Hầu hết cuốn sách này là về các lí thuyết kinh tế: về những thất bại của mơ hình tân cổ điển, và về các thất bại của mơ hình đó liên hệ mật thiết ra sao với thất bại của mơ hình chủ nghĩa xã hội thị trường. Mơ hình tân cổ điển đã có nhiều thành tố đúng: các khuyến khích, cạnh tranh, phi tập trung hố, giá cả. Thế nhưng ý nghĩa riêng mà nó cho các khái niệm này may nhất là chưa đầy đủ, tồi nhất là làm lạc lối. Các nền kinh tế thị trường được đặc trưng bởi cạnh tranh, nhưng không phải là ứng xử chấp nhận giá gắn với mơ hình cạnh tranh hồn hảo. Các nền kinh tế thị trường được phi tập trung hoá một phần, nhưng có nhiều với phi tập trung hố ra quyết định hơn là phản ứng thụ động với các tín hiệu giá. Thực vậy hỗn hợp thích đáng của tập trung hố và phi tập trung hoá việc ra quyết định là một trong các vấn đề mấu chốt đối mặt với các nền kinh tế thị trường. Giá cả là trung tâm cho vận hành của các nền kinh tế thị trường, nhưng giá cả làm nhiều hơn chỉ cân bằng cung và cầu, truyền đạt thông tin về giá trị khan hiếm. Giá có ảnh đến chất lượng của mặt hàng được mua bán. Ngoài ra, nhiều hoạt động kinh tế được điều tiết bởi các cơ chế khác cơ chế giá. Các khuyến khích là quan trọng, song, lại một lần nữa, mơ hình Arrow-Debreu trong đó mỗi người được trả tiền trên cơ sở hoặc của đầu ra hoặc đầu vào, cho một mô tả đặc trưng khơng chính xác về vai trị của khuyến khích trong các nền kinh tế hiện đại. Cuối cùng, chúng ta đã thấy rằng giả định của Coase, rằng tất cả cái cần để đảm bảo hiệu quả kinh tế là làm cho quyền sở hữu được xác định rõ ràng, đơn giản là không đúng.
Chủ nghĩa xã hội thị trường tiếp nhận mơ hình tân cổ điển một cách nghiêm túc, và đó là sai lầm chết người của nó. Nhưng các nền kinh tế xã hội chủ nghĩa chẳng bao giờ thực sự tiếp nhận lí tưởng xã hội chủ nghĩa. Chúng ta cần hỏi, diễn giải của chúng ta về cái gì làm cho các nền kinh tế thị trường hoạt động có thể nói gì về thất bại của thử nghiệm xã hội chủ nghĩa?
Nhiều kết quả của nghiên cứu trước đây của tơi có thể gợi ý rằng chủ nghĩa xã hội, hoặc ít nhất một hệ thống kinh tế trong đó nhà nước có vai trị tích cực hơn, đã có thể có một cơ hội làm ăn tốt hơn nền kinh tế thị trường. Tơi đã chứng tỏ, thí dụ, ở chương 3 rằng nền kinh tế về cơ bản chẳng bao giờ có hiệu quả Pareto ràng buộc. Thơng tin khơng hồn hảo và các thị trường không đầy đủ gây ra các tác động giống ngoại sinh mà các hãng không thể dễ dàng nội bộ hố. Cần đến dạng can thiệp nào đó của chính phủ. Tại tâm điểm của thất bại kinh tế là một loạt các vấn đề thông tin, được diễn dải rộng, bao gồm cả các vấn đề khuyến khích. Tiếp theo tơi phân tích ngắn gọn những cái quan trọng nhất của các vấn đề này.
Tập trung hố q đáng
Có lẽ lí do quan trọng nhất của thất bại, chính là lí do mà Hayek lập luận rằng kế hoạch hoá tập trung sẽ thất bại: Các nhà chức trách trung ương đơn giản khơng có thơng tin cần thiết để vận hành tồn bộ nền kinh tế. Thế mà, có lẽ vì các lí do chính trị, chính phủ nhất quyết để việc ra quyết định được tập trung.
