phân bổ phi giá cả trong nội bộ các nền kinh tế thị trường
Hệt như mơ hình chủ nghĩa xã hội thị trường đã đánh giá thấp tầm quan trọng của các vấn đề khuyến khích, nó đánh giá q đáng vai trị của giá cả và đánh giá thấp các khó khăn để làm cho hệ thống giá hoạt động. Tất nhiên, không ngạc nhiên là Lange, Lerner, và Taylor cũng nhấn mạnh vai trò của giá cả trong phân bổ nguồn lực. Họ đặt cơ sở cho những nghiên cứu của mình trên hệ thuyết truyền thống, lập luận cho vai trò hàng đầu của giá cả trong phân bổ nguồn lực, với giá xác định để cầu bằng cung. Họ khác với mơ hình truyền thống chỉ ở quan điểm của họ về các q trình theo đó giá cả được xác định. Thay cho dựa vào các lực lượng thị trường, hoặc một nhà đấu giá huyền thoại kiểu Walras, để làm cân bằng cầu với cung, họ đã muốn dựa vào bàn tay hữu hình của chính phủ. Nhưng giá cả trong hai lí thuyết thực hiện chính xác cùng một vai trị.
Chương này chia ra làm năm đoạn. Trong đoạn một, tôi giải thích vì sao giá cả khơng chỉ khơng mà khơng thể hoạt động theo cách mà mơ hình chuẩn giả định. Sau đó tơi tiếp tục lập luận rằng thực ra giá cả làm nhiều hơn (và ít hơn) hình dung của hệ thuyết truyền thống; tức là, mơ hình chuẩn khơng những đánh giá quá đáng vai trị của giá trong tạo ra các tín hiệu liên quan đến sự khan hiếm kinh tế, mà còn đánh giá thấp vai trò của giá trong thực hiện một số chức năng quan trọng khác, những chức năng nảy sinh khi thơng tin là khơng hồn hảo. Điều này dẫn đến việc thảo luận rộng về vai trò của các cơ chế phi giá cả trong phân bổ nguồn lực. Các vấn đề gắn với phân bổ vốn cho một cơ hội tuyệt vời để hiểu những nguyên nhân và các hậu quả của những hạn chế của cơ chế giá, và vai trò của các cơ chế lựa chọn khả dĩ khác cho phân bổ nguồn lực. Như vậy trong nửa cuối của chương tôi quay sang thảo luận chi tiết về thị trường vốn. Tôi kết thúc bằng cách trở lại chủ đề trung tâm của mình: những ngụ ý của các bài học này cho chủ nghĩa xã hội thị trường.
Vì sao giá khơng thể hoạt động theo cách mơ hình chuẩn giả định
Các vấn đề cơ bản với mơ hình "giá" nảy sinh từ tính phức tạp của khơng gian hàng hố và các chi phí quan sát vơ số khác biệt giữa các mặt hàng.
Tính phức tạp của khơng gian hàng hố
Trong các thí dụ mà chúng ta dạy sinh viên, chúng ta nói về táo, cam, và lúa mì. Nhưng bất kể nơng dân nào có thể nói cho bạn rằng khơng có cái gọi là giá táo. Giá phụ thuộc vào loại táo, độ tươi của nó (và hàng loạt các đặc trưng chất lượng khác), vào địa điểm, và vào thời điểm trong năm. Các mặt hàng cơng nghiệp thậm chí cịn phức tạp hơn, có số lượng lớn các thuộc tính liên quan. [1]
Một thí dụ về tính phức tạp của khơng gian sản phẩm được Bộ Quốc phịng Mĩ cung cấp gần đây, khi nó đưa ra để đấu thầu áo thun trắng, ngắn tay, bình thường, loại mặt hàng có thể mua được ở bất kể hiệu áo quần nào với giá vài đôla. Đặc tả chi tiết kĩ thuật chiếm ba mươi trang in chữ nhỏ. Ngay cả khi đó tơi nghi là sản phẩm đã được mơ tả chưa hồn hảo. Tất nhiên hầu hết những người tiêu dùng khơng diễn tả hồn toàn cái mà họ mua khi họ mua một áo ngắn tay - gợi ý rằng có sự khác biệt căn bản giữa cách mà các thị trường thực hoạt động và cách mà mơ hình thị trường xã hội chủ nghĩa hình dung chúng phải hoạt động ra sao.
