá cao hơn, chi phí R&D liên quan. Trong sự hiện diện của thơng tin khơng hồn hảo liên quan đến ai hưởng lợi từ các đổi mới cá biệt (sao cho khơng thể áp các khoản thuế trọn gói lên những người thụ hưởng), sự đánh thuế như vậy có thể đáng mong mỏi. [15]
Cách nhìn thứ hai: Gia nhập quá thể dưới cạnh tranh
Tuy các lí lẽ trước gợi ý (chí ít trước khi chúng bị hạn chế) rằng với độc quyền có q ít R&D, nó khơng cho một đánh giá liệu với cạnh tranh có quá nhiều hay q ít R&D. Hiển nhiên, khơng có một hệ thống patent, các nhà nghiên cứu không thể nhận được bất kể lợi tức nào từ đổi mới của họ, và vì thế sẽ có q ít nghiên cứu. Nhưng cái gì xảy ra nếu có một patent sống vơ hạn sao cho nhà đổi mới có thể chiếm tồn bộ lợi tức từ đổi mới.
Đã có lo ngại rằng cạnh tranh vì patent có thể dẫn tới chi tiêu q thể về R&D. Các khoản lợi nhuận mà các hãng chiếm đoạt khi chúng nhận được một patent đã không phản ánh lợi tức biên xã hội - nhận đổi mới sớm hơn một chút so với nó được phát triển nếu khác đi. [16] Hệ quả của một hãng mới tham gia vào cuộc đua patent có thể là phát minh xảy ra sớm hơn một ít so với nó có thể xảy ra nếu khác đi, thế nhưng lợi tức của hãng bằng giá trị của đổi mới.
Tất nhiên tham gia vào cuộc đua patent được xác định bởi lợi tức kì vọng: hãng phải tính đến sự thực rằng xác suất để thắng cuộc đua patent là nhỏ hơn một. Nếu giả như tất cả các hãng là hệt nhau, thì lợi tức kì vọng, hay trung bình, chính là giá trị patent chia cho số người tham gia. Việc tham gia xảy ra cho đến khi lợi tức kì vọng, hay trung bình, này bằng chi phí tham gia cuộc đua. Bài tốn giống như bài toán hội chung (common pool): các thuyền đánh cá tham gia một hội chung, cho đến khi giá trị trung bình của thu hoạch của mỗi thuyền bằng chi phí của thuyền. Nhưng nếu tổng số thu hoạch tăng ít tỉ lệ hơn với số thuyền, thì thu hoạch biên của một chiếc thuyền thêm sẽ nhỏ hơn giá trị trung bình, và vì vậy, với tham gia tự do, sẽ có tham gia q thể. Cũng thế, giá trị kì vọng (chiết khấu hiện thời) của patent tăng chậm hơn nhiều so với tăng số lượng của những người tham gia cuộc đua patent. (Tăng gấp đôi số người tham gia vào cuộc đua patent khơng chắc đẩy nhanh như thế thời gian kì vọng của phát minh để giá trị chiết khấu hiện tại của đổi mới tăng gấp đôi!) Như thế lợi tức xã hội biên cho một người tham gia thêm là ít hơn nhiều so với lợi tức tư nhân: Với tham gia tự do thì có tham gia q thể.
Cách nhìn thứ ba: Cạnh tranh kiểu Schumpeter
Như đã lưu ý trước đây, Schumpeter đã nhận ra cạnh tranh là quan trọng với thay đổi công nghệ, tuy khơng hồn hảo. Ơng hình dung nền kinh tế như được đặc trưng bởi một sự kế tiếp nhau của các nhà độc quyền; đổi mới giống như một quá trình phá huỷ sáng tạo, khi một đổi mới làm lỗi thời đổi mới trước đó. Mối đe doạ tham gia đã là cái giữ các hãng cảnh giác. Hãng hiện hành không thể thanh thản trên vịng nguyệt quế của mình - áp lực cạnh tranh buộc nó phải tiến hành nghiên cứu. Như vậy các thị trường được đặc trưng bởi sự kế tiếp nhau của các độc quyền tạm thời.