Sự hiện diện của một số vi sinh vật có trong nguồn phân chim yến đảo

Một phần của tài liệu bước đầu khảo sát sự hiện diện của một số vi sinh vật có trong nguồn phân chim yến (aerodramus fuciphagus) tại các đảo yến thuộc tỉnh khánh hòa (Trang 48 - 57)

CHƢƠNG 3 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.2Sự hiện diện của một số vi sinh vật có trong nguồn phân chim yến đảo

Khánh Hòa

Kết quả phân lập và định danh vi sinh vật được từ các mẫu phân được thể hiện ở Bảng 3.2 và Bảng 3.3. Ngoài những vi sinh vật mục tiêu (E.coli, Samonella,

Vibrio, vi nấm), trong q trình thí nghiệm chúng tơi cịn tình cờ phân lập được một

số vi khuẩn khác như: Citrobacter spp., Enterobacter spp., Klebsiella spp., Proteus penneri, Providencia rettgeri, Serratia spp. Các vi khuẩn phân lập được đều là vi khuẩn Gram âm, hầu hết thuộc họ vi khuẩn đường ruột Enterobacteriaceae.

Khơng có sự khác biệt giữa các phương pháp định danh bằng API 20E và ABIS. Đối với định danh bằng sơ đồ định danh theo Bergey, do phịng thí nghiệm chưa đủ điều kiện để thực hiện thêm một số test nên 20% số chủng vi sinh vật chỉ mới định danh đến mức chi.

Về chỉ tiêu vi nấm, do một số yếu tố khách quan nên tơi chưa có điều kiện định danh mà chỉ tiến hành định tính sự có mặt của vi nấm (nấm men và nấm mốc) .

E.coli được phân lập từ các mẫu phân chim yến đảo với tỷ lệ cao nhất (26,7%) so với các vi khuẩn khác. E. coli là một trong những vi khuẩn thường gặp ở các loài chim hoang dã (Simpson, 2002). Theo một số bài báo khoa học, E. coli

được phân lập từ nhiều loài chim hoang dã như: chim gõ kiến

Parus atrocapillus với tỷ lệ 1% (Brittingham và cs, 1988), cò châu Phi Leptoptilos crumeniferus với tỷ lệ 14% (Nyakundi và Mwangi, 2011); các loài chim hoang dã ăn côn trùng trong nông trại Mỹ với tỷ lệ 38% (Rogers, 2006), các loài vẹt trong vườn thú Bangladesh với tỷ lệ 64,4% (Akhter và cs, 2010). Tỷ lệ E. coli trên mẫu phân chim yến nằm ở mức trung bình 26,7% so với các lồi chim hoang dã trên thế giới khác đã được công bố.

Các chủng E.coli được phân lập từ các mẫu phân chim yến đảo không phải

là chủng E.coli O157 - chủng độc và gây bệnh đường ruột, gây tiêu chảy nghiêm trọng và gây hư hại thận. Hơn 93% E.coli O157:H7 khơng có khả năng lên men Sorbitol (Leclercq và cs, 2001; Abbott và cs, 1994), nhưng các chủng E.coli được phân lập đều có khả năng lên men sorbitol.

Hình 3.1: Chủng E. coli phân lập trên môi trƣờng EMB

Samonella spp.

Sự có mặt của Samonella spp. trong các loài chim hoang dã khỏe mạnh thường thấp (Bigland và cs, 1962; Goodchild và Tucker, 1968). Ở một nghiên cứu

khác, trên đối tượng chim di cư về phía nam, chỉ tìm thấy chỉ có một mẫu dương tính với Salmonella trong số 2377 mẫu phân từ 110 loài (Hernandez và cs, 2003). Nghiên cứu trên cho thấy rằng các loài chim hoang dã có thể bị nhiễm

Salmonella sau khi tiếp xúc với con người, gia súc, gia cầm, môi trường bị ô nhiễm

hoặc sau khi nhặt rác trên bãi rác thải và bùn cặn nước thải; tuy nhiên không phải loài chim hoang dã nào sống trong môi trường như vậy là đều nhiễm