Các nhà lập kế hoạch khơng thể định một tập đủ của các giá
Tính phức tạp của khơng gian mặt hàng có hai hệ quả cơ bản. Thứ nhất, hầu như là không thể đối với nhà lập kế hoạch trung ương để định giá, hoặc để định giá theo cách phản ánh thoả đáng sự đa dạng này của các đặc trưng và để có kết quả là các sản phẩm có đúng các đặc trưng được sản xuất. Thí dụ, phải có giá cho mỗi mức chất lượng (một thang liên tục) và mỗi mức chất lượng lại phải được mơ tả chính xác. Vì mỗi mặt hàng có nhiều chiều, ngay cả nếu chỉ có số lượng hạn chế các đặc tả trong mỗi chiều, toàn bộ số chiều của khơng gian hàng hố là khổng lồ. (Nghĩ về một mặt hàng có mười đặc trưng, như màu, độ bền, chiều dài, độ rộng, v.v. Nếu mỗi chiều có thể lấy 10 giá trị, thì số chiều của khơng gian giá cho mặt hàng duy nhất này sẽ là 10 tỉ!)
Những hậu quả của việc không mô tả đầy đủ các mặt hàng
Các nền kinh tế xã hội chủ nghĩa thị trường (và các cơ quan mua sắm của chính phủ trong các nền kinh tế thị trường) đã học một cách nhọc nhằn về cái gì sẽ xảy ra khi sản phẩm khơng được mơ tả đầy đủ. Nếu giá được đưa ra cho "đinh", đinh ngắn làm bằng vật liệu rẻ sẽ được sản xuất. Nếu độ dài của đinh được qui
định, cịn độ dày thì khơng, những chiếc đinh q mảnh sẽ được sản xuất. Nếu độ dài và độ dày được qui định, nhà sản xuất vẫn có thể làm đinh từ vật liệu rẻ, làm cho đinh rất dễ gãy. Đối với các mặt hàng phức tạp hơn, dẫu cho có bao nhiêu đặc trưng được qui định, vẫn còn cơ hội cho sự tuỳ ý, và đặc biệt, việc cắt chi phí ảnh hưởng xấu đến việc mặt hàng thực hiện tốt nhiệm vụ được dự kiến ra sao.
Các chi phí của mơ tả đầy đủ các mặt hàng
Nhưng các vấn đề vượt quá sự thực, là vô cùng tốn kém để cung cấp đặc tả đầy đủ của các mặt hàng rất phức tạp, như giai thoại về áo thun ngắn tay ở trên minh hoạ. Nếu tất cả đầu vào (vật liệu, v.v.) được mô tả đầy đủ - thí dụ, vật liệu nào mà đinh phải bao gồm - nó ngăn các cơ hội tìm các vật liệu khả dĩ khác thoả mãn nhu cầu của người dùng tốt như thế hoặc tốt hơn nhưng lại rẻ hơn. Nếu giả như chỉ có các tính năng của đinh được qui định, thì có thể là vấn đề phán xét liệu các "đặc trưng" ấy được thoả mãn. Ngay cả khi đó vẫn cịn vấn đề đánh đổi: Một số vật liệu có thể vượt tiêu chuẩn ban đầu trong đặc trưng nào đó, và kém trong đặc trưng khác. Nhà sản xuất nhận được giá nào cho một sản phẩm như thế? Chủ nghĩa xã hội thị trường khơng cho câu trả lời nào khác, ngồi u cầu nhà lập kế hoạch cung cấp một tập đầy đủ của các giá (một nhiệm vụ khơng thể làm được).
Mơ hình xã hội chủ nghĩa thị trường - và mơ hình tân cổ điển - cả hai đều không nhận ra tầm quan trọng của giao tiếp giữa các nhà sản xuất và những người sử dụng các sản phẩm được sản xuất. Thơng điệp trung tâm của các mơ hình đó, rằng truyền thơng giữa các nhà sản xuất và những người tiêu dùng có thể giới hạn ở các tín hiệu giá, là sai căn bản.
Quá trình sản xuất thường là một quá trình "đàm phán" hơn là "chấp nhận giá". Các hãng thương lượng thời gian giao hàng, các đặc trưng của sản phẩm, cũng như giá. Thông tin (về nhu cầu của những người mua, các khả năng công nghệ của những người bán) được truyền đạt trong q trình này. Giá có đóng vai trị quan trọng trong sự tương tác này. Một phát biểu định tính, "sẽ khó sản xuất loại đinh làm cái việc mà anh muốn nó làm", sẽ trở thành một phát biểu định lượng, "tơi có thể làm loại đinh đó, nhưng giá của đinh sẽ là 1,23 đơla một chiếc".
