So sánh tỷ lệ nhiễm vi sinh vật của các mẫu phân chim yến trên các đảo

Một phần của tài liệu bước đầu khảo sát sự hiện diện của một số vi sinh vật có trong nguồn phân chim yến (aerodramus fuciphagus) tại các đảo yến thuộc tỉnh khánh hòa (Trang 57 - 60)

yến thuộc tỉnh Khánh Hòa

Tỷ lệ nhiễm vi sinh vật của chim yến được khảo sát theo từng đảo và được thể hiện ở bảng 3.4. Từ bảng so sánh trên ta thấy về mặt thống kê tỷ lệ nhiễm vi sinh vật ở hai đảo không có sự khác biệt (Pvalue > 0,05). Tuy nhiên, lượng mẫu thu được còn hạn chế (đảo A6 thu 10 mẫu, đảo A1 thu 20 mẫu) và số lượng mẫu của hai địa điểm là khác nhau nên độ tin cậy chưa cao.

Bảng 3.4: Tỷ lệ nhiễm vi sinh vật của các mẫu phân chim yến trên các đảo yến thuộc tỉnh Khánh Hòa Vi khuẩn Đảo A6 - Hòn Mun (n = 10) Đảo A1 - Hòn Ngoại (n = 20) P value Số mẫu dƣơng tính Tỷ lệ Số mẫu dƣơng tính Tỷ lệ Escherichia coli 3 30% 5 25% > 0,05 Salmonella 0 0% 1 5% > 0,05 Vibrio 0 0% 1 5% > 0,05 Citrobacter spp. 0 0% 3 15% > 0,05 Enterobacter spp. 1 10% 3 15% > 0,05 Klebsiella spp. 0 0% 6 30% > 0,05 Proteus penneri 0 0% 1 5% > 0,05 Providencia rettgeri 0 0% 1 5% > 0,05 Serratia spp. 3 30% 0 0% < 0,05 Nấm mốc 2 20% 13 65% < 0,05 Nấm men 2 20% 7 35% > 0,05 Tổng số mẫu 7 70% 17 85% > 0,05

Tuy nhiên số loài vi sinh vật nhiễm trên chim yến ở đảo A1 cao hơn so với chim yến ở đảo A6. Đảo A1 (Hòn Ngoại) là đảo mà chim yến sinh sống đông nhất với mật độ tổ dày đặc nhất và cho sản lượng tổ cao nhất trên địa bàn tỉnh Khánh

Hòa. Hang Trống (thuộc đảo A1) là hang có sản lượng tổ lên đến 79 579 tổ/năm, diện tích làm tổ 696m2

(Phach và cs, 2002). Mật độ sinh sống đông đúc của chim yến trên đảo A1 có thể là nguyên nhân khiến số loài vi sinh vật nhiễm trên chim yến của đảo A1 cao hơn so với đảo A6. Thêm vào đó, đảo A1(hòn Ngoại) có vị trí rất gần đảo A2 (hòn Nội) - đảo du lịch cho khách tham quan. Các nguồn vi sinh vật gây bệnh có thể lây nhiễm từ người sang chim từ những vị khách du lịch này. Đó có là thể hai nguyên nhân khiến chim yến ở đảo A1 có tỷ lệ nhiễm vi sinh vật cao hơn và số loài vi sinh vật nhiễm cũng nhiều hơn chim yến ở đảo A6. Ngoài ra, thời gian thu mẫu ở đảo A1 là vào trung tuần tháng 5, là thời kỳ đang trong mùa sinh sản của chim yến. Trong thời gian này hệ miễn dịch của chim bị suy giảm .Đó có thể là điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển.

4 CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1 Kết luận

Từ những kết quả nghiên cứu ở trên cho phép rút ra một số kết luận:

1) Qua khảo sát, đề tài đã chọn được điều kiện vận chuyển tối ưu cho mẫu phân chim yến: ống falcon 15ml chứa 7ml môi trường Cary - Bair bảo quản ở nhiệt độ 4°C. Vi sinh vật mục tiêu có thể phát hiện trong vòng 15 ngày.

2) Phát hiện trong nguồn phân chim yến Aerodramus fuciphagus trong khu vực các đảo ở tỉnh Khánh Hòa có: Escherichia coli (26,7%), Salmonella enterica

subsp. arizonae (3,3%), Vibrio parahaemolyticus (3,3%), nấm mốc (50%), nấm men (30%).

3) Phân lập được 28 chủng vi sinh vật và tiến hành định danh bằng 3 phương pháp: sử dụng khóa phân loại Bergey, sử dụng Kit API 20E và kết hợp với sử dụng phần mềm ABIS. Với phương pháp sử dung khóa phân loại Bergey, đã định danh tới tên loài được 22 loài và định danh tới tên chi 6 chủng. Với hai phương pháp sử dụng Kit API 20E và phần mềm ABIS, đã định danh tới tên loài 28 chủng.

4) Chưa khẳng định được có hay không sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm vi sinh vật giữa hai đảo A1 và A6

4.2 Kiến nghị

1) Tiếp tục triển khai nghiên cứu và khảo sát với số lượng mẫu lớn hơn để có độ tin cậy cao hơn.

2) Với điều kiện không cho phép nên chỉ tiến hành việc khảo sát trong thời gian ngắn từ tháng 2/2012 đến tháng 5/2012 (mùa khô). Nhưng thường mùa mưa mới là mùa phát triển của vi sinh vật gây bệnh trên chim hoang dã. Vì vậy nên tiếp tục triển khai nghiên cứu trong thời gian hai mùa (mùa mưa và mùa khô) để có kết luận chính xác hơn.

3) Quá trình khảo sát chỉ lấy mẫu ở 2 địa điểm nên chưa mang tính đại diện, nên chọn địa điểm lấy mẫu rộng khắp trên nhiều đảo để mẫu có tính đ ại diện.

4) Ngoài nhóm vi khuẩn Gram âm và vi nấm, nên tiếp tục triển khai nghiên cứu khảo sát sự hiện diện của nhóm vi khuẩn Gram dương và nhóm kỵ khí tuyệt đối trong nguồn phân chim yến.

Một phần của tài liệu bước đầu khảo sát sự hiện diện của một số vi sinh vật có trong nguồn phân chim yến (aerodramus fuciphagus) tại các đảo yến thuộc tỉnh khánh hòa (Trang 57 - 60)