Salmonella (Murray, 2000; Tizard, 2004). Trong nghiên cứu này, Samonella enterica subsp. arizonae được phân lập từ các mẫu phân chim yến đảo với tỷ lệ

3,3%,. Chủng Salmonella enterica có hơn 2500 serotype trong đó có 3 serotypes gây bệnh quan trọng là Typhimurium, Enteritidis, and Typhi. Cả 3 serotype này đều thuộc Salmonella enterica subsp. enterica. Do vậy có thể xác định chủng

Salmonella từ nguồn phân chim yến đảo không thuộc 3 serotype gây bệnh nguy hiểm nêu trên. Tuy nhiên, Salmonella enterica subsp. arizonae được biết là có khả năng gây bệnh đường ruột dẫn đến tử vong trên các vật chủ nhạy cảm như trẻ sơ sinh (Mahajan và cs,2003). Việc phát hiện ra Salmonella trong phân chim yến đảo phần nào định hướng cho chúng ta tiếp tục nghiên cứu về nguồn thức ăn cũng như khả năng tiếp xúc của chim yến đảo với con người hoặc các đối tượng động vật khác.

Hình 3.2: Chủng Samonella enterica subsp. arizonae phân lập trên môi trƣờng XLD

Vibrio spp.

V. parahaemolyticus thường có mặt với tỷ lệ thấp trong nước biển, và

thường xuất hiện ở các loài chim biển vào mùa đông ở Nhật với tỷ lệ trên 50% (Miyasaka, 2006). Đối với các lồi chim hoang dã ăn cơn trùng, hiện vẫn chưa thấy báo cáo nào cơng bố về tình trạng nhiễm Vibrio. Vibrio parahaemolyticus được

phân lập từ các mẫu phân chim yến đảo với tỷ lệ 3,3%, đây được xem như con số trung gian giữa các số liệu từ các cơng trình nghiên cứu khác. Chim yến

Aerodramus fuciphagus sống trong các hang trên đảo giữa biển khơi, nên cơ hội tiếp xúc với mơi trường nước mặn có Vibrio cao hơn so với các loài chim hoang dã ở đất liền. Đây có thể là nguồn gây nhiễm Vibrio parahaemolyticus cho chim yến

đảo mặc dù chim yến khơng phải là lồi ăn hải sản. Ngoài ra, việc chim yến tiếp xúc với các hoạt động của con người và các động vật khác vẫn còn đang là câu hỏi cần được giải đáp bởi các nhà sinh thái học cũng như những chuyên viên của cơng ty Yến sào Khánh Hịa.

Hình 3.3: Chủng Vibrio parahaemolyticus phân lập trên môi trƣờng TCB S Một số vi khuẩn khác

Ngoài vi sinh vật mục tiêu, một số vi khuẩn khác tình cờ được phân lập:

Citrobacter spp., Enterobacter spp., Klebsiella spp., Proteus penneri, Providencia rettgeri, Serratia spp. Các vi khuẩn phân lập được đều là vi khuẩn Gram âm, đều (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thuộc họ vi khuẩn đường ruột Enterobacteriaceae. Hầu hết những vi khuẩn này đều là nguyên nhân chính gây ra nhiễm trùng cơ hội như: Citrobacter spp., Enterobacter spp., Klebsiella spp., Providencia rettgeri, Serratia spp. Tuy không

gây bệnh nguy hiểm cho chim yến và chỉ xuất hiện với tần số thấp (3,3 -13,3 %) nhưng trên các đối tượng có hệ miễn dịch suy giảm (chim non, chim già yếu, chim thời kỳ sinh sản) thì các vi khuẩn cơ hội này sẽ có điều kiện phát triển, gây bệnh và bùng phát thành dịch.