Chúng ta phải đi xa hơn và thẩm tra loại thông tin nào đã thiếu. Kế hoạch hoá tập trung chú tâm vào đảm bảo rằng các phương trình cân bằng quan trọng được thoả mãn, rằng đầu ra của các hàng hoá trung gian được điều phối một cách thích hợp với sản xuất các mặt hàng sử dụng các bán sản phẩm đó. Loại kế hoạch hố này địi hỏi thông tin về các nhu cầu đầu vào trên đơn vị đầu ra - matrix Leontief. Tôi nghi, không phải thất bại của việc thực hiện kế hoạch này là tâm điểm của thất bại của thử nghiệm xã hội chủ nghĩa. Chắc hẳn, thông tin cần để thực hiện các kế hoạch này thường khơng chính xác, và do đó đã thiếu hụt một số đầu vào. Trong nền kinh tế mở hơn của các năm 1980, tuy vậy, các sai sót này chẳng mấy quan trọng: Thiếu hụt đầu vào có thể dễ dàng bù bằng nhập khẩu, và dư thừa đã có thể bán ra nước ngồi (giả như các thị trường bn bán quốc tế thật sự cạnh tranh). Thất bại mang bản chất kinh tế vi mô nhiều hơn.
Chất lượng sản phẩm
Các vấn đề chất lượng sản phẩm cho một lớp các thí dụ quan trọng. Khó cho các nhà chức trách trung ương đi định rõ, trong sử dụng kế hoạch hố tập trung của họ, chính xác bản chất của mọi mặt hàng, bao gồm cả chất lượng sản phẩm. Chúng ta đã thấy trước đây (chương 6) rằng số lượng vô hạn của các mặt hàng khả dĩ và việc không thể định rõ hầu hết các mặt hàng, cho một phần giải thích vì sao chỉ có một tập
khơng đầy đủ của các thị trường- một trong các lí do mà mơ hình tân cổ điển thất bại. Chính xác cũng các yếu tố đó giải thích vì sao chủ nghĩa xã hội thất bại.
Các nền kinh tế thị trường có thể được hình dung như có một cơ chế kiểm sốt được điều chỉnh tinh tế hơn nhiều. Mỗi người mua giám sát chất lượng của mỗi người bán. Nếu chất lượng của người bán yếu đi, người mua chạy đến người bán khác, hoặc được giảm giá. Người bán biết điều này, và như thế có khuyến khích mạnh để tạo ra hàng hố có chất lượng thoả đáng. Vấn đề không phải là (hoặc chỉ là) các nền kinh tế xã hội chủ nghĩa sản xuất các mặt hàng chất lượng thấp. Trong một số trường hợp có thể thích hợp để sản xuất các mặt hàng chất lượng thấp, khi các chi phí (biên) để tăng chất lượng vượt quá lợi ích (biên). Vấn đề là các hãng đã khơng có khuyến khích nào để tính tốn lợi ích biên - chi phí biên thích đáng. Thay vào đó, vì họ sản xuất căn cứ vào chỉ tiêu, họ có khuyến khích để cho qua với chất lượng thấp nhất có thể chấp nhận được. Cơ cấu kinh tế như vậy có các khuyến khích mạnh cho làm tồi chất lượng đi.
Các khuyến khích
Cũng chiếm vị trí cao trong danh mục các giải thích cho thất bại của các nền kinh tế xã hội chủ nghĩa là sự thất bại của chúng để tạo ra các khuyến khích. Có lẽ chính xác hơn để nói rằng chúng tạo các khuyến khích - vì trong hầu như bất kể xã hội nào loại ứng xử nào đó được thưởng và loại khác bị phạt, và như vậy có cơ cấu khuyến khích- nhưng các khuyến khích đã khơng phải là những loại hướng tới làm tăng hiệu quả kinh tế.
Tơi coi các vấn đề khuyến khích như một vấn đề thơng tin. Nếu giả như các nhà chức trách tập trung có thơng tin để biết chắc rằng mỗi cá nhân làm gì ở mỗi thời điểm, và để đánh giá mỗi cá nhân phải làm gì, thí dụ, nhằm tối đa hố đầu ra, thì sẽ khơng có vấn đề khuyến khích. Cá nhân sẽ được chỉ dẫn làm điều đó, và anh ta hoặc là bị đày đi Siberi nếu không làm được (cái gậy), hoặc nhận được lương nếu làm được (củ cà rốt). Các vấn đề khuyến khích lí thú nảy sinh bởi vì (1) đầu vào (nỗ lực) khơng quan sát được, (2) đầu ra hoặc là không quan sát được hoặc không là dự đốn hồn hảo của mức nỗ lực (đầu vào), và/hoặc (3) có thơng tin khơng hồn hảo về cái mà cá nhân phải làm, như vậy rất khó để đánh giá trực tiếp liệu anh ta đã làm "đúng" việc hay không.