Cạnh tranh khơng hồn hảo
Một hậu quả khác nữa của tính phong phú và tính phức tạp của khơng gian sản phẩm, mà tôi đã lưu ý trong các chương trước, rằng các thị trường cạnh tranh thường xun - có lẽ tơi phải nói ln ln - là cạnh tranh khơng hoàn hảo. Các sản phẩm được sản xuất bởi một hãng thường khác đôi chút, trong một hoặc nhiều đặc trưng, với các sản phẩm tương tự được sản xuất bởi các hãng khác. Chắc hẳn, có cạnh tranh: Người mua sẽ kiểm tra với các nhà sản xuất khác, để xem nếu họ có làm ra sản phẩm thoả mãn tốt hơn nhu cầu của mình với chi phí thấp hơn. Nhưng đây khơng phải là cạnh tranh hồn hảo; nó khơng phải là loại cạnh tranh được mơ tả bởi mơ hình Arrow-Debreu hoặc những mơ hình mở rộng của nó. [2]
Thơng tin khơng hồn hảo và tốn kém
Tính phức tạp của khơng gian hàng hố, bản thân nó là đủ để giải thích vì sao mơ hình giá là khơng thoả đáng, khơng phải là lí do duy nhất cho sự thất bại của nó. Một giải thích thứ hai [3] liên quan đến các chi phí quan sát những sự khác biệt trong hàng hoá; tức là, ngay cả nếu giả như chúng ta có thể định rõ tất cả các đặc trưng quan trọng mà khơng tốn chi phí, xác định liệu một món có hoặc khơng có các đặc trưng ấy là tốn kém. Trong tình huống như vậy giá có thể phản ánh chất lượng trung bình của cái mà ta thực ra nhận được trong một giao dịch thị trường. Ở chỗ khác tơi đã giải thích chi tiết các ngun nhân và những hậu quả của sự phụ thuộc của chất lượng vào giá (Stiglitz 1987b).
Huỷ bỏ qui luật cung cầu
Có lẽ hệ quả quan trọng nhất là "huỷ bỏ qui luật về cung và cầu". Khi chất lượng của lao động phụ thuộc vào tiền lương được trả, hoặc "chất lượng của món vay" (khả năng khoản vay sẽ được hồn trả) phụ thuộc vào lãi suất được tính, thì cân bằng thị trường (cạnh tranh) có thể được đặc trưng bởi phân phối theo khẩu phần (rationing) - cầu khơng bằng cung. Điều này có thể cung cấp một phần giải thích về hiện tượng phổ biến của thất nghiệp trong thị trường lao động và phân phối tín dụng trong thị trường vốn. Mặc dù có dư cung lao động, các hãng khơng cắt giảm lương, vì làm thế có thể giảm chất lượng lao động, với kết quả giảm lợi nhuận. Cũng theo cách đó, có thể có phân phối tín dụng khi những người cho vay khơng tăng lãi suất bất chấp có dư cầu tín dụng, vì làm thế sẽ ảnh hưởng xấu đến xác suất khơng trả được nợ.
Vai trị của giá cả
Trong đoạn trước Tơi đã giải thích vì sao giá khơng thể hoạt động theo cách được giả định bởi mơ hình chuẩn, vì sao, thực ra, khơng thể có tập đầy đủ của các giá được hình dung bởi mơ hình Arrow-Debreu. Nhưng làm như vậy, tơi đã chứng tỏ rằng giá làm nhiều hơn -ít hơn- so với hình dung của hệ thuyết truyền thống. Điều này có bốn khía cạnh cần nhấn mạnh:
Thứ nhất, có một tập quan trọng của các chức năng kinh tế, sàng lọc và cung cấp các khuyến khích, những cái hầu như bị bỏ qua hoàn toàn khỏi hệ thuyết truyền thống.
Thứ hai, khi các thị trường không cân bằng (clear), hoặc tổng quát hơn, khi có các vấn đề chọn lọc, khuyến khích, và thơng tin khơng hồn hảo, các cơ chế phi giá cả thường được sử dụng để giúp phân bổ
nguồn lực.
Thứ ba, khi các thị trường không cân bằng (clear), giá cả khơng nhất thiết truyền đạt loại tín hiệu liên quan đến tính khan hiếm, điều được cho là điểm thâm th chính của mơ hình Arrow-Debreu (và mơ hình xã hội chủ nghĩa thị trường dựa trên những khái niệm giống hệt nhau). Với lương được định bởi tính hiệu quả của những cân nhắc lương (thí dụ, đảm bảo rằng các nhân viên khơng trốn việc), lương có thể cao hơn nhiều chi phí cơ hội của lao động. Thơng tin về khan hiếm có thể được truyền đạt theo cách khác với cách thông qua giá cả; các hãng phản ứng lại các tín hiệu, thí dụ, như "các đơn hàng" và "thay đổi về kho hàng". Thứ tư, trong khi giá cả (lương, lãi suất) khơng cịn thực hiện (ít nhất một cách hồn hảo) vai trị của chúng trong truyền đạt thông tin về sự khan hiếm, chúng thực hiện các chức năng kinh tế khác: Chúng tác động đến chất lượng của cái được mua bán trên thị trường.
