Lại nói Lã Bố từ kẻ làm cơng trở thành ơng chủ thì mau chóng lấy lại được phong độ ngày trước. Song được hai năm, Lã Bố cảm giác lo lắng mơ hồ. Dù đã làm ông chủ công ty Từ Châu, song Lã Bố vẫn thấy đụng đâu là trục trặc đó. Thầm ngạc nhiên, Lã Bố nói với Điêu Thuyền:
- Chẳng lẽ nhân viên công ty vẫn lưu luyến "chủ cũ" hay sao? Điêu Thuyền hỏi:
- Sao anh lại nói vậy? Lã Bố nói:
- Hồi công ty Từ Châu cịn trong tay Lưu Bị, dù gặp nhiều khó khăn nhưng cơng việc kinh doanh vẫn tiến triển. Nay trong tay anh, sao công ty thủng như cái sàng, chỗ nào cũng là lỗ thủng thế nhỉ?
Điêu Thuyền nói:
- Dù sao thì cũng chưa đến mức anh phải bi quan như vậy đâu! Lã Bố nói:
- Nhưng anh vẫn thật khơng hiểu. Cuối năm tới rồi, lương nhân viên chưa trả, thưởng cũng là khoản lớn cần chi, vậy mà tình hình tài chính khơng có gì khả quan. Em tìm Sái Văn Cơ, nhờ cơ ta nói với Tào Tháo mấy câu đi!
Điêu Thuyền hỏi: - Anh định vay tiền à?
- Năm hết tết đến, khơng vay tiền thì biết làm sao?
Đây chẳng phải lần đầu tiên Lã Bố vay tiền Tào Tháo, song tình hình cơng ty ngày càng bi đát. Nhờ thời gian qua làm ăn khấm khá nên Tào Tháo thường cho Lã Bố vay tiền và thành chủ nợ lớn nhất của Lã Bố. Lần này Tào Tháo sợ Lã Bố không trả được nợ nên rất do dự. Sái Văn Cơ gọi điện cho Điêu Thuyền:
- Xin lỗi bồ nhé, mình cố hết sức rồi. Lã Bố cuống cuồng như con ruồi mất đầu: - Muốn dồn anh vào đường chết hay sao?
Tục ngữ nói "hoạ vơ đơn chí". Lã Bố cảm thấy tuyệt vọng khơng chỉ vì nợ lương, mà cịn vì tương lai của cơng ty. Dù thị trường cạnh tranh cực kỳ khốc liệt nhưng người ta vẫn kiếm được lợi. Cịn cơng ty sở dĩ xuống dốc là bởi năng suất lao động không cao. Và sở dĩ năng suất lao động không cao bởi thiếu người tài.
Phẫn quá hoá buồn cười. Lã Bố nhăn nhó bao ngày, bỗng nhiên nhớ tới một câu chuyện cũ:
Thời Xuân Thu, có một người nước Việt trải chiếu bày tiệc mời khách. Gần tới trưa mà chỉ có mấy người đến. Anh ta lẩm bẩm: "Người nên tới lại không tới".
Nghe được mấy lời đó, có khách nghĩ bụng: "Người nên tới lại khơng tới, chẳng hố ra ta khơng nên tới? "Họ bèn đứng dậy cáo từ.
Anh chàng hối vì lỡ lời, vội rốt rít giải thích: "Khơng nên đi sao lại đi? "
Mấy người khách khác lại nghĩ bụng: "Không nên đi lại đi, xem ra ta mới nên đi!". Rồi họ lũ lượt chào mà về, duy có mỗi người bạn thân cịn ở lại.
Bạn thân trách: "Anh xem đấy, chỉ vì khơng biết đàng ăn nói mà khách khứa về hết". Anh chàng thanh minh: "Tơi có nói họ đâu. "
Nghe vậy, người bạn thân nổi cấu: "Khơng phải họ! Vậy là chỉ có tơi thơi!" Nói rồi thở dài bỏ đi.
Câu chuyện buồn cười nhưng lúc này thật hợp với tâm trạng Lã Bố. người tài trong cơng ty thật khó giữ, ví như Trần Đăng bỏ việc sang chỗ Tào Tháo, Hứa Tị, Vương Khải về với Viên Thuật, một số người lại tự mở cơng ty riêng. Cịn những người ở lại cơng ty, khơng ốm đau bệnh tật thì cũng bất tài vơ tướng. Vì thế câu "Nên đến lại khơng đến, khơng nên đi lại đi" chính tả thực nguồn lực con người của công ty. Tết càng đến gần. Một số nhân viên có năng lực thì trăn trở với bài toán: Nên đi hay ở? Số nhân viên bình thường vốn chỉ mong năm sau tiền thưởng được như năm trước cũng dị xét ý tứ ơng chủ: Có giữ được hay khơng?
Dưới tay Lã Bố giờ chỉ còn Trương Liêu là giỏi bán hàng, song Lã Bố biết, nếu anh ta muốn đi thì cũng khơng cách gì giữ được. Ngồi ra, chỉ cịn phó giám đốc thường trực Trần Cung là cịn lo lắng tới cơng ty. Tình hình cơng ty Từ Châu giờ đây khơng thể cứu vãn.
Lã Bố nghĩ mãi, lượng sức mình khơng thể làm gì, chỉ cịn cách xin Tào Tháo mua lại công ty Từ Châu