Vi nấm

Vi nấm xuất hiện trong phân chim yến đảo với tỷ lệ cao (nấm mốc: 50%, nấm men: 30%). Một trong những lý do giải thích cho tỷ lệ vi nấm trong phân cao như vậy có thể là từ nguồn thức ăn của chim yến. Hầu hết các lồi cơn trùng làm thức ăn chính cho chim yến đều là loài ăn ngũ cốc (bọ rầy, bọ cánh cứng, kiến…), các loại hạt ngũ cốc có thể nhiễm nấm men và nấm mốc trước đó. Nấm men và nấm mốc đều là những lồi có bào tử, có thể tồn tại rất lâu, và khi vào đường tiêu hoá của chim yến gặp điều kiện thuận lợi thì phát triển. Ngồi ra, một số vi nấm có thể là tác nhân gây bệnh trên chim và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Các hang ẩm ướt cũng là điều kiện để nấm có thể phát triển và phát tán.

Hình 3.4: Nấm men và nấm mốc đƣợc phân lập trên môi trƣờng SDA

Trên thực tế, các cơ quan y tế của các quốc gia Châu Âu và Nam Mỹ đều lo ngại về các lo ại nấm trong nguồn phân của chim bồ câu có thể ảnh hưởng đến sức

khỏe cộng đồng (Real Clear Science và New York Health). Nyakundi và Mwangi (2012) đã phân lập được trên phân của cò Châu Phi một số nấm mốc khác nhau

Aspergillus niger (24,73%), Penicillium spp (19,35%), Rhizopus spp. 18,28%, Fusarium spp. (7,53%) và Mucor spp. (3,23%).

Vì một số yếu tố khách quan nên tơi chưa có điều kiện định danh các chủng vi nấm phân lập nên khơng thế đưa ra nhận xét gì về tính gây bệnh của các chúng.

Bảng 3.2: Kết quả định danh theo ba phƣơng pháp

Tên chủng

Định danh bằng khóa phân loại Bergey

Phƣơng pháp sử dụng Kit API 20 E để định danh

Phƣơng pháp sử dụng phần mềm AB IS để đị nh danh

Kết luận

A6 - 1a Escherichia coli Escherichia coli (99.9%) Escherichia coli (98%) Escherichia coli

A6 - 3a Escherichia coli Escherichia coli (99.9%) Escherichia coli (98%) Escherichia coli

A6 - 3e Serratia marcescens

Serratia liquefaciens Serratia marcescens (96,9%) Serratia marcescens (95%)

Serratia marcescens

A6 - 4a Serratia odorifera Serratia odorifera (99,7%) Serratia odorifera (94%) Serratia odorifera

A6 - 7a Enterobacter sakazak ii Enterobacter sakazak ii (92,5%) Enterobacter sakazak ii (95%) Enterobacter sakazak ii

A6 - 7b Serratia marcescens

Serratia liquefaciens Serratia liquefaciens (95,5%) Serratia liquefaciens (91%) Serratia liquefaciens

A6 - 10a Escherichia coli Escherichia coli (99.9%) Escherichia coli (98%) Escherichia coli

A1 - 1a Klebsiella pneumoniae subsp.ozaenae Klebsiella pneumoniae subsp.ozaenae

(99,1%)

Klebsiella pneumoniae subsp.ozaenae

(96%) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Klebsiella pneumoniae subsp.ozaenae

A1 - 3a Escherichia coli Escherichia coli (99.9%) Escherichia coli (98%) Escherichia coli

A1 - 5a Klebsiella oxytoca Klebsiella oxytoca (94,7%) Klebsiella oxytoca (95%) Klebsiella oxytoca

A1 - 6a Klebsiella pneumoniae subsp.ozaenae Klebsiella pneumoniae subsp.ozaenae

(99,1%)

Klebsiella pneumoniae subsp.ozaenae

(96%)

Klebsiella pneumoniae subsp.ozaenae

A1 - 6b Escherichia coli Escherichia coli (99.9%) Escherichia coli (98%) Escherichia coli

A1 - 7a Klebsiella pneumoniae subsp.ozaenae Klebsiella pneumoniae subsp.ozaenae

(99,1%)