Phải nhấn mạnh rằng một "nhà lập kế hoạch xã hội" định giá cả tối ưu sẽ khơng, nhìn chung, định chúng sao cho cầu bằng cung mà sẽ nhận thấy tác động lên chất lượng - cả các tác động chọn lọc và khuyến khích của giá cả. Tất nhiên, điều này có nghĩa rằng các yêu cầu thông tin đặt lên vai nhà lập kế hoạch trung ương là lớn hơn nhiều so với trong hệ thuyết xã hội chủ nghĩa thị trường chuẩn, nơi truyền thông giữa nhà lập kế hoạch, các hãng, và người tiêu dùng có thể là khá hạn chế: Các hãng đơn giản truyền đạt họ sẵn lòng sản xuất bao nhiêu ở mỗi mức giá mà nhà lập kế hoạch đưa ra, và những người tiêu dùng truyền đạt họ muốn mua bao nhiêu với mỗi mức giá. Bây giờ, nhà lập kế hoạch phải thu thập thông tin về chất lượng của các thứ cần sản xuất/bán ở các giá khác nhau và về đánh giá của người tiêu dùng về các phẩm chất ấy. Nhà lập kế hoạch có thể, nhìn chung, định các giá ở mức khác với mức làm cân bằng thị trường (market clearing), mặc dù không phải ở mức mà chúng được định trong một nền kinh tế thị trường.
Các cơ chế phi giá cả trong phân bổ nguồn lực
Tầm quan trọng của các cơ chế phi giá cả trong phân bổ nguồn lực có thể thấy theo hai cách khác nhau. Thứ nhất, một phần lớn của tất cả các sản phẩm xảy ra trong nội bộ các hãng, bên trong khung cảnh mà ở đó chỉ dựa vào giá một cách hạn chế. GM lớn hơn nhiều nước. Trong khi một thảo luận đầy đủ về cái gì xác định ranh giới của các hãng, sản xuất nào xảy ra bên trong các hãng, sẽ dẫn tôi vượt quá phạm vi của cuốn sách này, điểm quan trọng mà tôi muốn nhấn mạnh là nhiều hoạt động kinh tế không bị chi phối bởi các quan hệ giá cả, trừ một cách gián tiếp.
Phân bổ vốn cung cấp thí dụ quan trọng thứ hai. Vốn không được phân bổ bởi một thị trường đấu giá, với những người muốn đặt giá cao nhất nhận được vốn. Lí do là hiển nhiên: Đấu thầu mua (vay) là một lời hứa trả lại một khoản tiền nhất định trong tương lai, và lời hứa có thể khơng được thực hiện. Trong phân bổ vốn, quan trọng là phải biết không chỉ cái mà người dùng "hứa" mà thực sự cái gì chắc sẽ được trả. Một dải rộng các định chế tài chính được sinh ra để làm chính điều đó. Các ngân hàng "phân bổ" vốn, nhưng họ không đơn thuần dựa vào cơ chế giá (lãi suất). Những người nói họ sẵn lịng trả lãi suất cao nhất có thể thực ra khơng phải là những người mà lãi kì vọng - tính đến xác suất rằng lời hứa không được thực hiện - là cao nhất.
Các hợp đồng và danh tiếng
Sự thực rằng hệ thống giá là hạn chế hàm ý rằng các mối quan hệ kinh tế thường xuyên được chi phối bởi cả các hợp đồng lẫn danh tiếng, các nhân tố hoàn toàn bị bỏ qua trong cả mơ hình Arrow-Debreu lẫn trong các mơ hình về chủ nghĩa xã hội thị trường, cả hai chỉ tập trung riêng vào giá cả. Tầm quan trọng của các hợp đồng và danh tiếng có thể thấy trong hầu như mọi thị trường mà chúng ta nhờ cậy. Những người tiêu dùng, thí dụ, dựa vào danh tiếng rất nhiều trong lựa chọn sản phẩm. Trong thí dụ trước đây của chúng ta về người tiêu dùng mua áo thun ngắn tay, chúng ta đã nhắc tới rằng người tiêu dùng điển hình chẳng cần trình bày đầy đủ cái được mua. Nếu khơng thích sản phẩm - nếu nó khơng bền như người bán nói - thì sản phẩm đơn giản khơng được mua một lần nữa. Người mua (và nhà sản xuất) dựa vào danh tiếng. Bằng cách