Các nhà kinh tế học xã hội chủ nghĩa, giống các đồng nghiệp của họ trong giới hàn lâm Tây Phương, đã không nhận ra đẩy đủ tầm quan trọng của các vấn đề khuyến khích này. Nếu giả như khơng có các vấn đề thơng tin, có thể kiểm sốt trực tiếp ứng xử. Các nền kinh tế xã hội chủ nghĩa - giống các nền kinh tế thị trường- đã thử cấu trúc nền sản xuất theo cách làm nhẹ bớt các vấn đề kiểm soát. Một trong các lợi thế của dây chuyền sản xuất là chúng tạo cách dễ dàng cho giám sát thành tích của cơng nhân: Dễ phát hiện khi nào một công nhân thụt lùi. Các nông trang tập thể có thể được biện minh bằng hệ tư tưởng cộng sản, nhưng các lợi thế do khả năng kiểm sốt mức nỗ lực mà "nơng trang cơng nghiệp" cung cấp chắc chắn đã không vượt quá sự hiểu biết của các nhà kế hoạch Soviet. Trong các ngành cơng nghiệp trong đó giám sát chặt chẽ có thể được thiết lập, và ở nơi có ít cơ hội cho thay đổi chất lượng, các nền kinh tế xã hội chủ nghĩa đã đạt thành cơng nào đó. Tuy nhiên, trong nhiều ngành kinh tế hiện đại, trong ngành dịch vụ như lập trình máy tính, những kĩ thuật (giám sát) này chẳng có ích mấy.
Sự bình đẳng
Một khía cạnh thiết yếu của bất kể cơ cấu khuyến khích nào là lương phải phụ thuộc vào thành tích (bất kể được đo ra sao). Với lương thay đổi có dư cơ hội cho bất bình đẳng. Cam kết hệ tư tưởng của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa cho bình đẳng đã loại trừ việc thiết lập các cơ cấu khuyến khích hữu hiệu.
Các cơ chế kiểm sốt chính trị
Trong khi cái được coi như các khuyến khích kinh tế qui ước như vậy là hạn chế, đã có các cơ chế kiểm soát khác. Hệ thống đảng cung cấp một cơ cấu thưởng, đồng thời, một cơ chế kiểm soát.
Trong các chương trước tôi đã lưu ý rằng trong nhiều cơng ti lớn, các khuyến khích kinh tế trực tiếp đóng một vai trò hạn chế. Các hãng cố làm cho người lao động "đồng nhất" với chúng. Cũng thế trong những ngày đầu của Cách mạng người lao động đồng nhất với nó, và các khuyến khích kinh tế đã ít quan trọng. Đồng thời, qui tắc lao động từ thời đầu cách mạng vẫn duy trì. Nhưng với thời gian trơi đi, sự nhiệt tình xã hội nhạt phai, và các qui tắc lao động được thiết lập những ngày đầu cách mạng càng ngày càng khơng thích hợp. Các hệ quả của thiếu các khuyến khích kinh tế trực tiếp trở nên rõ rệt hơn.
Các khuyến khích được hướng sai đi
Tơi đã nói trước đây rằng vấn đề khơng phải là khơng có các khuyến khích trong hệ thống xã hội chủ nghĩa- đã có- mà là nhiều khuyến khích được hướng sai đi. Điều này đã đúng cả ở mức cá nhân lẫn mức định chế.
Chúng ta đã gặp một số thí dụ này rồi. Hệ thống tạo khuyến khích để sản xuất sản phẩm chất lượng thấp ở mức có thể cho qua được. Bởi vì các hãng chẳng bao giờ chắc chắn về giao đầu vào đủ hay đúng thời hạn, và bởi vì chúng khơng đối mặt với sự thay đổi lãi suất, chúng có khuyến khích để tồn trữ tất cả đầu vào dư thừa.
hãng thiếu đầu vào nào đó, nhưng kiểm sốt được đầu ra khan hiếm của nó, có khuyến khích để ưu đãi đầu ra của nó cho nhà quản lí của một hãng có thể cung cấp cho nó thêm đầu vào.
Hệ thống chính trị, trong khi hoạt động như cái thay thế một phần cho các khuyến khích kinh tế, đồng thời góp phần vào vấn đề khuyến khích bị hướng lệch đi: Việc cất nhắc ít liên quan đến thành tích kinh tế bằng các tiêu chuẩn chính trị, và điều này có các hệ quả tự nhiên lên khuyến khích và ứng xử.
