Tổng quan về hợp đồng xây dựng

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng xây dựng và thực tiễn trong hoạt động tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng hòa hợp (Trang 26 - 28)

Tại Việt Nam, những vấn đề liên quan đến hợp đồng nói chung và hợp đồng xây dựng nói riêng đều được quy định tại BLDS 2015, LTM 2005 và Luật xây dựng 2014 cùng với những văn bản thơng tư nghị định có liên quan.Những quy định về hợp đồng xây dựng luôn là những chế định quan trọng trong việc điều chỉnh quan hệ thương mại.

Hiện nay, trong xây dựng các bên sử dụng hợp đồng xây dựng như một phương tiện pháp lý nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình khi tham gia thị trường xây dựng. Những quy định về hợp đồng xây dựng hiện nay đã và đang tạo dựng nên một hành lang pháp lý thơng thống góp phần xây dựng vào một mơi trường cạnh tranh lành mạnh, trong sạch, tạo cơ hội thu hút đầu tư nước ngồi đổ vào Việt Nam ngày một nhiều hơn. Khơng những vậy, những chế định này cịn góp phần giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam với những đối thủ đến từ nước ngoài và tạo cơ hội cho những doanh nghiệp trong nước thâm nhập thị trường nước ngoài.

Đối với các doanh nghiệp hợp đồng xây dựng là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện các hoạt động xây dựng tới cho khách hàng. Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ khơng cung cấp dịch vụ của mình cho khách hàng nếu như khơng dựa trên một cam kết, điều kiện cụ thể nào đó để đảm bảo quyền lợi cho chính họ trong quan hệ thương mại này. Do đó hợp đồng xây dựng đóng vai trị như một cơng cụ pháp lý giúp trong đó chứa đựng sự thỏa thuận của các bên trong quan hệ cung ứng dịch vụ nhằm đảm bảo được quyền lợi cho cả bên cung ứng dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ. Chỉ khi các bên tham gia thống nhất về những thỏa thuận mà hai bên đã đề ra và cùng nhau kí kết vào hợp đồng thì hợp đồng đó mới có tính ràng buộc pháp lý đối với các bên. Để giao kết hợp đồng xây dựng sẽ bao gồm cả một quá trình đàm phán, thỏa thuận phức tạp liên quan đến nhiều điều khoản, vấn đề và rủi ro mà các bên phải tính tới để đảm bảo cho quyền lợi của mình. Quá trình đàm phán, thương thảo có thể tốn nhiều thời gian hoặc ít thời gian, phụ thuộc vào mức độ phức tạp của đối tượng hợp dồng, đối tượng của hợp đồng càng phức tạp thì càng phải cẩn trọng trong việc xem xét và đánh giá rủi ro.

Hợp đồng xây dựng cịn là q trình đấu tranh nhằm thay dổi hoặc thêm bớt những điều khoản, thỏa thuận cung cấp dịch vụ của mình. Trong quá trình hình thành và thực hiện hợp đồng, doanh nghiệp sẽ biết được rõ hơn quá trình xây dựng của mình

cần gì, các bên trong hợp đồng sẽ hiểu rõ hơn về sản phẩm mà mình nhận được từ đó tiến hành thay đổi những điều khoản trong hợp đồng để đạt được lợi ích lớn nhất và rủi ro thấp nhất cho các bên. Thực tiễn có thể thấy rằng, đa số các ngành xây dựng hiện nay đều khơng có một mẫu hợp đồng nào áp dụng cho tất cả các giao dịch, mà đa số chính các bên đầu tư tiến hành soạn thảo hợp đồng mẫu sử dụng cho việc giao thương với khách hàng, điều này trong một chừng mực nào đó đã cho phép các bên đầu tư tự tạo ra cho bản thân một luật lệ riêng để điều chỉnh quan hệ của mình với các đối tác, từ đó phần nào giúp các bên có thể tự lựa chọn được những đối tác phù hợp với nhu cầu của mình.

- Hoạt động xây dựng

Trong q I/2020, có 18,8% doanh nghiệp nhận định tình hình sản xuất kinh doanh tốt hơn, 33,7% đánh giá giữ ổn định và 47,5% cho rằng khó khăn hơn so với quý IV/2019[1]. Dự báo quý II/2020 có 18,3% doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh tốt hơn, 34,8% nhận định giữ ổn định và 46,9% đánh giá khó khăn hơn.

Theo hình thức sở hữu: Khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước khả quan hơn so với hai khu vực cịn lại, với 19,4% doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh quý I/2020 tốt hơn so với quý IV/2019[2], 33,9% nhận định hoạt động sản xuất kinh doanh giữ ổn định và 46,7% doanh nghiệp cho rằng hoạt động khó khăn hơn; khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (khu vực doanh nghiệp FDI) có 13,0% doanh nghiệp nhận định tốt hơn, có 31,9% giữ ổn định và 55,1% khó khăn hơn; khu vực doanh nghiệp nhà nước có 10,6% doanh nghiệp nhận định tình hình sản xuất kinh doanh tốt hơn, 34,1% giữ ổn định và 55,3% hoạt động kinh doanh khó khăn hơn.

Dự báo quý II/2020, khu vực doanh nghiệp ngồi nhà nước có 19,0% doanh nghiệp dự báo tình hình sản xuất kinh doanh tốt hơn, 34,5% doanh nghiệp giữ ổn định và 46,5% khó khăn hơn so với quý I/2020; tỷ lệ này của khu vực doanh nghiệp FDI là 12,1% tốt hơn, 38,1% giữ ổn định và 49,8% khó khăn hơn; khu vực doanh nghiệp nhà nước là 11,8% tốt hơn, 34,1% giữ ổn định và 54,1% khó khăn hơn.

Theo ngành hoạt động: Doanh nghiệp xây dựng nhà các loại đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh quý I/2020 so với quý IV/2019[3] với 19,5% đánh giá tốt hơn, 32,6% giữ ổn định và 47,9% khó khăn hơn; doanh nghiệp hoạt động xây dựng cơng trình kỹ thuật dân dụng có 19,1% nhận định tốt hơn, 35,7% giữ ổn định và 45,2% khó khăn hơn; doanh nghiệp hoạt động xây dựng chuyên dụng với 17,0% đánh giá tốt hơn,

32,9% giữ ổn định và 50,1% khó khăn hơn. Dự báo quý II/2020, doanh nghiệp xây dựng cơng trình kỹ thuật dân dụng nhận định khả quan hơn so với các ngành còn lại với 19,9% dự báo tốt hơn, 35,3% dự báo giữ ổn định và 44,8% khó khăn hơn; tỷ lệ này của doanh nghiệp xây dựng nhà các loại là 19,2% tốt hơn, 33,0% giữ ổn định và 47,8% khó khăn hơn; doanh nghiệp hoạt động xây dựng chuyên dụng có 14,3% tốt hơn, 37,4% giữ ổn định và 48,3% khó khăn hơn.

Hiện nay có rất nhiều hợp đồng xây dựng đã và đang được kí kết xong bên cạnh đó rất nhiều tranh chấp đã xảy ra trong hoạt động xây dựng về máy móc, thiết bị vật tư thi cơng cho đến an tồn lao động, bảo về môi trường và các vấn đề khác liên quan

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng xây dựng và thực tiễn trong hoạt động tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng hòa hợp (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(62 trang)
w