Klebsiella pneumoniae subsp.ozaenae

(96%)

Klebsiella pneumoniae subsp.ozaenae

Tên chủng

Định danh bằng khóa phân loại Bergey

Phƣơng pháp sử dụng Kit API 20 E để định danh Phƣơng pháp sử dụng phần mềm AB IS để đị nh danh Kết luận A1 - 7c Citrobacter freundii

Citrobacter braakii Citrobacter freundii (99.8%) Citrobacter freundii (98%) Citrobacter freundii

A1 - 7d Vibrio parahaemolyticus Vibrio parahaemolyticus (99% ) Vibrio parahaemolyticus (89%) Vibrio parahaemolyticus

A1 - 7e Providencia rettgeri

Providencia stuartii Providencia rettgeri (99%) Providencia rettgeri (95%) Providencia rettgeri

A1 - 9a Proteus penneri Proteus penneri (99,1%) Proteus penneri (98%) Proteus penneri

A1 - 11a Enterobacter sakazak ii Enterobacter sakazak ii (96,2%) Enterobacter sakazak ii (99%) Enterobacter sakazak ii

A1 - 12a Enterobacter cancerogenus Enterobacter cancerogenus (99,9%) Enterobacter cancerogenus (91%) Enterobacter cancerogenus

A1 - 13a Enterobacter cloacae Enterobacter cloacae (95,1%) Enterobacter cloacae (99%) Enterobacter cloacae

A1 - 14a Escherichia coli Escherichia coli (99.9%) Escherichia coli (98%) Escherichia coli

A1 - 15a Escherichia coli Escherichia coli (99.9%) Escherichia coli (98%) Escherichia coli

A1 - 17a

Citrobacter freundii

Citrobacter braakii Citrobacter braakii (99,9%) Citrobacter braakii (98%) Citrobacter braakii (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

A1 - 17b Klebsiella pneumoniae subsp.

pneumoniae Klebsiella pneumoniae (97,7%)

Klebsiella pneumoniae subsp. pneumoniae (99%)

Klebsiella pneumoniae subsp. pneumoniae

A1 - 17c Salmonella enterica

Salmonella bongori

Salmonella arizonae (99.7%) Salmonella enterica subsp. arizonae

(99%)

Salmonella enterica subsp. arizonae

A1 - 17d Citrobacter freundii

Citrobacter braakii

Citrobacter freundiii (99.8%) Citrobacter freundiii (98%) Citrobacter freundiii

Bảng 3.3: Kết quả phân lập và định danh một số vi sinh vật từ nguồn phân chim yến đảo Khánh Hịa

Vi khuẩn Mẫu dƣơng tính

Số lƣợng (n) Tỷ lệ

Escherichia coli 8 26,7%

Salmonella enterica subsp. arizonae 1 3,3%

Vibrio parahaemolyticus 1 3,3% Citrobacter spp. 3 10,0% Citrobacter braakii 1 3,3% Citrobacter freundii 2 6,7% Enterobacter spp. 4 13,3% Enterobacter cancaerogenus 1 3,3% Enterobacter cloacae 1 3,3% Enterobacter sakazakii 2 6,7% Klebsiella spp. 6 20,0% Klebsiella oxytoca 2 6,7%

Klebsiella pneumoniae subsp. ozaenae 3 10,0%

Klebsiella pneumoniae subsp. pneumoniae 1 3,3%

Proteus penneri 1 3,3% Providencia rettgeri 1 3,3% Serratia spp. 3 10,0% Serratia liquefaciens 1 3,3% Serratia marcescens 1 3,3% Serratia odorifera 1 3,3% Nấm mốc 15 50,0% Nấm men 9 30,0%

Một phần của tài liệu bước đầu khảo sát sự hiện diện của một số vi sinh vật có trong nguồn phân chim yến (aerodramus fuciphagus) tại các đảo yến thuộc tỉnh khánh hòa (Trang 48 - 57)