Các vấn đề chọn lọc
Các nhà kinh tế học xã hội chủ nghĩa- giống như nhiều kinh tế gia ở Phương Tây trong thời kì đó - đã dùng cái tôi gọi là cách tiếp cận kĩ thuật cho kinh tế học. Như Paul Samuelson đã thử gợi ý trong cuốn sách Foundations of Economic Analysis của mình, kinh tế học chỉ là vấn đề tối đa hố có ràng buộc. Chúng ta đã thấy điều này được phản ánh ra sao trong quan điểm liên quan đến ra quyết định: Tất cả cái mà nhà quản lí phải làm là tìm trong sách về kế hoạch đúng trang tương ứng với các giá yếu tố quan sát được.
Căn cứ vào việc ra quyết định hạn chế đến thế, chất lượng của quyết định chẳng mấy thích đáng. Vì thế vấn đề ai phải là người ra quyết định, và quan trọng hơn, ra quyết định thế nào về việc ai phải là nhà ra quyết định, đã không nổi bật lên. Thật vậy, trong sách giáo khoa kinh điển của Samuelson, vấn đề ai ra quyết định hoặc các quyết định phải được đưa ra thế nào thậm chí đã khơng nằm trong danh sách chuẩn của các vấn đề cơ bản của kinh tế học. Mặc dù những người ra quyết định ở các nền kinh tế xã hội chủ nghĩa đã chú ý hơn đến các vấn đề này, họ đã chẳng có thơng tin lẫn khuyến khích để ra những quyết định tốt.
Thông tin về công nghệ - bản chất của matrix đầu vào/đầu ra- có thể, như tơi đã gợi ý, nhận được một cách dễ dàng bởi các nhà chức trách tập trung. Nhưng thơng tin về các cá nhân thì khơng thể. Khơng có một con số duy nhất mơ tả một cá nhân sẽ thực hiện một việc cụ thể tốt ra sao, mà những người trong các đơn vị sản xuất có thể truyền đạt lên cho các nhà chức trách trung ương, và trên cơ sở đó họ có thể đưa ra một quyết định có cơ sở. Có một vector phức hợp về các đặc tính những cái xác định liệu một cá nhân có thành cơng trong một cơng việc cụ thể hay khơng; các đặc trưng có thể thực ra phụ thuộc vào vector phức hợp của các đặc tính của các cá nhân khác mà cá nhân đó tương tác với. Đó là lí do vì sao ngay trong các tổ chức có mức độ tập trung hố khá cao, các quyết định cá nhân thường được đưa ra theo cách khá phi tập trung.
Hệ thống kế toán và giá
Trong các chương trước tôi đã lưu ý đi lưu ý lại rằng nền kinh tế thị trường có một tập khơng đầy đủ của giá cả và rằng giá không hoạt động theo cách thần diệu như đơi khi lí thuyết tân cổ điển đã gợi ý. Nhưng dù cho hệ thống giá có thể khơng hồn hảo, nó thực hiện hàng loạt vai trị quan trọng. Trong các vai trị này có cơ sở cho một hệ thống kế toán. Nếu chúng ta nghĩ về nền kinh tế như một cuộc thi đấu, giá cả và lợi nhuận tạo cơ sở cho việc nói ai thắng trong cuộc chơi. Giá cả như thế tạo cơ sở cho một cơ cấu khuyến khích và một cơ chế chọn lọc.
Trong các nền kinh tế xã hội chủ nghĩa giá cả được định theo cách khá tuỳ tiện, kết quả là các số liệu lợi nhuận về cơ bản khơng có ý nghĩa. Hệ tư tưởng cấm đốn sử dụng lãi suất (dù những cái thay thế, sử dụng thuật ngữ khác, có được dùng). Nếu giả như đây là vấn đề duy nhất, thì có thể có một hệ thống kế tốn tồi, nhưng vẫn có thể được dùng để biết chắc ai làm tốt theo một hệ thống tính điểm riêng biệt.
Tất nhiên, vấn đề căn bản hơn là chính phủ cố kiểm sốt trực tiếp ứng xử doanh nghiệp: Nó qui định các đầu vào và đầu ra. Hệ thống kế tốn là đơn giản: Có hồn thành chỉ tiêu khơng? Các hãng có khuyến khích để khơng vượt chỉ tiêu (một thí dụ khác về các sơ đồ khuyến khích lệch lạc), [3] bởi vì chỉ tiêu có thể được tăng lên nếu các hãng vượt chỉ tiêu của mình.
Chúng ta đã thấy những cách khác mà hệ thống kế tốn làm trệch các khuyến khích, như khuyến khích để giữ tồn trữ dư, vì khơng có chi phí vốn cho tồn kho. Các vật tư tồn trữ giúp hoàn thành chỉ tiêu trong